Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

TS. Vũ Đăng Minh
Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Lâu nay Nga vẫn đưa bằng chứng về việc vũ khí, binh sĩ và cơ sở công nghiệp quân sự của một số nước phương Tây hiện diện ở Ukraine dưới nhiều hình thức.

Hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng dường như cũng tương tự, lại gặp phản ứng mạnh mẽ từ phương Tây và một số quốc gia có liên quan. Vì sao? Đằng sau nó là gì?

Một bản tin phát sóng tại Seoul cho thấy hình ảnh vệ tinh về cơ sở quân sự Ussuriysk của Nga, nơi các cơ quan tình báo cho biết quân nhân Triều Tiên đã tập trung bên trong bãi huấn luyện. (Nguồn: SOPA Images)
Một bản tin phát sóng tại Seoul cho thấy hình ảnh vệ tinh về cơ sở quân sự Ussuriysk của Nga, nơi các cơ quan tình báo cho biết binh lính Triều Tiên đã tập trung bên trong bãi huấn luyện. (Nguồn: SOPA Images)

Quan điểm, toan tính của người trong cuộc

Tuyên bố ngày 25/10 của Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ, việc hợp tác quân sự (huấn luyện, diễn tập, chia sẻ kinh nghiệm…) giữa hai quân đội là chuyện riêng, thuộc quyền chủ quyền của hai nước, theo quy định của pháp luật. Tương tự như phương Tây nói bảo đảm an ninh cho Ukraine là chuyện của họ.

Quan điểm của Bình Nhưỡng cũng vậy. Bộ Ngoại giao Triều Tiên không bình luận trực tiếp nhưng nói hành động mà phương Tây nêu về sự hợp tác giữa hai nước tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế. Cơ sở pháp lý mà Nga và Triều Tiên nói đến là Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện ký tháng 6/2024.

Biết chắc gặp phản ứng nhưng Moscow và Bình Nhưỡng không ngại. Họ toan tính gì? Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2024 tại Kazan là đòn ngoại giao đa phương của Nga, phá vỡ mảng đáng kể trên mặt trận bao vây, cấm vận kinh tế, tài chính, chính trị, ngoại giao của phương Tây.

Xung đột ở Ukraine thực chất là sự đối đầu giữa Nga với NATO, phương Tây. Đối phương đã không ngại vượt lằn ranh đỏ, ngày càng can dự sâu, rộng và trực tiếp hơn, buộc Moscow phải tìm nhiều cách đáp trả. Hợp tác với Triều Tiên, Iran, Syria… là đòn phản công trên mặt trận quân sự, an ninh, chính trị, ngoại giao của Nga.

Hợp tác, ủng hộ về tinh thần, vật chất, nhân lực quân sự giữa đồng minh, đối tác nhằm đáp lại đòn vây ép của NATO và chứng tỏ Nga không đơn độc trên mặt trận phức tạp, nhạy cảm này. Đồng thời, nó chứa đựng thông điệp rõ ràng, không để phương Tây, NATO tự do hành động, buộc phải cân nhắc, phân tán nguồn lực trên các địa bàn chiến lược và không thể loại Nga ra ngoài, nếu muốn giải quyết các điểm nóng, thách thức toàn cầu.

Hợp tác toàn diện với Moscow, trong đó có lĩnh vực quân sự, là lối thoát quan trọng của Bình Nhưỡng trước đòn cấm vận, sức ép lớn, nhiều mặt từ phương Tây. Triều Tiên có được nguồn cung dồi dào về năng lượng, lương thực và các sản phẩm khác. Quân đội thêm kinh nghiệm thực chiến, có thể được hỗ trợ công nghệ quân sự tiên tiến. Đặc biệt, Bình Nhưỡng tạo được đối trọng với liên minh Mỹ-Nhật-Hàn, có vị thế tốt hơn trong đối phó với căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Phản ứng của phương Tây, Hàn Quốc và Ukraine

Phương Tây, Hàn Quốc, Ukraine lập tức và đồng loạt đưa tin, dự báo khoảng chục nghìn binh sĩ Triều Tiên đang và sẽ hiện diện ở Nga, có thể hỗ trợ, tham gia tác chiến ở Kursk và trên tiền tuyến. Đồng thời với chỉ trích mạnh mẽ, họ tăng cường gặp gỡ, chia sẻ thông tin, trao đổi quan điểm chung, xây dựng chiến lược hành động và biện pháp đối phó.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte đánh giá hợp tác Nga-Triều Tiên chứng tỏ Moscow “ngày càng tuyệt vọng”; đồng thời nhấn mạnh đó là “sự mở rộng nguy hiểm” của chiến sự, xung đột, là mối đe dọa đối với an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và châu Âu-Đại Tây Dương. Đó cũng là quan điểm của nhiều lãnh đạo phương Tây, Hàn Quốc và Ukraine.

Không chỉ lo ngại leo thang căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, Nga được sự hỗ trợ đáng kể ở Ukraine mà phương Tây, NATO còn cho rằng Moscow, Bình Nhưỡng đã lách, vô hiệu hóa nghị quyết về cấm vận. Hơn thế nữa, nó củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết giữa Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, đối trọng với liên minh của Mỹ và đồng minh trên các địa bàn chiến lược.

Ukraine nhấn mạnh hợp tác Nga-Triều Tiên khiến cuộc xung đột vượt ra ngoài phạm vi hai quốc gia, trở nên quốc tế hóa. Hàm ý của Kiev là lệnh trừng phạt chưa đủ, phương Tây, NATO cần phản ứng mạnh mẽ, hỗ trợ, can dự lớn hơn, sâu hơn, dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa trên lãnh thổ Nga.

Phương Tây, NATO thống nhất với chủ trương của lãnh đạo Hàn Quốc, sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào diễn biến hợp tác quân sự Nga - Triều Tiên.

Trên cơ sở đó, họ thống nhất một số biện pháp ban đầu. Phương Tây, EU xác định hợp tác với Hàn Quốc, Ukraine đối phó với Nga, Triều Tiên là “ưu tiên hàng đầu”. NATO tiếp tục tăng cường hợp tác tình báo, chuyên môn, trao đổi tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao, với Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, các đối tác hàng đầu ở khu vực.

Mỹ tuyên bố không giới hạn Ukraine sử dụng vũ khí được viện trợ nếu quân Triều Tiên tham chiến. Hàn Quốc sẵn sàng thay đổi chính sách, cung cấp vũ khí phương tiện quân sự, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Ukraine đối phó với quân đội Triều Tiên.

***

Xung đột ở Ukraine, Trung Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác, ngoài mâu thuẫn nội tại, còn có nguyên nhân sâu xa từ sự đối đầu địa chính trị và ý đồ chiến lược của các cường quốc trên các khu vực trọng điểm và toàn cầu.

Nó vừa thúc đẩy xung đột vừa kéo theo việc củng cố, mở rộng các liên minh, liên kết, tạo sự đối trọng ngày càng lớn, càng sâu giữa các lực lượng, nhất là trên các địa bàn chiến lược; buộc các bên phải tính toán, cân nhắc thận trọng hơn.

Chưa thể dự báo, đánh giá đầy đủ về diễn biến, động thái, phản ứng của phương Tây, NATO liên quan đến hợp tác Nga-Triều Tiên và tác động của nó đến khu vực, các quan hệ song phương, đa phương. Nhưng chắc chắn tình hình ở các điểm nóng sẽ căng thẳng, phức tạp hơn, cục diện ở Ukraine càng khó đoán định hơn.

Không loại trừ khả năng phương Tây, NATO nhân sự kiện đó mà can dự, công khai hiện diện trực tiếp lực lượng quân sự, vũ khí ở Ukraine. Kéo theo hành động đáp trả mạnh của Nga như đã tuyên bố. Khi đó, chưa biết cuộc xung đột sẽ leo thang, mở rộng đến đâu.

Hàn Quốc sắp hành động phản ứng việc Triều Tiên đưa quân đến Nga, đảng đối lập vội dọa luận tội Bộ trưởng Quốc phòng

Hàn Quốc sắp hành động phản ứng việc Triều Tiên đưa quân đến Nga, đảng đối lập vội dọa luận tội Bộ trưởng Quốc phòng

Ngày 30/10, giới chức Hàn Quốc cho biết, nước này dự định cử một nhóm công tác tới Ukraine để theo dõi và phân tích ...

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Thế giới đã rất mệt mỏi, bất an trước cuộc xung đột khốc liệt, đẫm máu, kéo dài chưa thấy điểm dừng ở Ukraine và ...

Khả năng quân Triều Tiên ở Nga: Mỹ tỏ nỗi lo, tuyên bố không 'trói tay' thêm Ukraine về vũ khí tấn công, Hàn Quốc đánh giá 'nghiêm trọng'

Khả năng quân Triều Tiên ở Nga: Mỹ tỏ nỗi lo, tuyên bố không 'trói tay' thêm Ukraine về vũ khí tấn công, Hàn Quốc đánh giá 'nghiêm trọng'

Xoay quanh đồn đoán binh sĩ Triều Tiên có thể tham chiến cùng Nga trong xung đột với Ukraine, ngày 28/10, Mỹ và Hàn Quốc ...

Giữa tin 'nóng' về hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, Moscow sắp đón khách cấp cao từ Bình Nhưỡng

Giữa tin 'nóng' về hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, Moscow sắp đón khách cấp cao từ Bình Nhưỡng

Ngày 29/10, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Choe Son-hui đã lên đường thăm Nga.

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Biểu tượng hợp tác tan tành trong 'phút mốt', chuyện gì sắp xảy ra?

Tuyến đường bộ và đường sắt từng được coi là biểu tượng của sự hợp tác liên Triều đã bị phá hủy. Triều Tiên và ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Vụ Triều Tiên phóng thử ICBM: Có thể đủ sức bao trùm toàn lục địa Mỹ, Trung Quốc tỏ 'nỗi lo'

Vụ Triều Tiên phóng thử ICBM: Có thể đủ sức bao trùm toàn lục địa Mỹ, Trung Quốc tỏ 'nỗi lo'

Nhật Bản đánh giá, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà Triều Tiên phóng sáng 31/10 có thời gian bay lâu nhất so với các tên lửa thử nghiệm ...
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoàng cung Amiri Diwan, Qatar

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoàng cung Amiri Diwan, Qatar

Ngày 31/10, lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính do Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani chủ trì.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Sắc màu Halloween thế giới tới Việt Nam

Sắc màu Halloween thế giới tới Việt Nam

Lễ hội hóa trang Halloween, phong tục có nguồn gốc phương Tây, đã phổ biến trên toàn cầu, có sức hấp dẫn đặc biệt với giới trẻ Việt Nam.
Dự báo thời tiết ngày mai (1/11): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi có nơi rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày mai (1/11): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi có nơi rét, ngày nắng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (1/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chuyển đổi số - tạo sức bật mới cho phát triển đô thị Hà Nội

Chuyển đổi số - tạo sức bật mới cho phát triển đô thị Hà Nội

Baoquocte.vn. Chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu, mà còn là chìa khóa để Hà Nội tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vụ Triều Tiên phóng thử ICBM: Có thể đủ sức bao trùm toàn lục địa Mỹ, Trung Quốc tỏ 'nỗi lo'

Vụ Triều Tiên phóng thử ICBM: Có thể đủ sức bao trùm toàn lục địa Mỹ, Trung Quốc tỏ 'nỗi lo'

Nhật Bản đánh giá, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà Triều Tiên phóng sáng 31/10 có thời gian bay lâu nhất so với các tên lửa thử nghiệm trước đây.
EU tính đường thúc đẩy kết nạp Ukraine, Moldova

EU tính đường thúc đẩy kết nạp Ukraine, Moldova

Liên minh châu Âu (EU) hy vọng sẽ mở được tất cả các chương đàm phán với Ukraine và Moldova vào năm 2025.
Triều Tiên ra tuyên bố về vụ phóng ICBM, nói lập kỷ lục, Mỹ-Nhật Bản phản đối, Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh khẩn

Triều Tiên ra tuyên bố về vụ phóng ICBM, nói lập kỷ lục, Mỹ-Nhật Bản phản đối, Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh khẩn

Triều Tiên khẳng định đã phóng ICBM vào sáng 31/10 và sẽ không bao giờ thay đổi chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân của mình.
Nga: 'Nếu phương Tây hỗ trợ Ukraine, tại sao Triều Tiên lại không thể giúp chúng tôi?'

Nga: 'Nếu phương Tây hỗ trợ Ukraine, tại sao Triều Tiên lại không thể giúp chúng tôi?'

Nga tiếp tục bảo vệ mối quan hệ hợp tác với Triều Tiên, trong bối cảnh phương Tây ngày càng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về cái 'bắt tay' này.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Mikati lạc quan thận trọng, hé lộ 'con đường sống', Israel tính điều kiện ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Mikati lạc quan thận trọng, hé lộ 'con đường sống', Israel tính điều kiện ngừng bắn

Thủ tướng Lebanon cho hay, lệnh ngừng bắn cho xung đột Israel-Hezbollah có thể đạt được trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11.
Canada 'chậm chân' trong cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO

Canada 'chậm chân' trong cam kết chi tiêu quốc phòng của NATO

Nếu Canada muốn đạt mức chi tiêu quân sự của NATO, nước này phải tăng gần gấp đôi mức chi tiêu quốc phòng hiện nay lên tới 81,9 tỷ CAD (58,92 tỷ USD).
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động