Iran sẽ sớm tung "đòn" trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ

TGVN. Trang mạng chuyên phân tích thông tin địa chính trị toàn cầu Stratfor, có trụ sở tại Mỹ nhận định rằng nhiều khả năng Iran sẽ tiếp tục gia tăng các hoạt động gây hấn trong thời gian tới bởi cơ hội để làm được điều đó đang rộng mở.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
iran se som tung don tra dua lenh trung phat cua my Trước khi từ chức, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ phản đối Tổng thống Mỹ dỡ bỏ một phần trừng phạt Iran
iran se som tung don tra dua lenh trung phat cua my Iran cảnh báo chống lại bất kỳ "âm mưu nào do kẻ xấu dàn dựng"
iran se som tung don tra dua lenh trung phat cua my
Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy Iran sẽ vẫn tiếp tục chiến lược đáp trả của mình. (Nguồn: Getty Images)

Đúng một năm trước, Mỹ đã áp thêm các lệnh trừng phạt đối với ngành xuất khẩu dầu khí của Iran sau khi Washington quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015. Kể từ đó đến nay, Chính quyền Trump liên tục gia tăng sức ép với Iran.

Để đáp trả, Iran đã thực thi chiến lược gây hấn nhằm buộc Mỹ phải trả giá đắt cho chiến dịch trừng phạt nhắm vào họ bằng cách tấn công các cơ sở sản xuất và xuất khẩu dầu khí của các nước đồng minh Trung Đông thân cận với Mỹ.

Mặc dù Iran chưa bao giờ công khai thừa nhận đứng đằng sau hoặc có liên quan đến bất kỳ vụ tấn công lớn nào nhằm vào các mục tiêu lớn ở khu vực vịnh Persia (kể cả các cơ sở sản xuất dầu khí hay các cơ sở hạ tầng khác) kể từ khi xảy ra vụ việc hai nhà máy sản xuất dầu Abqaiq và Khurais của Saudi Arabia bị tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào ngày 14/9, nhưng nguy cơ chiến tranh leo thang vẫn hiện hữu bởi Mỹ vẫn duy trì chiến dịch “gây sức ép tối đa” nhằm vào Iran và chế độ hiện đang nắm quyền tại quốc gia này.

Khó khăn bủa vây

Trong thời gian tới, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn vì Iran đã tuyên bố những bước tiếp theo của họ nhằm giảm bớt cam kết và rút dần khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 vào ngày 7/11/2019.

Kể từ sau khi xảy ra các vụ tấn công vào ngày 14/9, Mỹ đã gia tăng đáng kể sức ép đối với Iran thông qua nhiều lệnh trừng phạt bổ sung khiến Iran gần như không thể nhập khẩu được gì, kể cả các nhu yếu phẩm, thuốc men và hàng hóa viện trợ.

Đầu tiên, vào ngày 20/9, Mỹ trực tiếp đáp trả các vụ tấn công Saudi Arabia bằng việc áp lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng trung ương và Quỹ phát triển quốc gia của Iran theo sắc lệnh 13224 với lý do Iran đã cung cấp tài chính cho 2 lực lượng mà Mỹ đã xác định là 2 tổ chức khủng bố - Hezbollah và Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC).

Tuyên bố của Mỹ hôm đó cũng không phải là tuyên bố đầu tiên Mỹ mà đưa ra để trừng phạt Ngân hàng trung ương Iran. Trước đó, một số lệnh trừng phạt đã được áp dụng đối với ngân hàng này, nhưng Mỹ vẫn cho phép có ngoại lệ đối với các giao dịch viện trợ nhân đạo thông qua ngân hàng.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt mới theo sắc lệnh 13224 không bao gồm các điều khoản ngoại lệ và hướng dẫn của Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ cũng không phân định rõ quy trình tiến hành các giao dịch kiểu như vậy.

Chính vì thế, các tổ chức tài chính nước ngoài đã ngừng các giao dịch liên quan đến hoạt động nhân đạo thông qua Ngân hàng trung ương Iran, vốn là một phần rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng của Iran bởi nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của quốc gia này.

Mạng lưới thi hành luật pháp đối với tội phạm tài chính (FinCEN) thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã ra tuyên bố vào ngày 25/10, xác địnhh Iran là mối quan ngại hàng đầu về rửa tiền theo Mục 311, Đạo luật Yêu nước của Mỹ. Quan trọng hơn nữa là FinCEN cũng ra phán quyết cuối cùng về vấn đề này – vốn đã được đề xuất từ thời cựu Tổng thống Barack Obama nhưng bị trì hoãn trong quá trình các bên liên quan đàm phán JCPOA.

Phán quyết cuối cùng này sẽ buộc các ngân hàng Mỹ phải tăng cường kiểm soát khi giao dịch với các tổ chức tài chính nước ngoài có tài khoản của Iran. Và bởi việc kiểm soát này làm phát sinh thêm chi phí nên hệ thống tài chính Mỹ nói chung và các ngân hàng nước ngoài nói riêng đều chấm dứt hợp tác hay giao dịch với các tài khoản nghi ngờ nằm trong diện được đề cập ở Mục 311.

Hiện những ảnh hưởng do sắc lệnh của Mỹ đã trở thành vấn đề chính trị ở nhiều nước. Ví dụ, các ngân hàng Malaysia, do lo ngại các ngân hàng Mỹ sẽ đóng tài khoản Malaysia nếu nước này không tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ, đã bắt đầu đóng các tài khoản cá nhân và tài khoản công ty của Iran.

Sự gia tăng các lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ đối với Iran khiến tình hình trong nước Iran ngày càng khó khăn hơn. Báo cáo của Tổ chức giám sát nhân quyền ngày 29/10 đã miêu tả chi tiết những khó khăn do tình trạng thiếu thực phẩm và thuốc men ở Iran dù phía Mỹ vẫn khăng khăng cho rằng các lệnh trừng phạt của họ không nhằm vào các giao dịch liên quan tới viện trợ nhân đạo.

Giờ đây khi Bộ Tài chính Mỹ đã ra phán quyết cuối cùng, Iran sẽ phải tiến hành cải tổ đáng kể, kể cả thông qua các dự luật từ lâu đã bị trì hoãn để điều chỉnh sao cho phù hợp với những quy tắc của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố nếu muốn FinCEN đảo ngược các phán quyết của họ.

Điều đáng nói hơn nữa là, kể cả khi phán quyết có được đảo ngược thì cũng vẫn không đủ sức thuyết phục để các tổ chức tài chính nước ngoài nhanh chóng cho phép mở lại ngay các tài khoản liên quan đến Iran, và như vậy những lợi ích kinh tế mà Iran có thể được hưởng nếu đạt được thỏa thuận với Mỹ cũng sẽ rất hạn chế.

iran se som tung don tra dua lenh trung phat cua my Cuộc chơi mạo hiểm của Mỹ và Iran tại Trung Đông

TGVN. Tuần báo Al-Ahram của Ai Cập vừa có bài phân tích, dự báo về những động thái và tính toán của Mỹ và Iran ...

Cơ hội cho Iran

Những động thái mới của Chính quyền Mỹ sẽ gây thêm khó khăn cho châu Âu trong việc xây dựng các cơ chế tài chính dành riêng cho các giao dịch viện trợ nhân đạo như Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX).

Mà ngay cả INSTEX cũng đã trở thành mục tiêu công kích của các quan chức Iran khi họ tuyên bố sẽ không thông qua bất kỳ đạo luật nào nữa để phù hợp với các quy chế của INSTEX.

Iran vẫn còn thời gian từ nay đến giữa tháng 2/2020 để đáp ứng các tiêu chuẩn về chống rửa tiền và chống khủng bố của FATF. Nếu Iran không làm được như vậy, thì FATF chắc chắn sẽ tiến hành các biện pháp đối phó với Iran, vốn được tạm ngưng kể từ năm 2016.

Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy Iran sẽ vẫn tiếp tục chiến lược đáp trả của mình và rất có thể một số sự kiện lớn sắp diễn ra trong thời gian tới sẽ là cơ hội cho Iran tiến hành kế hoạch của mình.

Đầu tiên là thời hạn 60 ngày lần thứ tư Iran đưa ra cho các nước châu Âu để họ có hành động bảo vệ lợi ích của Tehran theo JCPOA đến hạn vào ngày 7/11, và Iran đã tuyên bố giảm thêm một số cam kết của mình trong thỏa thuận này.

Hiện cũng có những đồn đoán của phe bảo thủ cho rằng Tehran có thể sẽ hạn chế Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tiếp cận các cơ sở hạt nhân của Iran. Nhưng động thái cực đoan như vậy, nếu xảy ra, có thể khiến cả Mỹ và IAEA thực hiện những hành động đáp trả nặng tay, nhất là khi IAEA có giám đốc mới kể từ tháng 12 tới.

Thay bằng hành động cực đoan, Iran có thể lựa chọn phản kháng mềm mỏng hơn bằng cách tiếp tục tiến hành lắp đặt thêm các máy quay ly tâm làm giàu urani nhưng cẩn trọng không để bị vượt quá ngưỡng cho phép, khiến các bên liên quan phải áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp được quy định trong JCPOA.

Quy trình giải quyết tranh chấp này, nếu khởi động, có thể khiến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp thêm lệnh trừng phạt đối với Iran mà Nga hay Trung Quốc cũng không thể phủ quyết.

Có lẽ điều mà Mỹ, châu Âu và Saudi Arabia quan ngại hơn cả là Iran có thể sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia, hoặc các mục tiêu khác trong khu vực. Các cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra trong tháng 12 hay sự kiện Công ty dầu khí nhà nước Saudi Arabia bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên trên thị trường chứng khoán trong nước cũng vào tháng 12 có thể là cơ hội để Iran tấn công các cơ sở hạ tầng dầu khí trong khu vực.

Tất nhiên, Saudi Arabia và Mỹ đều đã tăng cường bảo vệ an ninh xung quanh các cơ sở này và một cuộc tấn công quy mô lớn như hồi tháng 9 khó có thể được thực hiện trót lọt. Và các vụ tấn công Saudi Arabia của Iran cũng có thể khiến một số nước châu Âu lựa chọn cách tiếp cận cứng rắn hơn khi đàm phán về chương trình tên lửa của Iran. Tehran có thể cũng đã nhận ra rằng những vụ tấn công lớn như hôm 14/9 mang tính khiêu khích quá mức và nếu được tiếp tục sẽ đẩy châu Âu lại gần hơn với Mỹ.

Tuy vậy, với việc Saudi Arabia đang trông chờ sự kiện công ty Saudi Aramco niêm yết cổ phiếu lần đầu và Mỹ vẫn tiếp tục áp các lệnh trừng phạt đối với Iran, nguy cơ chiến tranh leo thang vẫn hiện hữu. Và chính nguy cơ đó khiến cho không chỉ Saudi Arabia mà cả các nước láng giềng khác ở Trung Đông phải phấp phỏng lo ngại.

iran se som tung don tra dua lenh trung phat cua my Gọi Mỹ là 'kẻ thù không đội trời chung', Iran gửi cảnh cáo mạnh mẽ đến Washington

TGVN. Ngày 3/11, Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố, Tehran sẽ không đầu hàng trước sức ép từ đối thủ ...

iran se som tung don tra dua lenh trung phat cua my Iran 'tố' Mỹ cản trở quan hệ Tehran - Riyadh

TGVN. Ngày 15/10, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani cho rằng, Mỹ đang cản trở xu hướng ấm lên trong các mối quan hệ ...

iran se som tung don tra dua lenh trung phat cua my Điểm nóng vùng Vịnh: Khi lý trí bị thử thách

TGVN. Vụ việc tàu chở dầu Iran bốc cháy, được Iran cho là bị trúng tên lửa, tưởng đã “đổ thêm dầu” vào chảo lửa ...

(theo Stratfor)

Xem nhiều

Đọc thêm

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động