Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu

Minh Vương
Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc đã trở thành ‘cây cầu’ để các học giả kết nối, trao đổi, nâng cao hiểu biết về cường quốc châu Á trong quản trị toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.10) Toàn cảnh Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc ngày 11/10. (Ảnh: Đức Khải)
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc ngày 10/11. (Ảnh: Đức Khải)

Ngày 10/11 tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao (DAV) phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) và Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) tổ chức Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc lần thứ hai với chủ đề “Vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tin liên quan
Học viện Ngoại giao trao đổi học thuật với các cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc Học viện Ngoại giao trao đổi học thuật với các cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc

Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc nằm trong chuỗi hội thảo thường niên China Talk International do Học viện Ngoại giao chủ trì tổ chức. Hơn 150 đại biểu gồm các học giả và nhà khoa học, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, đại diện các cơ quan trong nước, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam... tham dự Hội thảo.

Đặc biệt, Hội thảo thu hút được nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu về Trung Quốc hàng đầu thế giới, trong đó, nhiều học giả đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng, uy tín của Trung Quốc.

Tham dự Hội thảo lần này, về phía Học viện Ngoại giao, có Quyền Giám đốc Phạm Lan Dung, Phó Giám đốc Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Vũ Lê Thái Hoàng; các nhà ngoại giao kỳ cựu như Đại sứ Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Đặng Đình Quý, Đại sứ Phạm Quang Vinh, Đại sứ Bùi Thế Giang, Đại sứ Nguyễn Vinh Quang…; các nhà nghiên cứu, học giả quốc tế và Việt Nam chuyên về Trung Quốc...

(11.10) Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Đức Khải)
Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Đức Khải)

Phát biểu khai mạc, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Phạm Lan Dung nhận định thế giới đang trải qua những biến động địa chính trị phức tạp, cạnh tranh chiến lược, với một số quốc gia có những góc nhìn khác nhau về hệ thống quốc tế hiện nay. Điều này có thể dẫn đến các xung đột về lợi ích và quan điểm.

Là một phần trong chuỗi sự kiện China Talk, việc Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc thảo luận về “Vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu” là vô cùng thiết thực. TS. Phạm Lan Dung mong Hội thảo là “cây cầu” để các học giả trao đổi, nâng cao hiểu biết về vị trí và vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu.

TIN LIÊN QUAN
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: ‘Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh’

PGS. TS. Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhấn mạnh sự chuyển dịch của Trung Quốc từ tham gia vào quản trị toàn cầu tới đóng một vai trò chủ động hơn. Đề cập thành tựu và tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á, ông cũng nêu bật những thách thức nước này đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi này.

Hội thảo nhấn mạnh đến vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu, các phương cách tham gia và phối hợp, các xu hướng phát triển và khả năng đóng góp của quốc gia này thời gian tới.

Về phần mình, ông Florian Feyerabend, Đại diện Viện Konrad-Adeneur (KAS) tại Việt Nam, nhắc tới sự dịch chuyển đang diễn ra ở Trung Quốc và thay đổi trong cách nhìn nhận của cộng đồng quốc tế về nước này. Do đó, đây là cơ hội quý giá để đóng góp, xây dựng góc nhìn toàn diện hơn về Trung Quốc, song song với củng cố cách nhìn nhận của nước này về vị thế của mình trên toàn cầu.

(11.10) Ông Florian Florian Feyerabend, Đại diện Viện Konrad-Adeneur (KAS), cho rằng Hội thảo là dịp dể trao đổi kiến thức về Trung Quốc, xây dựng một góc nhìn thực tế, phù hợp về vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu. (Ảnh: Đức Khải)
Ông Florian Feyerabend, Đại diện Viện Konrad-Adeneur (KAS) cho rằng Hội thảo là dịp dể trao đổi kiến thức về Trung Quốc, xây dựng một góc nhìn thực tế, phù hợp về vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu. (Ảnh: Đức Khải)

Với 19 phần trình bày trong 4 phiên và một phiên chính, trong bầu không khí học thuật thẳng thắn, sôi nổi, Hội thảo đã thúc đẩy chia sẻ kiến thức về Trung Quốc học, qua đó tăng cường hiểu biết của các đại biểu tham dự.

Trong phiên 1 tập trung vào “Góc nhìn của Trung Quốc về quản trị toàn cầu”, các học giả nhận định rằng tầm nhìn của cường quốc châu Á được hình thành và phát triển dựa trên truyền thống, lịch sử, văn hóa, các giá trị, hệ tư tưởng, kinh tế và chính trị. Trong đó, các giá trị truyền thống là yếu tố nổi bật, then chốt trong định hình tư duy chính sách đối ngoại và lợi ích quốc gia trong quản trị toàn cầu.

Tại phiên 2 về “Chiến lược tăng cường sự tham gia của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”, các học giả cho rằng Trung Quốc đã tích cực tham gia các cơ chế kinh tế tài chính quốc tế. Phiên cũng thảo luận về Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF) của nước này ở Đông Nam Á, hợp tác về an ninh phi truyền thống với Nam Bán cầu, phát triển xanh và bền vững ở khu vực lưu vực sông Mekong, tiến bộ về mặt kỹ thuật của Trung Quốc và tác động tới quản trị số toàn cầu.

Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Các diễn giả trong phiên thảo luận thứ 2. (Ảnh: Minh Quân)

Trong phiên chính, Giáo sư Cheng Li, Giám đốc sáng lập Trung tâm về quản trị của Trung Quốc và thế giới, Đại học Hong Kong (Trung Quốc), đã đưa ra một số đánh giá sâu sắc về nền tảng lý luận và thực tiễn áp dụng chính sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc.

Tới phiên 3 về “Các cơ hội và thách thức của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu hiện nay”, các học giả đã thảo luận hợp tác về quản trị toàn cầu trong thế giới “phân mảnh”, nêu ra cơ hội, thách thức đối với cường quốc châu Á về an ninh ở khu vực biên giới. Hội thảo tập trung làm rõ các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Trung Quốc và các nước lớn khác, cũng như vai trò của quốc gia này trong công cuộc gìn giữ hòa bình thông qua trung gian hòa giải và quản lý khủng hoảng.

Ở phiên cuối cùng về “Triển vọng của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”, các học giả và diễn giả đã cùng nhau làm rõ vị trí của cường quốc châu Á trong một thế giới mới, tác động từ các sáng kiến toàn cầu của nước này tới quản trị toàn cầu. Hội thảo cũng tìm hiểu nỗ lực của Trung Quốc trong thúc đẩy hợp tác Nam-Nam trong khuôn khổ các tổ chức toàn cầu mới nổi, song song với quyền lực mềm và vai trò ngày một lớn của cường quốc châu Á trong quản trị toàn cầu.

Trên cơ sở đó, Hội thảo đã góp phần giúp các học giả về Trung Quốc kết nối, chia sẻ nhận định đa dạng, đa chiều, qua đó có góc nhìn nhận thực tế, phù hợp về vai trò của cường quốc châu Á trong quản trị toàn cầu nói riêng và thế giới nói chung.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Các điễn giả trao đổi về nguồn gốc tầm nhìn của Trung Quốc về quản trị toàn cầu trong phiên 1. (Ảnh: Minh Quân)
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Hội thảo có sự góp mặt quan trọng của nhiều học giả Trung Quốc học theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Minh Quân)
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Giáo sư Cheng Li đưa ra một số đánh giá đáng chú ý về chính sách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc. (Ảnh: Minh Quân)
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều Đại sứ, các chuyên gia nghiên cứu, am hiểu sâu về Trung Quốc. (Ảnh: Minh Quân)
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
...cùng các học giả nước ngoài uy tín về Trung Quốc học và những học giả quan tâm. (Ảnh: Minh Quân)

Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Nguyễn Hùng Sơn (ngoài cùng bên trái) điều hành phiên thảo luận về “Triển vọng của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”. (Ảnh: Đức Khải)
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Quân)

Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Lãnh đạo Học viện Ngoại giao, Viện nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao và các học giả, chuyên gia về Trung Quốc tại Hội thảo. (Ảnh: Đức Khải)
Hội thảo nghiên cứu vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu
Các khách mời, diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Quân)
Cuộc thi Tìm kiếm Nhóm sinh viên tài năng The D.I.P Game 2023: Ba đội thi xuất sắc sẽ tiến vào Vòng Chung kết

Cuộc thi Tìm kiếm Nhóm sinh viên tài năng The D.I.P Game 2023: Ba đội thi xuất sắc sẽ tiến vào Vòng Chung kết

Vòng chung khảo của cuộc thi Tìm kiếm Nhóm sinh viên tài năng - The D.I.P Game 2023 do Khoa Chính trị quốc tế và ...

Học viện Ngoại giao tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đối ngoại nhân dân

Học viện Ngoại giao tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đối ngoại nhân dân

Kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng, cập nhật tại các khóa bồi dưỡng đã đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác của ...

Tọa đàm với Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh: Truyền lửa nghề cho cán bộ trẻ ngành Ngoại giao

Tọa đàm với Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh: Truyền lửa nghề cho cán bộ trẻ ngành Ngoại giao

Chiều ngày 30/10, tại nhà làm việc mới Bộ Ngoại giao, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng ...

Thủ tướng Hà Lan dự Hội thảo bàn tròn ‘Luật pháp quốc tế và trật tự trên biển’

Thủ tướng Hà Lan dự Hội thảo bàn tròn ‘Luật pháp quốc tế và trật tự trên biển’

Thủ tướng Mark Rutte nhấn mạnh tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật, trong đó có UNCLOS 1982 và khẳng định rằng Hà Lan, ...

Đào tạo bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cho cán bộ Lào

Đào tạo bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế cho cán bộ Lào

Từ ngày 6 - 9/11 tại Vientiane, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã ...

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
Phiên bản di động