Israel đi bước gây nguy cơ dẫn đến căng thẳng Bờ Tây, Mỹ-EU khó làm ngơ, Tổng thống Biden phải ra mặt

Bảo Minh
Ngày 21/3, Quốc hội Israel đã bãi bỏ đạo luật rút quân năm 2005 nhằm sơ tán người dân khỏi 4 khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây song song với việc rút quân khỏi Dải Gaza.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Israel đi bước gây nguy cơ dẫn đến căng thẳng Bờ Tây, Mỹ-EU khó làm ngơ, Tổng thống Biden phải ra mặt. (Nguồn:AP)
Một khu định cư Do Thái ở Bờ Tây. (Nguồn:AP)

Động thái do chính phủ liên minh cực hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu thúc đẩy theo đề nghị của các chính trị gia ủng hộ mở rộng hoạt động định cư trên lãnh thổ chiếm đóng của người Palestine.

Trong bối cảnh quan hệ Israel-Palestine đang có chiều hướng gia tăng căng thẳng, động thái này có thể “bật đèn xanh” cho những người định cư Do Thái quay trở lại các khu định cư vốn bị bỏ hoang và điều này tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ căng thẳng trở lại.

Hầu hết, cộng đồng quốc tế đều coi hoạt động định cư của Israel trên phần đất chiếm đóng của người Palestine ở Bờ Tây là bất hợp pháp

Ngày 22/3, Văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã tìm cách trấn an mối quan ngại của quốc tế về động thái trên, đồng thời khẳng định: “Chính phủ không có ‎ý định lập các cộng đồng dân cư mới ở các khu vực này”.

Năm 2005, Thủ tướng Israel khi đó Ariel Sharon đã quyết định rút các lực lượng vũ trang khỏi Dải Gaza và ra lệnh sơ tán các khu định cư của nước này ở khu vực trên, cùng 4 khu định cư khác ở phía Bắc Bờ Tây.

Những người dân bị buộc phải sơ tán sau đó được Israel hỗ trợ nhà ở để tái định cư, song do tốc độ tăng dân số và giá bất động sản tăng chóng mặt như hiện nay, nhiều người Israel vẫn muốn quay về các khu định cư cũ để giải quyết khó khăn về nhà ở.

Trong một động thái hiếm hoi, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày đã triệu Đại sứ Israel tại Washington tới để bày tỏ quan ngại về động thái của Nhà nước Do Thái.

Trao đổi với báo giới sau cuộc gặp, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vendat Patel cáo buộc Israel đã vi phạm các cam kết với Washington khi bãi bỏ một phần của luật rút quân 2005.

Nhà ngoại giao cũng đánh giá, động thái này là "đặc biệt khiêu khích và phản tác dụng đối với những nỗ lực nhằm khôi phục không khí hòa bình trước thềm tháng lễ Ramadan, Lễ Vượt qua và Lễ Phục sinh".

Theo ông, cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon hồi năm 2004 đã hứa với Tổng thống Mỹ khi đó là George Bush rằng, ông sẽ sơ tán người dân của Nhà nước Do Thái khỏi 24 khu định cư ở Gaza và 4 khu định cư ở phía Bắc thành phố Samaria thuộc Bờ Tây.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và lên tiếng phản đối việc bãi bỏ đạo luật này.

Trong khi đó, cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng cho rằng, việc Israel bãi bỏ luật rút quân 2005 đã đẩy lùi khả năng nối lại tiến trình hòa bình Trung Đông và "quyết định của Quốc hội Israel rõ ràng là một bước lùi".

EU coi các khu định cư là bất hợp pháp theo luật quốc tế, tạo thành "một trở ngại lớn cho hòa bình và đe dọa sự tồn tại của giải pháp hai nhà nước".

Trong một thông báo, văn phòng của Đại diện về an ninh và chính sách đối ngoại EU Josep Borrell nhận định, đạo luật nói trên ảnh hưởng tới các nỗ lực giảm căng thẳng và ngăn chặn khả năng triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin giữa Israel và Palestine.

Tình hình Ukraine: Kiev nói bị tấn công bằng UAV, Mỹ đẩy nhanh hành động, Nga cảnh cáo kế hoạch của Anh

Tình hình Ukraine: Kiev nói bị tấn công bằng UAV, Mỹ đẩy nhanh hành động, Nga cảnh cáo kế hoạch của Anh

Ngày 22/3, giới chức Ukraine cho biết, Nga đã tiến hành các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào khu ...

Kết thúc hội nghị với Israel, quan chức Palestine hài lòng nói tiến trình hòa bình 'được hồi sinh'

Kết thúc hội nghị với Israel, quan chức Palestine hài lòng nói tiến trình hòa bình 'được hồi sinh'

Ngày 20/3, Tổng thư ký Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Hussein al-Sheikh cho biết, "tiến trình hòa bình giữa Israel ...

Điểm tin thế giới sáng 23/3: Trung Quốc-Campuchia tập trận, quan hệ Jordan-UAE 'trục trặc', tái thiết Ukraine cần hơn 400 tỷ USD

Điểm tin thế giới sáng 23/3: Trung Quốc-Campuchia tập trận, quan hệ Jordan-UAE 'trục trặc', tái thiết Ukraine cần hơn 400 tỷ USD

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/3.

Thủ tướng Nhật Bản đến Ukraine: Nâng cấp quan hệ, 'bơm' gần nửa tỷ USD cho Kiev, chính sách với Nga có đổi?

Thủ tướng Nhật Bản đến Ukraine: Nâng cấp quan hệ, 'bơm' gần nửa tỷ USD cho Kiev, chính sách với Nga có đổi?

Ngày 22/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo, Tokyo và Kiev đã quyết định nâng cấp các mối quan hệ song phương trong chuyến ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky trao thưởng cho các anh hùng, Kiev cần 411 tỷ USD tái thiết đất nước, Nga cảnh báo về mối đe dọa toàn châu Âu

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky trao thưởng cho các anh hùng, Kiev cần 411 tỷ USD tái thiết đất nước, Nga cảnh báo về mối đe dọa toàn châu Âu

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 22/3 cho biết, nhu cầu của Ukraine trong việc tái thiết và phục hồi đất nước đã tăng lên ...

(theo AP, NBC News)

Đọc thêm

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đánh giá cao những đóng góp của Báo Thế giới & Việt Nam trong việc củng cố và phát triển quan ...
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động