Xung đột Israel-Hamas: Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố, sau khi tiêu diệt Hamas, để loại bỏ các nguy cơ, Israel sẽ thiết lập chế độ kiểm soát an ninh tại Dải Gaza. (Nguồn: Reuters) |
Tuyên bố này được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra ngày 10/11 trong cuộc gặp với người đứng đầu các chính quyền thành phố miền Nam nước này.
Tin liên quan |
Mỹ-Trung Quốc xác nhận thời điểm và nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, Đại sứ Tạ Phong nói về những thách thức |
Trong bối cảnh Israel đang đẩy mạnh chiến dịch trên bộ tại Gaza nhằm tiêu diệt phong trào Hồi giáo Hamas, việc quản lý Gaza sau khi kết thúc xung đột đang là vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm.
* Cùng ngày (10/11), quân đội Israel thông báo lực lượng nước này sẽ tiêu diệt các tay súng Hamas nếu phát hiện các tay súng này nổ súng từ các bệnh viện ở Dải Gaza. Thông báo được đưa ra khi nổ súng đẫm máu vẫn đang xảy ra tại các bệnh viện trên vùng lãnh thổ này.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn quân đội Israel Richard Hecht khẳng định: “Hamas đang hoạt động từ bên trong bệnh viện”.
Trước đó, các bác sĩ Palestine cho biết, các cuộc tấn công và bắn tỉa của Israel ngày 10/11 đã giết chết nhiều người tại các bệnh viện ở thành phố Gaza.
* Các nguồn tin của Ai Cập và quan chức Palestine cho hay các cuộc sơ tán từ Dải Gaza sang Ai Cập đối với những người mang hộ chiếu nước ngoài và những người Palestine cần điều trị y tế khẩn cấp đã bị tạm dừng vào ngày 10/11. Theo các nguồn tin, việc tạm dừng là do vấn đề đưa những người sơ tán y tế từ bên trong Dải Gaza đến cửa khẩu biên giới Rafah.
Các cuộc sơ tán có giới hạn từ Gaza đến Ai Cập bắt đầu vào ngày 1/11 và đã bị tạm dừng 2 lần trong tuần qua do các cuộc bắn phá mà nhân viên viện trợ cáo buộc đã tấn công hoặc nhắm mục tiêu vào các đoàn xe y tế.
* Ngày 10/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Israel ngừng ném bom dân thường ở Gaza, nói rằng "không có lời biện minh nào" và những cái chết gây ra "sự phẫn nộ".
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông, ông Macron khẳng định, Israel có quyền tự vệ sau cuộc tấn công của lực lượng Hamas hôm 7/10, song nói thêm: "Những đứa trẻ này, những phụ nữ này, những người già này đã bị đánh bom và giết hại. Vì vậy, không có lý do gì và không có tính hợp pháp (khi làm điều đó). Chúng tôi kêu gọi Israel dừng lại".
Theo ông Macron, "không có lời biện minh nào" cho việc ném bom dân thường. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng ông không đồng ý quan điểm cho rằng, cách tốt nhất để Israel "tự vệ là ném bom quy mô lớn vào Gaza" và việc này đang tạo ra “sự phẫn nộ và cảm giác tồi tệ” ở Trung Đông.
Bên cạnh đó, Tổng thống Macron nhấn mạnh Pháp "kiên quyết lên án" các cuộc tấn công xuyên biên giới chưa từng có của các nhóm tay súng Palestine mà Israel cho rằng đã khiến 1.200 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường, cùng 240 người khác bị bắt làm con tin.
* Ngày 10/11, Israel đã điều chỉnh giảm số liệu người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào miền Nam Israel hồi tháng 10, từ 1.400 xuống còn khoảng 1.200.
Phát biểu với AFP, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Israel Lior Haiat nói: “Đây là con số được cập nhật. Đó là do thực tế có rất nhiều thi thể không được xác định danh tính và bây giờ chúng tôi coi những thi thể đó thuộc về những kẻ khủng bố... chứ không phải thương vong của Israel".
Trước đó, Israel cho biết, các tay súng Hamas ở Dải Gaza đã tràn qua biên giới tiến vào lãnh thổ Israel hôm 7/10, giết hại 1.400 người, chủ yếu là dân thường.
Trong khi đó, theo cơ quan y tế Gaza, hơn 11.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công trả đũa của Israel ở Gaza.
* Cũng trong ngày 10/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cho hay Tokyo sẽ đi đầu trong các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng sâu sắc ở Dải Gaza trong bối cảnh cuộc chiến leo thang giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas.
Trả lời phỏng vấn Kyodo News, bà Kamikawa cho biết, Nhật Bản sẽ chủ động liên lạc với các quốc gia liên quan nhằm hiện thực hóa "giải pháp hai nhà nước" để thành lập một nhà nước Palestine độc lập cùng với Israel nhằm giải quyết cuộc xung đột lâu dài giữa hai bên.
Ngoại trưởng Kamikawa nhấn mạnh, Nhật Bản có thể tổ chức đối thoại với Israel, Palestine và các nước Trung Đông. Bà khẳng định: “Chúng tôi sẽ hướng tới cải thiện tình hình nhân đạo và giúp giảm căng thẳng trong thời gian ngắn, đồng thời tiếp cận họ để hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước trong dài hạn”.
Với việc Nhật Bản sẽ đồng chủ trì Diễn đàn Người tị nạn toàn cầu tại Geneva vào giữa tháng 12 tới, bà Kamikawa nhấn mạnh, Tokyo sẽ khuyến khích các quốc gia khác tăng cường hỗ trợ cho người tị nạn vì dự kiến có thêm nhiều dân thường Palestine bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.
| Tình hình Dải Gaza: Thống kê thương vong, quân Israel ‘đã ở trung tâm thành phố’, G7 sẽ bày tỏ lập trường thống nhất, Mỹ sơ tán công dân Tính đến thời điểm hiện tại, cuộc xung đột giữa Hamas và Israel đã khiến 10.328 người Palestine ở Dải Gaza và 1.400 người Israel ... |
| Xung đột Israel-Hamas: Hà Lan, Cộng hoà Cyprus tích cực viện trợ cho Dải Gaza; Canada kêu gọi ngừng bắn nhân đạo Hà Lan dự kiến dùng tàu tuần duyên MS Holland để viện trợ cho Dải Gaza; Canada kêu gọi Israel và Hamas ngừng bắn nhân ... |
| Nga quyết xuất ngân sách 'rất ấn tượng' hóa giải xung đột với Ukraine thành động lực tăng trưởng Chính phủ của Tổng thống Putin đã công bố số liệu ngân sách đề xuất cho năm 2024. Ngân sách mới của Nga đang chờ ... |
| Kinh tế Ukraine ‘trỗi dậy’ trong xung đột với Nga, dòng tiền đang trở lại, Moscow nói gì? Nền kinh tế Ukraine vẫn phục hồi tốt từ đầu năm 2023, bất chấp cuộc xung đột với Nga chưa nhìn thấy hồi kết và ... |
| Các tiêu chuẩn kinh tế mới đang định hình! Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, giảm phát thải và phát triển bền vững là xu thế không thể đảo ngược, các tiêu chuẩn mới ... |