Nhỏ Bình thường Lớn

Hướng nghiệp trong giáo dục: Những việc cần làm ngay

Dù năm nào ngành giáo dục cũng có nhiều văn bản, chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý nghiêm hiện tượng khuyên học sinh yếu kém không thi vào lớp 10 nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Báo TG&VN chia sẻ góc nhìn của hai chuyên gia giáo dục để cùng tìm ra cánh cửa cho câu chuyện hướng nghiệp.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội)

Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).

Thực tế tình trạng ngăn cản hoặc khuyên học sinh yếu, kém không thi vào lớp 10 để lấy thành tích đã tồn tại từ lâu chứ không phải câu chuyện mới. Việc này là vi phạm quyền được học tập của trẻ em.

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu đúng về phân luồng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải làm liên tục chứ không phải chỉ đến cuối năm lớp Chín mới thực hiện. Bởi điều này gây ra căng thẳng, rối loạn xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những giải pháp căn cơ để giải quyết, không thể để tình trạng này kéo dài.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta phải giải quyết ở từng lớp, từng cấp học chứ không để tình trạng từ lớp Một đến lớp Năm vẫn không đọc thông, viết thạo vì chạy theo thành tích nên không để học sinh lưu ban. Với học sinh cấp hai, mỗi năm phải kiểm tra, đánh giá học sinh để thực hiện khẩu hiệu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề ra: Học thật, thi thật để tạo ra nhân tài thật.

Theo tôi, các trường cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh theo từng học kỳ, từng năm học. Việc kiểm tra, đánh giá, rèn luyện học sinh cần thực chất, nghiêm túc, giao trách nhiệm cho giáo viên, không thả nổi cho học sinh nào cũng được lên lớp dù học lực yếu. Từng trường, từng giáo viên cũng như các cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm, làm sao để công tác đánh giá, kiểm tra đúng với khung Bộ đề ra.

Bên cạnh đó, một điểm quan trọng là rèn học sinh về phẩm chất và năng lực thật. Em nào không đạt yêu cầu thì phải cho thi lại, làm sao để bản thân học sinh biết trân trọng những kết quả mình đạt được. Từ đó, các em mới cố gắng, nỗ lực, phấn đấu và tiến bộ. Mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát huy được khả năng chứ không thể “cào bằng”, không lấy điểm số, thành tích làm thước đo.

Nếu các trường, phòng, sở giáo dục và đào tạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá theo từng năm học thì có thể lấy điểm tổng kết bốn năm học bậc THCS để làm căn cứ, cơ sở cho các trường THPT xét tuyển học sinh vào lớp 10, thay vì một kỳ thi vào lớp 10 công lập gây áp lực cho cả học sinh lẫn phụ huynh như hiện nay.

Tuy vậy, điều quan trọng để học sinh phải chịu trách nhiệm về việc học của mình, phải làm sao tạo động lực cho các em thực sự cố gắng. Tôi vẫn hay nói, nếu thầy giỏi mà học sinh không cố gắng cũng khó có kết quả tốt. Xã hội sẽ dùng đến năng lực riêng của từng em, quan trọng là không bỏ lại học sinh nào ở phía sau.

Ngoài việc nâng cao chất lượng bằng việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, giúp đỡ học sinh thì các mô hình trường học cấp hai và cấp ba hiện nay phải thay đổi, đó là học gắn với thực tế. Theo tôi, hướng nghiệp phải làm được ba việc sau: Thứ nhất, bản thân học sinh phải có trách nhiệm với việc học và tương lai của mình.

Thứ hai, khi học hết THCS học sinh phải trả lời được câu hỏi mình mong muốn làm nghề gì? Từ đó, để lên cấp ba, các em có thể chọn môn học cho phù hợp. Theo tôi, học sinh phải có định hướng nghề nghiệp sớm nhưng nhà trường hiện nay vẫn “thả nổi” vấn đề này. Để tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng thì nhà trường phải gắn việc học với định hướng nghề nghiệp của từng em, để học sinh có điều kiện trải nghiệm thực tế. Trò chuyện với học sinh, cho các em biết làm bác sĩ khó khăn thế nào, làm giáo viên cần những tố chất gì, làm thợ máy, lái ô tô phải ra sao để từ đó, các em hình dung được những cái khó của từng công việc cụ thể.

Thứ ba, nếu đã phân luồng thì mô hình học phải phù hợp với học sinh. Có nghĩa, với cấp ba, tất cả các trường chỉ học một chương trình là không đúng.

Tôi mong Nhà nước đổi mới cách đầu tư, đổi mới công tác quản lý trường học; giao cho các trường học ở từng địa phương được tự chủ xây dựng đội ngũ giáo viên riêng để thực hiện các mục tiêu. Đồng thời, gắn giáo dục với đời sống, nâng cao nhân lực của mỗi địa phương.

Khánh Ly, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Giám đốc điều hành FPT Schools Hà Nội và Bắc Giang

Điểm số chỉ là một trong nhiều chỉ số đánh giá

Khánh Ly, Phó Chủ tịch, Hội đồng trường, Giám đốc điều hành FPT Schools Hà Nội và Bắc Giang.
Khánh Ly, Phó Chủ tịch, Hội đồng trường, Giám đốc điều hành FPT Schools Hà Nội và Bắc Giang.

Bất kỳ học sinh nào nếu đủ điều kiện theo quy định đều có quyền được thi vào lớp 10. Hướng nghiệp là vấn đề được ngành giáo dục vô cùng quan tâm, có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục tổng thể.

Điều này được thể hiện rất rõ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp được giảng dạy từ cấp trung học cơ sở đến cấp trung học phổ thông và là hoạt động bắt buộc.

Để tiến hành tốt hoạt động hướng nghiệp lại không hề dễ dàng, đòi hỏi giáo viên có chuyên môn, các điều kiện giáo dục, sự phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong khi đó, gia đình thiếu thông tin hướng nghiệp, tập trung cho con các môn văn hóa để thi vào lớp 10, dẫn đến việc đành dùng điểm số các môn văn hóa là tham số để tư vấn.

Hiện nay, chương trình giáo dục đã thay đổi, học sinh được đánh giá một cách toàn diện, giáo dục hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực. Điểm số giờ đây chỉ là một trong nhiều chỉ số đánh giá học sinh. Kiểm tra đánh giá thay đổi thì phương pháp dạy và học cũng thay đổi theo. Giáo dục hướng tới cá nhân hóa, mục tiêu mỗi học sinh trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Khi các em được nhìn nhận bản thân dưới nhiều hệ quy chiếu khác nhau, dưới sự định hướng phù hợp của giáo viên thì mỗi cá nhân sẽ tự hình thành cho mình một thế giới quan đúng đắn.

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ truyền thống mặc định rằng nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non. Định kiến này cần được xóa ...

'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

TS. Bùi Phương Việt Anh, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam cho rằng, giáo dục - đào tạo phải ...

Xu hướng ứng dụng nền tảng học thông minh vào chuyển đổi số trong giáo dục

Xu hướng ứng dụng nền tảng học thông minh vào chuyển đổi số trong giáo dục

Chuyển đổi số giáo dục đã, đang và chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho giáo viên, học sinh. Chính vì ...

Phân luồng cần đảm bảo quyền được thi lớp 10 công lập của tất cả học sinh

Phân luồng cần đảm bảo quyền được thi lớp 10 công lập của tất cả học sinh

Phân luồng sau cấp THCS là cần thiết nhưng phải đảm bảo quyền được thi lớp 10 THPT công lập của tất cả học sinh, ...

Bộ GD&ĐT công bố danh sách học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng đại học

Bộ GD&ĐT công bố danh sách học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng đại học

Bộ GD&ĐT vừa thông tin có 139 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thẳng vào ĐH,CĐ trong năm nay.