Khả năng vẽ lại bản đồ chính trị vùng Vịnh

Trang mạng của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nam Dương (Singapore) mới đây đã đăng bài bình luận về cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và Saudi Arabia có thể dẫn tới việc vẽ lại bản đồ chính trị tại vùng Vịnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh Mỹ nỗ lực giảm căng thẳng vùng Vịnh
kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh: Hàng loạt nỗ lực tháo gỡ

Bài viết của tác giả James M. Dorsey, nhà nghiên cứu cao cấp tại RSIS và đồng Giám đốc thuộc Viện Văn hóa của Đại học Wurzburg (Đức). Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả nội dung bài viết:

kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh
Tác giả James M. Dorsey. (Nguồn: Play the Game)

Việc Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) cắt đứt quan hệ ngoại giao và dự kiến sẽ cấm vận kinh tế với Qatar có thể đồng nghĩa với việc bản đồ chính trị trong vùng Vịnh phải được vẽ lại, và điều này sẽ gây những hậu quả khó lường cho tình hình thế giới. Tình hình này cũng đưa những nước như Malaysia, Indonesia hay Pakistan, những nước Hồi giáo ngoài thế giới Ả rập, vào thế khó.

Cụ thể là việc Qatar bị loại ra khỏi liên minh quân sự dưới sự dẫn dắt của Saudi Arabia, còn gọi là liên minh quân sự Hồi giáo Sunni, càng làm phức tạp thêm tình hình trong vòng xoáy tranh giành quyền lực giữa Saudi Arabia và Iran. Cuộc khủng hoảng này có khả năng còn kéo dài khi Qatar sẽ không thể chấp nhận các yêu sách của Saudi Arabia hay UAE. Tình hình này có thể đẩy khu vực vùng Vịnh lâm vào cảnh "chư hầu xưng vương".

 Hệ quả chính trị

Những yêu sách này bao gồm việc ngăn cản hoặc thậm chí là đóng cửa hãng truyền thông được Qatar bảo trợ như al-Jazeera, trục xuất các lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo và Hamas cũng như hạn chế quan hệ của Qatar với Iran cho đến những vấn đề xung quanh việc Qatar chia sẻ trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới với Saudi Arabia. Hệ quả của cuộc khủng hoảng này thực ra mang tính chính trị hơn là kinh tế. Việc Saudi Arabia và UAE muốn cô lập Qatar có thể đẩy vùng Vịnh tới gần hơn với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, làm tăng chia rẽ trong khu vực và làm suy yếu đáng kể Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Thành viên của GCC bao gồm 6 nước theo chế độ quân chủ: Saudi Arabia, UAE, Qatar, Kuwait, Oman và Bahrain.

kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh
Ảnh minh họa: Các nước thành viên GCC. (Nguồn: me-confidential)

Quyền lực "mềm" của Saudi Arabia trong thế giới Hồi giáo cũng đang làm phức tạp thêm nỗ lực của những nước Hồi giáo không thuộc thế giới Ả rập và gạt những nước này ra ngoài lề trong khi quan hệ căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran vẫn tiếp tục leo thang. Hơn thế, UAE cũng đang đưa ra những chiến dịch quyết liệt để chống lại nền chính trị Hồi giáo ở Qatar. Hàng thập kỷ qua, Saudi Arabia đã đổ tiền vào để tăng tầm ảnh hưởng ở những nước có đông người Hồi giáo.

Cuộc khủng hoảng này đặc biệt là không có lợi cho Malaysia. Vài tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Seri Anifah Aman đã thăm Qatar để nâng tầm quan hệ giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein cũng vừa công bố Malaysia và Qatar sẽ thiết lập Hội đồng Cấp cao để tập trung vào xây dựng khung hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng của hai nước. Đối phó với sự chia rẽ này, một số nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết Malaysia đã khuyến cáo các cơ quan chính phủ nên tỏ thái độ trung lập. Nhưng một số khác lại cho rằng, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng có thể sẽ tiếp cận vấn đề một cách độc lập hơn.

Một cuộc tẩy chay tập thể?

Tình thế của Pakistan cũng thuộc dạng tiến thoái lưỡng nan. Quan hệ ngoại giao giữa Pakistan và Saudi Arabia, UAE cũng đã không mấy tốt đẹp sau khi Quốc hội Pakistan từ chối cho phép quân đội Pakistan hỗ trợ Saudi Arabia tại Yemen. Quyết định này làm cho Pakistan không có sự lựa chọn nào khác khi hai năm sau Saudi Arabia yêu cầu Pakistan cho phép Tướng Raheel Sharif, người vừa về hưu ở vị trí Tổng tư lệnh quân đội, giữ quyền kiểm soát liên minh quân sự do Saudi Arabia đứng đầu. Mặc dù kiên quyết cho rằng Sharif sẽ sử dụng vị trí này để hàn gắn quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, nhưng bạo lực thực ra đã gia tăng ở biên giới giữa Iran và Pakistan, quan hệ với nước Cộng hòa Hồi giáo này đã thực sự đi xuống, buộc Pakistan phải triệu hồi Sharif.

kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh
Tướng Raheel Sharif từng được kỳ vọng sẽ hàn gắn quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran. (Nguồn: AP)

Cũng rất đáng lo ngại cho những quốc gia như Trung Quốc và Singapore khi có dấu hiệu cho thấy Saudi Arabia và các đồng minh Ả rập có vẻ muốn kêu gọi một cuộc cấm vận toàn cầu đối với Qatar. Theo Hãng thông tấn Saudi Arabia, nước này sẽ “bắt đầu các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý các vấn đề liên quan tới giao thông đến và đi từ Qatar vì các lý do đảm bảo an ninh quốc gia của Saudi Arabia". Tuyên bố này dường như ám chỉ khả năng Saudi Arabia sẽ gây áp lực với những đối tác kinh tế, buộc các đối tác này phải cắt đứt quan hệ với Qatar. Một số thư điện tử bị rò rỉ cho thấy Đại sứ của UAE tại Washington Yousef Al Otaiba cũng đã vận động chống lại Qatar và kêu gọi các công ty Mỹ ngừng đầu tư vào Iran, và có nhiều khả năng là Qatar cũng sẽ phải chịu chung hậu quả.

Cuộc khủng hoảng này cũng làm phức tạp thêm khả năng thực hiện sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Nếu các nước khác cũng tham gia cuộc tẩy chay toàn cầu này thì Saudi Arabia cũng sẽ đưa cuộc xung đột này tới địa phận Balochistan, một điểm quan trọng của sáng kiến này để làm suy yếu Iran.

kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh
Chỉ ít ngày sau khi các nước GCC tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, Iran đã tiến hành viện trợ thực phẩm cho Doha. (Nguồn: IranAir)

Cuộc khủng hoảng cũng làm Trung Quốc khó khăn hơn trong việc đảm bảo chính sách ở khu vực Trung Đông của Bắc Kinh có thể đồng bộ với phía Mỹ, một quyền lực lớn trong khu vực, khi mà Washington có khả năng sẽ theo phe Saudi Arabia và UAE.

Từ quan điểm của Saudi Arabia và UAE, cuộc đối đầu với Iran và Qatar là một cuộc chiến để bảo vệ chế độ quân chủ toàn diện. Tuy cuộc chiến này không có tù binh nhưng lại theo kiểu “một là theo, hai là chống” trong các tiếp cận với cả các nước Hồi giáo và cả các nước nằm ngoài thế giới Hồi giáo. Kết cục của cuộc khủng hoảng vùng Vịnh này, bất kể ai thắng, chắc chắn sẽ vẽ lại bản đồ chính trị trong khu vực và buộc các nước Hồi giáo và các quốc gia khác phải xem xét lại tình hình. Bản đồ chính trị này thực ra đã đang thay đổi khi mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều hỗ trợ Qatar và việc binh lính Thổ Nhĩ Kỳ được đưa tới quốc gia vùng Vịnh này.

Nếu Qatar có thể tồn tại, điều này sẽ hạn chế Saudi Arabia và UAE trong việc gây ảnh hưởng lên những quốc gia khác. Nếu Qatar thất bại, Saudi Arabia và UAE sẽ tiếp tục có cảm hứng để chống lại Iran và làm trỗi dậy nền chính trị Hồi giáo trong khu vực.

kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh Tác động của khủng hoảng vùng Vịnh tới thị trường năng lượng

Mặc dù cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh hiện chưa thể gây ảnh hưởng đến giá năng lượng trong ngắn hạn, song theo ...

kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh Các nước vùng Vịnh thảo luận việc đóng cửa không phận đối với Qatar

Ngày 15/6, các quan chức hàng không của các nước Ả rập vùng Vịnh đã gặp nhau tại Montreal, Canada, để thảo luận về quyết ...

kha nang ve lai ban do chinh tri vung vinh Cuộc khủng hoảng chia rẽ Trung Đông

Ngày 5/6, khi các nước Arab vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar bởi cáo buộc quốc gia này hỗ ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Chiều 16/4, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn ...
XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngay 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4/2024. xổ số ngay 19 tháng 4

XSMN 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xo so mien nam. SXMN 19/4. kết quả xổ số ngày 19 tháng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xử Nữ gặp vận đào hoa

Tử vi hôm nay 20/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/4 - SXMN 19/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 19/4 - SXMN 19/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 19/4/2023. kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. xổ số hôm nay 19/4. SXMN 19/4. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Honda của các dòng City 2021, HR-V 2021, CR-V 2021, HR-V 2022, Accord 2021, Brio 2021, Civic 2021, Accord 2022, Civic 2022, Civic Type R 2022, ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động