Indonesia nỗ lực tránh lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch

Indonesia không cần quá lo lắng về việc dự trữ nhiên liệu hóa thạch suy giảm, bởi nước này có khả năng tạo ra nguồn năng lượng tái tạo to lớn. Trong đó, địa nhiệt là một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng của Indonesia nhờ có địa hình núi lửa. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
indonesia no luc tranh le thuoc vao nhien lieu hoa thach Indonesia: Động đất ngoài khơi Bali, cảnh báo sóng thần
indonesia no luc tranh le thuoc vao nhien lieu hoa thach Indonesia: phát hiện vùng đất từng có loài vật kỳ quái sinh sống

Bài toán về tài chính

Các chuyên gia ước tính nước này sở hữu 40% tiềm năng địa nhiệt của thế giới, vào khoảng 29.000 MW. Tuy nhiên, Indonesia cần nguồn tài chính để tạo ra năng lượng tái tạo. Chính phủ mong muốn các nguồn năng lượng tái tạo sẽ đóng góp 23% sản lượng điện đến năm 2025 và quốc gia này cam kết cắt giảm 29% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. 

indonesia no luc tranh le thuoc vao nhien lieu hoa thach
Ảnh minh họa: Indonesia đang phải đứng trước những bài toán về năng lượng để giải quyết các vấn đề môi trường. (Nguồn: IEA)

Để tạo thuận lợi cho việc tạo ra các nguồn năng lượng tái tạo, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (ESDM) đang khuyến khích doanh nghiệp PT Sarana Multi Infrastruktur (SMI), một công ty tài trợ cho cơ sở hạ tầng của nhà nước, đóng góp cho nỗ lực tạo ra năng lượng mới và năng lượng tái tạo bằng cách cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp. 

Tại một buổi báo cáo về dự án năng lượng tái tạo của Indonesia ở thủ đô Jakarta ngày 28/9, Thứ trưởng ESDM Arcandra Tahar cho biết chính phủ nước này đang tìm kiếm các nguồn tài chính "giá rẻ" để tạo ra năng lượng mới và năng lượng tái tạo ở Indonesia. Ông cho hay ESDM đang cố gắng thực hiện kế hoạch thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi, trong đó có việc khuyến khích SMI dành một số khoản vay cho các dự án tạo ra năng lượng mới và năng lượng tái tạo.    

Ông Tahar cho biết nhiều tổ chức tài chính đang đề nghị cung cấp tài chính cho chính phủ để thực hiện các dự án này, trong đó, các đối tác châu Âu đưa ra mức lãi suất dưới 5%. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng cho đến bây giờ vẫn chưa có đề xuất nào thành hiện thực vì chính phủ cũng đang tính toán và nghiên cứu những yêu cầu của họ. Quan chức này nhấn mạnh rằng, chính phủ sẽ tiếp tục khuyến khích các tổ chức/thể chế cung cấp các khoản vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu năng lượng tái tạo của đất nước. ESDM cũng đang tích cực kết nối các bên liên quan để huy động nguồn vốn giá rẻ cho việc thực hiện các dự án trên.   

indonesia no luc tranh le thuoc vao nhien lieu hoa thach
Indonesia không cần quá lo lắng về việc dự trữ nhiên liệu hóa thạch suy giảm, bởi nước này có khả năng tạo ra nguồn năng lượng tái tạo to lớn. (Nguồn: Edie.net)

Hướng tới mục tiêu năng lượng mới và tái tạo chiếm 23%

ESDM ghi nhận rằng tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Indonesia có thể đạt 441,7 gigawatt (GW). Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Năng lượng tái tạo và Bảo tồn Năng lượng của ESDM, sản lượng của các nhà máy sản xuất điện trong năm nay chỉ đạt 8,8 GW, tương đương 2% con số trên.

Do đó, Hạ viện nước này đã hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ để tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo của đất nước, đặc biệt là địa nhiệt với trữ lượng được đánh giá là lớn nhất trên thế giới. 

Theo Hạ nghị sỹ Agus Hermanto, để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 23% trong sản xuất điện năng, Indonesia cần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo hoặc năng lượng thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, ông Hermanto cũng nhắc đến một chính sách năng lượng mới và năng lượng tái tạo đã được đề ra trong Quy chế Tổng thống số 79 năm 2014 về Chính sách năng lượng quốc gia. Chính sách này nhằm tạo ra các nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ. 

Đất nước vạn đảo phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc tạo ra năng lượng thân thiện với môi trường nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí. Khó khăn chính là việc bảo đảm sự chắc chắn của quy định và các khía cạnh kinh tế trong việc tạo ra năng lượng tái tạo.

Thêm vào đó, nước này sẽ cần những bước đi táo bạo dưới hình thức kết hợp chính sách và ý chí chính trị để khuyến khích sự sản sinh năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. Để đạt được mục tiêu năng lượng mới và năng lượng tái tạo chiếm 23% sản lượng điện vào năm 2025, chính phủ Indonesia đã đưa ra nhiều chiến lược khác nhau. Ví dụ, trong lĩnh vực địa nhiệt, Bộ trưởng ESDM đã ban hành Quy định số 36 về Quy trình Điều tra sơ bộ (PSP) và Khảo sát - Khám phá Sơ bộ (PSPE). 

Các cơ chế này cho phép chính phủ chỉ định doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đánh giá địa chất, địa hoá, địa vật lý, tích hợp để tiến hành khoan giếng thăm dò nhằm thu thập thông tin dự đoán trữ lượng địa nhiệt. Một số đột phá khác đã được thực hiện để tăng đầu tư cho các dự án địa nhiệt. 

indonesia no luc tranh le thuoc vao nhien lieu hoa thach Indonesia chuẩn bị 2 triệu tấn gạo cho tháng lễ Ramadan

Ngày 17/5, Tổng Giám đốc Bulog - Cơ quan Hợp tác Nhà nước Indonesia Djarot Kusumayakti tuyên bố, Bulog sẽ là nguồn chính để cung cấp lương ...

indonesia no luc tranh le thuoc vao nhien lieu hoa thach Chính sách mới của ông Trump ảnh hưởng đến Indonesia

Ông Trump đã tách Mỹ khỏi Indonesia và châu Á theo các mức độ khác nhau. Điều đó đã đặt dấu chấm hết cho các ...

indonesia no luc tranh le thuoc vao nhien lieu hoa thach Indonesia lạc quan về sản lượng gạo năm 2017

Theo Cơ quan hậu cần Nhà nước Indonesia (Bulog), trong năm 2017, nước này sẽ nỗ lực bình ổn giá gạo và phân bổ một ...

(theo Antara News)

Đọc thêm

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động