Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: 'Tâm điểm' của cạnh tranh hải quân chiến lược toàn cầu

Bích Hạnh
Mỹ muốn tăng cường hỗ trợ các đồng minh và cải thiện khả năng tác chiến hải quân ở khu vực này, trong khi Trung Quốc muốn khẳng định sự hiện diện tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Tâm điểm của cạnh tranh hải quân toàn cầu
Hải quân Mỹ đang tham gia một loạt cuộc tập trận tại khu vực Thái Bình Dương. (Nguồn: Handout)

Nỗ lực duy trì hiện diện

Trong bối cảnh Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh và các quốc gia khác tiến hành một loạt cuộc tập trận hải quân lớn tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong tháng này, các tàu chiến tiên tiến nhất thế giới, chẳng hạn như tàu sân bay, tàu ngầm và có thể có cả tên lửa diệt hạm của Trung Quốc, sẽ nằm trong số các hỏa lực mạnh được triển khai ở khu vực.

Mỹ muốn tăng cường hỗ trợ giữa các đồng minh và cải thiện khả năng tác chiến kết hợp ở khu vực này, trong khi Trung Quốc muốn khẳng định sự hiện diện tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Washington vẫn khẳng định rằng, cường quốc số một thế giới đang cố gắng bảo vệ an ninh khu vực bằng cách thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng, việc điều tàu chiến đến các vùng biển tranh chấp là hành động khiêu khích.

Đức đưa khinh hạm tới châu Á, nỗ lực triển khai định hướng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đức đưa khinh hạm tới châu Á, nỗ lực triển khai định hướng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Shahriman Lockman, nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Malaysia, nói: “Cả Mỹ và Trung Quốc đều ‘huấn luyện’ lẫn nhau lường trước sự hiện diện của bên kia ở Biển Đông. Nguy cơ xung đột có thể được kiểm soát, miễn là cả hai bên duy trì tính chuyên nghiệp. Mỗi bên đều đưa ra tín hiệu về quyết tâm duy trì sự hiện diện trong khu vực.

Điều này đôi khi có thể là 'con dao hai lưỡi' đối với các bên tranh chấp Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng đôi khi có thể bùng phát, nhưng các bên tranh chấp ở Đông Nam Á sẽ không khó chịu với điều này nhiều nếu sự hiện diện của bên này kiềm chế bên kia”.

Nhà nghiên cứu Collin Koh, trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho rằng, sự bùng nổ của các hoạt động quân sự trong khu vực là “dễ nhận thấy” nhưng rủi ro thấp.

Chuyên gia trên nêu rõ: “Sự gia tăng các hoạt động này gần đây dường như chưa từng có tiền lệ, diễn ra mạnh mẽ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Các bên đối địch đã sử dụng các cuộc tập trận như hình thức tấn công và phản công để thể hiện thái độ chính trị, nhưng điều này không hẳn đồng nghĩa với việc vượt qua ngưỡng để đe dọa hoặc sử dụng vũ lực”.

Theo ông, các lực lượng quân sự “đối địch” vẫn theo dõi chặt chẽ các hoạt động của nhau nhưng ở “một khoảng cách an toàn và chuyên nghiệp”.

"Cơn mưa" tập trận

Cuộc tập trận hải quân Talisman Sabre ngoài khơi bờ biển Australia kết thúc đúng ngày 1/8, bao gồm các hoạt động diễn tập như đổ bộ bãi biển, bắn đạn thật và sử dụng điều khiển không gian để nhắm mục tiêu liên lạc vệ tinh.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cũng đang tiếp tục một loạt cuộc tập trận toàn cầu quy mô lớn bắt đầu vào ngày 9/8 và sẽ kéo dài đến ngày 27/8.

Lần đầu tiên trong hơn 40 năm, các cuộc tập trận kéo dài trên 17 múi giờ và sẽ có sự tham gia của quân đội Australia, Anh, Nhật Bản trong nỗ lực nhằm “cải thiện khả năng tương tác, sự tin cậy và sự hiểu biết chung để giải quyết các thách thức an ninh tốt hơn” .

Trong khi đó, theo thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông kéo dài từ ngày 7-10/8.

Tuy thông tin chi tiết về cuộc tập trận chưa được tiết lộ, nhưng các nhà phân tích quân sự cho biết khu vực tập trận này đủ lớn để Lực lượng Tên lửa PLA tham gia, có khả năng sẽ thử nghiệm tên lửa chống hạm.

Bài xã luận trên tờ Global Times ngày 5/8 cho biết, các cuộc tập trận của Trung Quốc là “sự phản ứng đối với cuộc tập trận của quân đội Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và khẳng định Washington đã “tính toán sai lầm” khi cố gắng “khiến Trung Quốc và Nga khiếp sợ bằng cách phô trương lực lượng”.

Ấn Độ cũng gửi 4 tàu chiến đến Biển Đông trong đợt triển khai kéo dài hai tháng nhằm thể hiện “phạm vi hoạt động, sự hiện diện hòa bình và tình đoàn kết với các nước bạn”.

Các tàu này sẽ tham gia các cuộc tập trận song phương với một số nước Đông Nam Á trước khi tham dự cuộc tập trận thường niên Malabar với các thành viên nhóm Bộ tứ, gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Trong khi đó, tàu chiến Bayern của Đức đã lên đường đến Thái Bình Dương trong tuần này trên hành trình sẽ ghé thăm Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á.

Tàu này dự kiến sẽ đi qua Biển Đông trong chuyến trở về vào tháng 12, nhưng yêu cầu thăm cảng Thượng Hải đã bị từ chối khi Bắc Kinh yêu cầu Đức làm rõ ý định của mình.

Chuyên gia Koh cho rằng, đối với Mỹ và các đồng minh, các hoạt động huấn luyện chung đã giúp xây dựng khả năng tương tác giữa các lực lượng của họ.

Ông nói: “Trong cuộc tập trận Talisman Sabre, các lực lượng hải quân vốn ít gặp mặt đã có cơ hội huấn luyện cùng nhau trong các kịch bản phức tạp trên biển và trên không. Australia, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành huấn luyện chung về tác chiến phòng không và chống tàu ngầm”.

Đối với Trung Quốc, các cuộc tập trận quy mô lớn của PLA là một phần quan trọng trong nỗ lực nhằm tăng cường huấn luyện chiến đấu “thực tế” trong những năm gần đây".

Hiện có ngày càng nhiều quan ngại về việc Biển Đông có thể trở thành điểm đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc khi sự cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày càng nóng lên.

Giáo sư Brad Glosserman, làm việc tại Trung tâm Chiến lược Xây dựng Quy tắc của trường Đại học Tama (Nhật Bản) cho biết, “số lượng lớn tàu thuyền trên không và trên biển làm gia tăng khả năng xảy ra tai nạn”.

Ông nhận định, các cuộc tập trận của Mỹ gửi đi thông điệp rằng, Washington đang đại diện cho một “liên minh các lực lượng và không đơn độc trong việc bảo vệ nguyên trạng khu vực”.

Tư lệnh INDOPACOM của Mỹ: Sẽ thực thi các biện pháp tổng hợp nhằm giảm căng thẳng ở Biển Đông

Tư lệnh INDOPACOM của Mỹ: Sẽ thực thi các biện pháp tổng hợp nhằm giảm căng thẳng ở Biển Đông

Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDOPACOM), khẳng định, INDOPACOM dành nhiều thời gian với ...

Đồng minh và đối tác của Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông - Trung Quốc có 'ngồi trên đống lửa'?

Đồng minh và đối tác của Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông - Trung Quốc có 'ngồi trên đống lửa'?

Chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, một số quốc gia đồng minh thân cận và đối tác của Mỹ đã liên tiếp điều tàu ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Tiếng Nga tiếp tục là phương tiện quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam

Tiếng Nga tiếp tục là phương tiện quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ III với chủ đề 'Tiếng Nga ở châu Á' diễn ra từ ngày 25-27/11.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Barcelona vs Brest; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Bài tarot hôm nay 26/11: Điểm nhấn của cuộc đời bạn trong năm nay là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm nhấn quan trọng trong cuộc đời bạn trong năm nay. Hãy rút ngay một lá bài tarot để cùng ...
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động