Hội nghị điều phối cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN lần thứ 11

Ngày 5/3 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Hội nghị điều phối Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (ASCCO) lần thứ 11. Hội nghị có sự tham dự của đại biểu 10 nước ASEAN, đại diện 18 cơ quan chuyên ngành, tổ chức của ASEAN liên quan đến triên khai Kế hoạch Tổng thể về Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) 2025, Uỷ ban Đại diện thường trực các nước ASEAN tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi dieu phoi cong dong chinh tri an ninh asean lan thu 11 Trung Quốc, ASEAN chứng kiến tiến triển suôn sẻ về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
hoi nghi dieu phoi cong dong chinh tri an ninh asean lan thu 11 Tiểu ban Nội dung thuộc Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 họp phiên đầu tiên

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại ASEAN, làm trưởng đoàn, cùng tham dự có đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Tư pháp.

hoi nghi dieu phoi cong dong chinh tri an ninh asean lan thu 11

Hội nghị điều phối Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (ASCCO) là hội nghị thường niên nhằm kiểm điểm tiến độ và trao đổi các phương hướng,biện pháp triển khai Kế hoạch Tổng thể về APSC 2025.

Hội nghị ghi nhận hợp tác chính trị - an ninh ASEANtrong năm qua đạt được nhiều tiến triển tích cực trên cả 4 lĩnh vực chính của Kế hoạch Tổng thể, với 258 trên 290 dòng hành động đã được triển khai và đạt tỷ lệ 89%.

Việc triển khai các hoạt động đã góp phần tăng cường nhận thức và đem lại kết quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, củng cố nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật và cơ sở tư pháp nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN trên cơ sở luật lệ, lấy người dân làm trung tâm.

Cụ thể, các nước ASEAN đã hoàn tất phê chuẩn và đưa Hiệp ước chống buôn bán người ASEAN vào thực hiện, thông qua Văn bản Hướng dẫn hỗ trợ lãnh sự cho người dân ASEAN khác ở các cơ quan đại diện ASEAN tại nước thứ ba, lập trang điện tử tư pháp ASEAN, thành lập làn nhập cảnh cho công dân ASEAN tại một số sân bay quốc tế...

ASEAN cũng đã triển khai được nhiều hoạt động hợp tác về chống khủng bố, buôn bán ma tuý, buôn người, bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân, an ninh mạng,hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, an toàn và an ninh biển... với việc thông qua các văn kiện như Nguyên tắc về Hướng dẫn ứng xử hàng hải và Quy tắc về tiếp xúc máy bay quân sự, Kế hoạch hành động về ngăn ngừa và chống tư tưởng và bạo lực cực đoan, các hình thức hợp tác tăng cường phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, cũng như các chương trình hỗ trợ và hợp tác với Trung tâm Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN (AHA) trong giải quyết vấn đề Rakhine.         

Quan hệ và hợp tác của ASEAN với các đối tác tiếp tụcđược tăng cường hiệu quả và mở rộng. Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và các cơ chế hợp tác khu vựctiếp tục được khẳng định và coi trọng. Tháng 11/2018, ASEAN đã nâng cấp quan hệ đối thoại ASEAN - Nga lên Đối tác Chiến lược, và nhất trí về nguyên tắc đối với việc đưa quan hệ ASEAN - EU lên Đối tác Chiến lược...

Hiện nay, nhiều nước bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ đối tác với ASEAN như: Bangladesh, Sri Lanka, Morocco, các Tiểu vương quốc Ả-rập, Chile và CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, hiện đã có 90 nước và tổ chức cử Đại sứ tại ASEAN, cũng như 54 Uỷ ban ASEAN tại nước thứ ba được thiết lập tại thủ đô các nước ngoài khu vực và những nơi có trụ sở các tổ chức quốc tế lớn. Các cơ chế và khuôn khổ hợp tác do ASEAN dẫn dắt như Cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN+1, ASEAN+3 với ba nước Đông Bắc Á, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM Cộng)...tiếp tục khẳng định giá trị và vai trò trong việc thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, đóng góp vào nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề cùng quan tâm vì hòa bình, ổn định và an ninh.

hoi nghi dieu phoi cong dong chinh tri an ninh asean lan thu 11
Toàn cảnh Hội nghị.

Hội nghị cũng ghi nhận những tiến triển tích cực trong đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Các nước cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Về phương hướng thời gian tới, Hội nghị nhất trí trên cơ sở kết quả và phân tích nguyên nhân cho các hạn chế, các nước thành viên cùng các cơ quan chuyên ngành cần tiếp tục nỗ lực tiếp tục triển khai hiệu quả tất cả các dòng hành động của Kế hoạch tổng thể APSC 2025, gia tăng tính kết nối giữa các trụ cột cộng đồng ASEAN. Hội nghị cũng nhấn mạnh việc cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, nhất là trong triển khai các vấn đề liên ngành, liên trụ cột. Hội nghị nhất trí sẽ tiếp tục thảo luận và xây dựng Quy chế hoạt động của Nhóm cơ quan chuyên ngành chủ trì các vấn đề liên ngành, và xây dựng khung đánh giá tác động và hiệu quả của việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể về cả lượng và chất.

Kế hoạch Tổng thể APSC 2025được thông qua ngày 21/11/2015 với mục tiêu xây dựng một Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN đến năm 2025 trên 4 lĩnh vực chính gồm: i) Một Cộng đồng dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; ii) Một khu vực hoà bình, an ninh và ổn định; iii) ASEAN giữ vai trò trung tâm trong một khu vực năng động và rộng mở hợp tác với bên ngoài; iv) Năng lực thể chế được tăng cường thông qua việc cải tiến bộ máy, phương thức hoạt động, nâng cao nhận thức người dân… Kế hoạch Tổng thể APSC 2025 là một trong bảy văn bản nòng cốt thuộc bộ văn kiện “ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước”.

hoi nghi dieu phoi cong dong chinh tri an ninh asean lan thu 11 Tiểu ban Nội dung thuộc Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 họp phiên đầu tiên

Sáng 1/3/2019, Tiểu ban Nội dung thuộc Ủy ban Quốc gia về Chuẩn bị và Thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 (Uỷ ...

hoi nghi dieu phoi cong dong chinh tri an ninh asean lan thu 11 Chủ tịch Kim và Tổng thống Trump 'được nhiều nhất' từ cuộc gặp Hà Nội

Sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai mà không có thỏa thuận nào được ký, Đại sứ Hoàng Anh ...

hoi nghi dieu phoi cong dong chinh tri an ninh asean lan thu 11 Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN

Ngày 28/2 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 10 Ủy ban hợp tác chung (JCC) ...

VA (từ Jakarta, Indonesia)

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều ...
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á bằng màn thi đấu với U23 Iraq ở tứ kết.
Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động