Intel ra mắt Sách giáo khoa điện tử Classbook thế hệ mới

Tập đoàn Intel vừa phối hợp cùng NXB Giáo dục, Đại sứ quán Mỹ và trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội giới thiệu sách giáo khoa điện tử Classbook thế hệ mới tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sách giáo khoa điện tử giúp học sinh giảm tải gánh nặng mang vác sách khi đến trường. (Ảnh minh họa)

Việc ra mắt sách giáo khoa điện tử Classbook thế hệ mới là kết quả của một chuỗi nỗ lực hợp tác giữa các bên nhằm phục vụ chủ trương đổi mới giáo dục của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời hưởng ứng sáng kiến đồng hành cùng chương trình “Máy tính cho cuộc sống” do Bộ Thông tin và Truyền thông khởi xướng.

Sách giáo khoa điện tử Classbook thế hệ mới là một thiết bị giáo dục chuyên dụng được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và là sản phẩm của sự hợp tác chặt chẽ giữa Intel, NXB Giáo dục cùng các đối tác chiến lược khác trong thời gian qua.

Sách giáo khoa điện tử Classbook thế hệ mới được cài sẵn trọn bộ hơn 300 đầu SGK điện tử tương tác và bổ trợ theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo từ lớp 1 đến lớp 12. Trong suốt thời gian sử dụng thiết bị, người dùng có thể cập nhật miễn phí mọi tái bản của các nội dung này.

Không chỉ dừng lại ở nội dung chuyển tải trong sách giáo khoa truyền thống, Sách giáo khoa điện tử Classbook còn hỗ trợ việc biên tập và gắn kết với những nội dung đa phương tiện mở rộng cho bài học và cung cấp những chức năng cho phép học sinh có thể tương tác với nội dung bài học. Trên Classbook còn có rất nhiều ứng dụng bổ trợ cho nhiều môn học, thích ứng với các độ tuổi khác nhau và các phần mềm tương tác cần thiết cho môi trường lớp học thế hệ mới.

Điểm mới của Classbook thế hệ mới là được tích hợp thêm giáo trình "Shaping The Way We Teach English" của Đại học Oregon (bản Việt hóa) do ĐSQ Mỹ tại Việt Nam cùng Đề án 2020 đồng tài trợ. Bên cạnh đó, thiết bị còn được trang bị nội dung đào tạo giáo viên theo chuẩn B1 và B2 cũng như các nội dung tiếng Anh cho học sinh phổ thông của trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Về công nghệ, Classbook thế hệ mới sử dụng nền tảng Intel với bộ vi xử lý Intel AtomTM lõi kép, bộ nhớ RAM 1GB, bộ nhớ trong 16GB dành cho lưu trữ dữ liệu, tích hợp loa và micro, pin sử dụng liên tục trong 8 tiếng, có khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD và hệ điều hành Android.

Thiết bị cũng sở hữu màn hình cảm ứng đa điểm cao cấp 8.0 inch, sử dụng công nghệ chống lóa IPS hỗ trợ tối đa cho thị lực của người dùng, giúp các em học sinh có thể sử dụng một cách thoải mái tựa như những quyển sách giáo khoa bằng giấy thông thường.

P.V

Đọc thêm

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động