Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ASEAN và thứ 40 thế giới, năng động và có độ mở cao, với quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 toàn cầu. (Nguồn: Getty Images) |
Qua gần 40 năm Đổi mới, thực tế đã chứng minh, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và có tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của đất nước.
Theo đó, qua mỗi giai đoạn phát triển, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế đều có những bước phát triển phù hợp: Từ hội nhập rồi chủ động hội nhập; tích cực và chủ động hội nhập, đến chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới...
Theo các văn kiện chính thức, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết là độc lập, tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh; có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó với các tình huống phức tạp, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế...
Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi với nhiều diễn biến nhanh, phức tạp và khó đoán định, từ truyền thống đến phi truyền thống, từ cạnh tranh chiến lược, xung đột địa chính trị đến biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, việc chủ động hội nhập quốc tế gắn với độc lập, tự chủ, tự cường trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, đòi hỏi khách quan và cấp thiết giúp Việt Nam tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách để đạt được các mục tiêu.
Gần 40 năm Đổi mới đã chứng minh, độc lập, tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập quốc tế có hiệu quả. Hội nhập quốc tế có hiệu quả đóng góp to lớn vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam.
Trên con đường ấy, sức mạnh của Việt Nam được tăng cường, vị thế và uy tín trên trường quốc tế được nâng cao. Sáu tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, GDP ghi nhận mức tăng trưởng 6,42% (cao hơn nhiều so với cùng kỳ, tăng 3,84%), lạm phát được kiểm soát; kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đưa thặng dư thương mại lên 11,63 tỷ USD; lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào Việt Nam đạt 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023… Nhiều tổ chức hàng đầu thế giới như WB, IMF, HSBC, EuroCham đều nhận định, nền kinh tế Việt Nam có triển vọng tươi sáng và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, tiếp tục xác định rõ quan điểm xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại.
| Kinh tế biển xanh - Động lực phát triển bền vững Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết 36, kinh tế biển đã có được những sự phát triển quan trọng, tạo động lực phát ... |
| Kinh tế Việt Nam: Thời khắc mong đợi đã tới, giữ vững '3 chân kiềng kinh tế', lấy lại hào quang Ấn tượng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024, báo cáo của Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân ... |
| AEC - Tâm điểm giao thoa của các thỏa thuận hợp tác đa phương Cùng với liên kết nội khối, ASEAN mở rộng liên kết với bên ngoài, đưa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trở thành tâm điểm ... |
| Với Việt Nam, EVFTA chắc chắn là thành công lớn Những tiêu chuẩn cao của EVFTA giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thương mại, đạt được lợi thế rõ rệt trong việc tăng ... |
| Nhìn lại 4 năm thực thi EVFTA: Đường còn dài hãy cùng nhau bước tiếp... EVFTA đã cùng Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trải qua nhiều "cơn gió ngược" như đại dịch Covid-19 hay những thay đổi ... |