Hơi thở thời đại

Lý Yến
Lịch sử luôn luôn hiện hữu trên các trang báo của Thế giới & Việt Nam. Dấu ấn thời đại luôn ở đó, nếu 100 năm sau ai đó tìm đọc lại trang báo ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tập thể báo Thế giới & Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tập thể báo Thế giới & Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thế giới & Việt Nam tròn 34 tuổi (29/11/1989-29/11/2023) - nếu tính năm thì nằm ngưỡng tuổi trưởng thành. Nếu nhìn vào thời khắc hơn ba thập niên qua, có thể thấy tờ báo đã thực hiện một sứ mệnh vô cùng lớn: Chuyển tải toàn bộ những thay đổi rung chuyển thế giới.

Đó là thời kỳ thế giới chấm dứt Chiến tranh lạnh (1991), là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.0 (những năm 2000) và gần nhất là kỷ nguyên hậu đại dịch Covid-19 (những năm 2020). Các bài viết đa dạng từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa Việt Nam và thế giới, những biến động xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô đều xuất hiện trên các trang báo, không chỉ báo in mà cả báo điện tử.

Báo Quốc Tế trước đây và Thế giới & Việt Nam hiện nay ghi dấu trong lòng công chúng bởi sự chuẩn mực, chính xác và đáng tin cậy.

Chỉ bằng đấy những dấu mốc đã đủ để tập thể Báo luôn luôn tự hào, trân trọng bồi đắp và phát huy những thành quả đã qua. Vậy nhưng, các nhà báo thường hay tự vấn “Mình có đang theo kịp xu thế của thời đại không?”. Những người làm báo, hẳn vậy, thường bị ám ảnh bởi hai từ “tụt hậu”. Tin đã phát, các báo đã đưa, xã hội biết cả rồi, đâu là chỗ cho bản tin của mình? Áp lực của việc đưa tin ngày nay được tính bằng phút.

Sự lo lắng đó tưởng lớn, mà vẫn là “chuyện nhỏ”, vì “bàn tay” của trí tuệ nhân tạo (AI). Giả sử, khi mở máy tính lên, trong chưa đầy nửa phút, với câu lệnh “Cho tôi tin tức mới nhất ở Dải Gaza”, đáp án sẵn ngay một bài viết 450 từ về sự kiện vừa xảy ra ở Trung Đông. Thậm chí, với câu lệnh sát hơn “Hãy bổ sung phát biểu của các bên về sự kiện này”, sẽ có ngay bài viết thêm vào phát biểu của Thủ tướng nọ...

Công nghệ biến những việc tưởng chừng như thách thức trở thành đơn giản. Nhưng chính đó lại là thách thức vượt khỏi tầm dự đoán: Nếu robot làm thay được mọi công đoạn, nhà báo sẽ làm gì? Những việc Thế giới & Việt Nam có thể tiếp tục làm tốt hơn, đó là nâng cao kỹ năng kỹ thuật số như hiểu rõ về công nghệ blockchain, AI và big data, để có khả năng nắm bắt và phân tích thông tin hiệu quả, phát triển kỹ năng làm việc với các công cụ và nền tảng truyền thông xã hội mới.

Với xuất phát điểm là tờ báo in, Thế giới & Việt Nam đã không ngại ngần đầu tư những ứng dụng rất “thời thượng” của báo chí 4.0 như đồ họa, audio, video clip... Nhờ đó, Báo dần tiếp cận được các nhóm công chúng đa dạng với những góc nhìn mới mẻ và hiện đại.

Trên thực tế, lắng nghe nhu cầu của công chúng, kết nối với họ qua kênh báo chí và mạng xã hội, để hiểu hơn đối tượng phục vụ của mình, đồng thời duy trì tính minh bạch và chất lượng thông tin là những việc mà Thế giới & Việt Nam đã và đang làm để định vị và quan trọng hơn, duy trì chỗ đứng trong lòng bạn đọc.

Nếu ví tin tức như thức ăn, thì bữa tiệc ngày nay thừa món hấp dẫn song không thiếu độc hại. Báo chí phải là người dẫn dường, nâng cao sự am hiểu và thẩm thấu văn hóa. Muốn làm được như vậy, đòi hỏi người làm báo không ngừng học tập và trau dồi kỹ năng. Duy trì sự chuẩn mực, có nhiều hơn các bài viết phản ánh trung thực thời cuộc, xuất hiện nhiều hơn chân dung con người, với sự lý giải cắt nghĩa phân tích sự kiện thấu đáo... là điều mà bạn đọc luôn kỳ vọng ở tờ báo khi bước vào một thời kỳ phát triển mới.

Lịch sử luôn luôn hiện hữu trên các trang báo của Thế giới & Việt Nam. Dấu ấn thời đại luôn ở đó, nếu 100 năm sau ai đó tìm đọc lại trang báo ngày hôm nay.

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chúc mừng Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp 21/6

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chúc mừng Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp 21/6

Ngày 19/6, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã đến thăm và chúc mừng Báo Thế giới ...

Báo Thế giới & Việt Nam và The Korea Times ký kết thỏa thuận hợp tác

Báo Thế giới & Việt Nam và The Korea Times ký kết thỏa thuận hợp tác

Chiều nay, 13/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Tổng Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam và Chủ tịch kiêm chủ bút The ...

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chúc mừng Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp 21/6

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chúc mừng Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp 21/6

Ngày 20/6, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và chúc mừng Báo Thế giới & Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm ...

Báo Thế giới & Việt Nam nhận Bằng khen về Truyền thông cơ chế chính sách phát triển kinh tế-xã hội Vùng

Báo Thế giới & Việt Nam nhận Bằng khen về Truyền thông cơ chế chính sách phát triển kinh tế-xã hội Vùng

Vinh dự là 1 trong 8 tập thể nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư về truyền thông cơ chế ...

Báo Thế giới & Việt Nam và Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh ký bản ghi nhớ hợp tác thông tin tuyên truyền đối ngoại

Báo Thế giới & Việt Nam và Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh ký bản ghi nhớ hợp tác thông tin tuyên truyền đối ngoại

Sáng 5/7, tại Hà Nội, Báo Thế giới & Việt Nam và Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh đã ký Bản ghi nhớ về ...

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động