Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab lần thứ 32: Nhìn từ cơ hội và thách thức

H. Đức
Với chương trình nghị sự đầy tham vọng, Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab lần thứ 32 là một dấu mốc quan trọng, có thể tác động tới khu vực và thế giới trên nhiều khía cạnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bên cạnh những tín hiệu tích cực tại một số điểm nóng tại khu vực, Liên đoàn Arab bước vào Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 32 diễn ra ngày 19/5 tại Saudi Arabia nhằm tìm ra cách thức giải quyết các căng thẳng, xung đột hiện tại trong và ngoài khu vực. Sự xuất hiện của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng khiến nhiều người bất ngờ, tạo nên một “hiện tượng” lạ tại hội nghị lần này.

Từ những diễn biến mới trên, câu hỏi đặt ra là: sau Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab, tình hình khu vực sẽ có những chuyển biến?

Bắt đầu công cuộc tái thiết Syria

Syria quay trở lại Liên đoàn Arab lần đầu tiên sau 12 năm, vào thời điểm quốc gia này vẫn đang trong quá trình giải quyết khủng hoảng chính trị và mới bắt đầu quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo sau thảm hoạ động đất diễn ra hồi đầu năm 2023. Các hoạt động ngoại giao tích cực của Tổng thống Bashar al-Assad cùng sự chủ động đứng ra thu xếp của các nước có tiếng nói như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã giúp Syria có được một màn chào đón tương đối nồng ấm tại Hội nghị thượng đỉnh lần này.

 Thái tử Saudi Arabia bắt tay Tổng thống Syria Bashar al-Assad (Nguồn: Reuters)
Thái tử Saudi Arabia và Tổng thống Syria Bashar al-Assad (Nguồn: Reuters)

Với vấn đề Syria, Liên đoàn Arab chủ trương tăng cường nỗ lực giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng, chấm dứt đau khổ cho người dân ở các vùng chịu thiệt hại. Tuy vậy, báo Al-Jazeera nhận định quá trình này sẽ không bắt đầu trong giai đoạn ngắn hạn, bởi các lệnh cấm vận của Mỹ sẽ vẫn là cản trở. Trong một bài bình luận, báo trên cho rằng Đạo luật Caesar của Mỹ hiện là trở lại lớn nhất ngăn cản các quốc gia Arab đầu tư vào Syria.

Các chuyên gia nhận định rằng, vấn đề này cần được giải quyết bằng các hành động cụ thể của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Một khi khủng hoảng chính trị tại Syria được giải quyết, sẽ có các tín hiệu tích cực hơn từ chính quyền Washington nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Saudi Arabia và UAE cũng tin rằng, sẽ đến lúc họ có thể đổ tiền đầu tư vào Syria, mở rộng mạng lưới nhằm tăng ảnh hưởng địa chính trị lên quốc gia này.

Lập trường về xung đột Nga-Ukraine

Bên cạnh sự xuất hiện trở lại của Syria, sự tham gia của Ukraine cũng là một dấu hiệu lạ tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab lần này. Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn đang là vấn đề nóng đối với toàn cầu, Liên đoàn Arab chọn lập trường trung lập, giữ quan hệ nhất định đối với chính quyền Moscow.

Đây là kết quả của chính sách đối ngoại mà Saudi Arabia đã theo đuổi gần đây. Thái tử Mohammed bin Salman đang nỗ lực tiến hành các cuộc hoà giải với tinh thần tương tự thứ cách mà Trung Quốc đã làm khi tiến hành hoà giải Saudi Arabia và Iran. Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab được cho là cơ hội tốt để Saudi Arabia phát huy vai trò này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có chuyến thăm tới Saudi Arabialần đầu tiên. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có chuyến thăm tới Saudi Arabialần đầu tiên. (Nguồn: Reuters)

Tuy vậy, việc đưa hai quốc gia đang trong trạng thái xung đột như Nga và Ukraine khó hơn nhiều việc hoà giải Saudi Arabia và Iran - hai quốc gia đang cùng tìm kiếm những cơ hội quý báu để tăng cường hoạt động tiếp xúc trong khu vực. Vì vậy, sự có mặt của Tổng thống Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh lần này có lợi ít cho Liên đoàn Arab và có lợi nhiều cho tổng thống Ukraine.

Hiện tại, Kiev đang trong quá trình kêu gọi sự chung tay tái thiết của cộng đồng thế giới. Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đã có chuyến thăm Kuwait nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao, với nội dung chủ yếu về công tác hỗ trợ nhân đạo.

Phát triển kinh tế mới

Một số quốc gia trong khu vực như Ai Cập, Saudi Arabia và UAE đã bắt đầu nghiên cứu, tìm hướng đi để phát triển các mô hình kinh tế mới phù hợp với tình hình thế giới và xu hướng trong tương lai. Các nền kinh tế dầu mỏ đã không còn ở thời kỳ hoàng kim và đây là thời điểm thích hợp nhất để khu vực Arab nói chung và khu vực vùng Vịnh nói riêng nghĩ về các nền kinh tế xanh và nền kinh tế tuần hoàn.

Sáng kiến Trung Đông Xanh được đề xuất vào năm 2021 nhằm giúp các quốc gia trong khu vực phát triển các chương trình, kế hoạch lớn phục vụ nền kinh tế đã bước sang năm thứ hai.

Tuy nhiên, các hoạt động cụ thể chưa được triển khai do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn mới bước ra khỏi khoảng thời gian dịch bệnh chưa được lâu. Đặc biệt, ở một số quốc gia như Lebanon, lạm phát khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng khá lớn tới việc phát triển kinh tế vĩ mô cũng như cuộc sống sinh hoạt người dân.

 Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman phát biểu tại một cuộc họp của Sáng kiến Trung Đông Xanh. (Nguồn: Hãng thông tấn Saudi)
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman phát biểu tại một cuộc họp của Sáng kiến Trung Đông Xanh. (Nguồn: Hãng thông tấn Saudi)

Nhà nghiên cứu Rajeev Argawal của trang WIONews cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab là cơ hội tốt để các quốc gia này nhận được nhiều hỗ trợ hơn trong công tác phát triển các mô hình kinh tế mới và thân thiện hơn. Một số dự án quan trọng có thể sẽ được công bố và triển khai sau hội nghị thượng đỉnh lần này.

Với hội nghị COP28 sắp tới được tổ chức tại UAE, đây cũng là cơ hội tốt để các nước thảo luận tại các phiên họp đa phương và các hoạt động tiếp xúc riêng lẻ về những nội dung có thể được thảo luận tại sự kiện quan trọng đó.

Thêm quan sát viên, tăng độ nhận diện

Trong khu vực Arab, một số quốc gia chưa trở thành thành viên của Liên đoàn Arab bao gồm hai nước có ảnh hưởng lớn là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai quốc gia này, về vị thế, được xem là lớn hơn, nổi bật hơn và mạnh mẽ hơn, vì thế không thể bị ngó lơ trong quá trình hội nhập của Liên đoàn Arab.

Vì thế, một ý tưởng có thể được hình thành sau hội nghị này là việc bắt đầu quá trình từng bước, đưa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên đoàn với tư cách quan sát viên hoặc đối tác đối thoại. Điều này sẽ giúp giảm thiểu đe doạ an ninh từ chính Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thực tế, trong khi Iran vẫn đang để ngỏ khả năng tái khởi động chương trình hạt nhân, các hoạt động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới Syria cũng mang lại nhiều nỗi lo cho Liên đoàn. Hiện tại, các quốc gia đóng vai trò quan sát viên của Liên đoàn mới chỉ bao gồm Brazil, Eritrea, Ấn Độ và Venezuela.

  [Ảnh 4: Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab 2023 diễn ra trong không khí tích cực. (Ảnh: AFP)
Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab 2023 diễn ra trong không khí tích cực. (Nguồn: AFP)

Diễn ra cùng thời điểm với các hội nghị thượng đỉnh khác của G7 và khu vực Trung Á, Liên đoàn Arab cho thấy mình không hề lép vế về vai trò trên trường quốc tế.

Trên thực tế, khi các nước lớn đang phải giải quyết các xung đột địa chính trị thời gian qua, các thành viên Liên đoàn đã chủ động tìm kiếm các giải pháp mang tính khu vực trong việc tháo gỡ các xung đột, đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực. Một ví dụ cụ thể là việc sau khi giao tranh nổ ra rại Sudan, Saudi Arabia đã đóng vai trò cứu trợ, đưa người dân của nhiều quốc gia ra khỏi vùng giao tranh, đến nơi an toàn và trao trả về nước cho nhiều quốc gia Arab và trên thế giới.

Giao lưu kinh tế Việt Nam-Ấn Độ: Cơ hội và thách thức

Giao lưu kinh tế Việt Nam-Ấn Độ: Cơ hội và thách thức

Đó là chủ đề của Toạ đàm quốc tế do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội hữu nghị ...

Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 32: Thống nhất các trọng tâm, ưu tiên hợp tác của ASEAN trong năm 2023

Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 32: Thống nhất các trọng tâm, ưu tiên hợp tác của ASEAN trong năm 2023

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 32, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam ủng ...

Đối thoại Biển lần thứ 10: Năng lượng tái tạo ngoài khơi - cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh

Đối thoại Biển lần thứ 10: Năng lượng tái tạo ngoài khơi - cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh

Đối thoại Biển lần thứ 10 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia của hơn 200 ...

Thông tin về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong lần thứ 4 và Hội nghị Liên hợp quốc về nước

Thông tin về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong lần thứ 4 và Hội nghị Liên hợp quốc về nước

Ngày 10/5, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Hà Nội tổ chức buổi Thông tin về kết quả ...

Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 3 trong vòng 2 tháng

Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 3 trong vòng 2 tháng

Ngày 21/5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thành phố ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/1/2025: Tuổi Thân tài chính bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/1/2025: Tuổi Thân tài chính bình ổn

Xem tử vi 4/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/1/2025: Sư Tử cần đề cao cảnh giác

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/1/2025: Sư Tử cần đề cao cảnh giác

Tử vi hôm nay 4/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/1/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/1/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 4/1. Lịch âm 4/1/2025? Âm lịch hôm nay 4/1. Lịch vạn niên 4/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Năm 2025, thế giới ẩm thực trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi các xu hướng không chỉ phản ánh khẩu vị đa dạng mà còn mang đậm ...
Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ chi khoảng 17,5 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong năm 2025.
Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới, nước Mỹ đã bị sốc khi một loạt vụ đâm xe, xả súng liên tiếp xẩy ra khiến nhiều người dân vô tội thiệt mạng oan ...
Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ chi khoảng 17,5 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong năm 2025.
Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Năm 2024, hàng nghìn người di cư thiệt mạng hoặc mất tích khi đang tìm đường đến châu Âu. Con số đáng báo động do Liên hợp quốc (LHQ) công bố.
Nhà ngoại giao Nga nói về đàm phán với Ukraine: 'Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông', cảnh báo Kiev một việc

Nhà ngoại giao Nga nói về đàm phán với Ukraine: 'Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông', cảnh báo Kiev một việc

Đến thời điểm này, Nga vẫn chưa nhận được đề xuất nào 'thú vị' từ phía Mỹ về đàm phán liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã tạm dừng lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố, ông sẵn sàng tái thiết lập quan hệ với Mỹ dựa trên đối thoại và tôn trọng.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động