Tàu chiến Ấn Độ đến Biển Đông: Hàm ý quan trọng hơn là… bán vũ khí?

Hồng Phúc
Tin tức về việc Ấn Độ triển khai 4 tàu chiến đến Biển Đông đang khiến dư luật đặc biệt chú ý, nhất là yếu tố “chống Trung Quốc”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Rõ ràng, việc cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc là một nhân tố quan trọng trong chiến lược tiệm cận Đông Nam Á của Ấn Độ. Tuy nhiên, trong bài viết ngày 13/8 trên báo South China Morning Post (Hong Kong), nhà phân tích địa chính trị Don McLain Gill – thành viên Tổ chức Hợp tác An ninh và Phát triển Quốc tế (IDSC) có trụ sở tại Manila, Philippines đánh giá đây không phải là yếu tố duy nhất thúc đẩy Ấn Độ thực hiện ngày càng nhiều cam kết trong lĩnh vực hàng hải.

Việc Ấn Độ triển khai 4 tàu chiến đến Biển Đông đang khiến dư luật đặc biệt chú ý, nhất là yếu tố “chống Trung Quốc”. (Nguồn: Hải quân Ấn Độ)
Việc Ấn Độ triển khai 4 tàu chiến đến Biển Đông đang khiến dư luận quan tâm. (Nguồn: Hải quân Ấn Độ)

Bốn tàu chiến từ Hạm đội phía Đông của Hải quân Ấn Độ đang được triển khai tới Đông Nam Á, Biển Đông và Tây Thái Bình Dương trong hơn hai tháng. Việc triển khai này sẽ bao gồm một loạt hoạt động quan trọng như tập trận hải quân trong khuôn khổ nhóm Bộ tứ (Quad) và các hoạt động trao đổi chiến lược với hải quân các nước Đông Nam Á then chốt.

Việc gói gọn chiến lược của Ấn Độ chỉ trong một khía cạnh sẽ không thể lột tả hết các lợi ích đa chiều của New Delhi. Theo ông Don McLain Gill, cần phải xem xét các lợi ích bao trùm của Ấn Độ trong khu vực.

Đặt trong bối cảnh đó, động thái mới nhất này nhấn mạnh hai khía cạnh quan trọng đối với Ấn Độ là mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng và lồng ghép chính sách ngoại giao nước lớn mạnh mẽ hơn.

Màn trình diễn năng lực quốc phòng

Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng khu vực Ấn Độ Dương vào tháng 2/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh nhấn mạnh Ấn Độ sẵn sàng cung cấp nhiều loại hệ thống tên lửa, máy bay chiến đấu hạng nhẹ và các hệ thống vũ khí khác cho các nước thân thiện ở và ngoài khu vực Ấn Độ Dương.

Hơn nữa, Ấn Độ đã nhanh chóng theo dõi năng lực của nước này không chỉ trong lĩnh vực sản xuất vũ khí mà còn trong ngành đóng tàu.

Ấn Độ sở hữu 28 nhà máy đóng tàu. Dù gặp một số trở ngại, ngành công nghiệp này vẫn đang dần dần mở rộng năng lực sản xuất. Còn cách nào tốt hơn để quảng bá năng lực sản xuất của Ấn Độ hơn một màn trình diễn trực tiếp sản phẩm của nước này?

Bốn tàu chiến của Ấn Độ được điều động đến Thái Bình Dương, bao gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường INS Ranvijay, tàu khu trục nhỏ mang tên lửa dẫn đường INS Shivalik, tàu hộ tống chống ngầm INS Kadmatt và tàu hộ tống tên lửa dẫn đường INS Kora.

Ba tàu còn lại được thiết kế trong nước và được trang bị nhiều loại vũ khí và cảm biến. Các tàu này là nền tảng quan trọng trong sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ”.

Các nước Đông Nam Á thường được xem là những nước hứng chịu các hành động cưỡng ép và quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Do đó, việc này càng khiến các nước này mong muốn tăng cường năng lực hải quân và năng lực phòng thủ toàn diện.

Khẳng định vị thế nước lớn

Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ là một bên quan trọng trong an ninh của Đông Nam Á. Thật vậy, kể từ năm 2014, Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, đã giữ vai trò tích cực, chủ động hơn với tư cách là nước đảm bảo an ninh trong khu vực thông qua chính sách Hành động hướng Đông.

Theo chính sách này, Ấn Độ đã tìm cách thiết lập quan hệ quân sự với các nước Đông Nam Á, ký kết một loạt thỏa thuận quốc phòng với các nước như Philippines vào năm 2017 và 2021, Indonesia vào năm 2018, Việt Nam vào năm 2020 và Singapore vào năm 2021.

Trong bối cảnh đó, Ấn Độ cũng đã và đang thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng trong nước. Các hoạt động trao đổi hải quân trong vài tuần tới sẽ giới thiệu về năng lực chế tạo và công nghệ tiên tiến của Ấn Độ.

Khi các nước Đông Nam Á tìm cách hiện đại hóa và đa dạng hóa năng lực hải quân, Ấn Độ có nhiều tiềm năng để thâm nhập hiệu quả thị trường quốc phòng của các nước này.

Việc Ấn Độ tích cực can dự Biển Đông cũng ám chỉ các tham vọng của nước này. New Delhi rõ ràng sở hữu một nền quân sự hùng mạnh và nền kinh tế lớn, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, chuyên gia Don McLain Gill thừa nhận, những năng lực này chưa đủ để củng cố vị thế của Ấn Độ với tư cách là một cường quốc tiềm năng.

Cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể là một yếu tố quan trọng trong địa chính trị toàn cầu, nhưng đây chỉ là một phần trong chính sách đối ngoại và chiến lược tổng thể của New Delhi.

Điều quan trọng là phải xem xét các lĩnh vực khác để hiểu rõ hơn về các mục tiêu và quyết định chính sách của Ấn Độ.

"Ấn Độ luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Hiện nay, nước này có lập trường rõ ràng hơn, tuyên bố Biển Đông là tài sản toàn cầu, ở đó mọi tranh chấp phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế và không làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của bất kỳ bên thứ ba nào có lợi ích liên quan tới vùng biển tranh chấp". (Premesha Saha, nghiên cứu viên Quỹ nghiên cứu nhà quan sát, Ấn Độ)
‘Hiến pháp’ UNCLOS 1982 ‘đưa’ Biển Đông tới Hội đồng Bảo an

‘Hiến pháp’ UNCLOS 1982 ‘đưa’ Biển Đông tới Hội đồng Bảo an

Tại cuộc thảo luận mở tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Phó Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Đới Binh cho ...

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: 'Tâm điểm' của cạnh tranh hải quân chiến lược toàn cầu

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: 'Tâm điểm' của cạnh tranh hải quân chiến lược toàn cầu

Mỹ muốn tăng cường hỗ trợ các đồng minh và cải thiện khả năng tác chiến hải quân ở khu vực này, trong khi Trung ...

Tàu chiến Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu chiến Ấn Độ đến Biển Đông

Ấn Độ vừa cử 4 tàu chiến hải quân, trong đó có tàu khu trục tên lửa dẫn đường, tới Ấn Độ Dương và Biển ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động