Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

QT
TGVN. Sáng 9/9, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 37.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khai mac phien hop thu 37 cua uy ban thuong vu quoc hoi Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 9/9
khai mac phien hop thu 37 cua uy ban thuong vu quoc hoi Bế mạc Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
khai mac phien hop thu 37 cua uy ban thuong vu quoc hoi
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 37 để cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 và tiến hành giám sát chuyên đề, xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về 12 dự án luật, trong đó có 4 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua và 8 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu; 2 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, gồm Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước và Nghị quyết về phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.

Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 là đề án lớn nhằm tích hợp tất cả những chính sách mà Đảng, Nhà nước đã ban hành với đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện theo nghị quyết, chủ trương của Quốc hội.

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2018; sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; về Nghị định của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan; các báo cáo thuộc lĩnh vực tư pháp, hoạt động kiểm toán và các báo cáo quan trọng khác; việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.

Chuyên đề giám sát mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành tại phiên họp này là “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018.”

Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Lào Cai.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực hiện thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36, các cơ quan đã tích cực hơn trong việc chuẩn bị nội dung tại Phiên họp thứ 37. Tuy nhiên, vẫn còn một số tài liệu chưa được gửi đúng thời hạn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan lưu ý rút kinh nghiệm.

Nhấn mạnh khối lượng công việc cần được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tại Phiên họp thứ 37 rất lớn, với nhiều nội dung quan trọng, nhất là những nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, thời gian phiên họp rất dài, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung, điều hành linh động và khoa học để không kéo dài sang tuần làm việc thứ 3; các cơ quan hữu quan chủ động sắp xếp lịch làm việc để dự họp đầy đủ, đúng thành phần.

Về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Ngay sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, với sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Cho ý kiến tại phiên họp, các ý kiến về cơ bản đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; đánh giá cao các báo cáo, tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của cơ quan thẩm tra dự án luật. Các ý kiến cho rằng, đây là dự án luật thu hút sự chú ý của cử tri và nhân dân, vì hậu quả của thiên tai ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại thật kỹ dự án luật và các luật có liên quan trong hệ thống pháp luật, nhất là Luật Dân quân tự vệ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công… để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo.

Các quy định liên quan tới chính sách đưa ra trong dự luật cũng cần cụ thể, rõ ràng hơn, ví dụ như quy định về chính sách đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai; kế hoạch trung hạn là kế hoạch gì; cần thiết thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương để tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai của Việt Nam, nhưng phải nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời có cơ chế điều hòa từ những nơi có nguồn thu lớn nhưng ít bị thiên tai về Quỹ Trung ương để phân bổ tới các địa phương xảy ra nhiều thiên tai nhưng có ít nguồn thu cho hợp lý. Chủ tịch Quốc hội lưu ý tới việc phải loại bỏ những quy định làm phát sinh thêm giấy phép mới trong dự luật.

Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị dự luật cần có quy định mang tính nguyên tắc về việc phải có đầu mối huy động nguồn lực, tránh phân tán, lãng phí nguồn lực, tránh lạm thu hoặc thu tùy tiện; rà soát lại các loại hình thiên tai cho hợp lý; nghiên cứu về tính khả thi, hiệu quả của các công trình mới bổ sung trong dự luật như công trình chống xâm nhập mặn, công trình chống sét…

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cảm ơn ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời điểm lại những tình huống thời tiết cực đoan đã xảy ra và thực tiễn ứng phó với thiên tai thời gian qua, để khẳng định lại sự cần thiết sửa đổi Luật Đê Điều và Luật Phòng, chống thiên tai.

Giải thích về đề xuất xây dựng Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam là 1 trong số các quốc gia chịu tổn thương lớn nhất về biến đổi khí hậu. Vì thế, quốc tế rất muốn ủng hộ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng-chống thiên tai. Tuy nhiên, do chưa có quỹ ở Trung ương nên phải tiếp nhận theo kiểu vốn viện trợ ODA với thủ tục giải ngân rất chậm.

Hiện nay, 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thành lập quỹ và đã thu hút được hàng nghìn tỷ đồng. Việc thành lập quỹ ở Trung ương là để tiếp nhận các nguồn ủng hộ từ quốc tế để phân bổ trực tiếp cho các tỉnh; bộ máy kiêm nhiệm nên không làm phát sinh thêm biên chế.

Về 3 công trình đề nghị bổ sung trong dự luật, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, công trình chống sét được bổ sung để xây dựng ở những vùng đặc thù có rất nhiều sét, bảo đảm an toàn cho cả vùng dân cư, còn cột thu lôi chỉ là biện pháp cụ thể của từng công trình xây dựng. Công trình chống lũ quét đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới. Đó là việc xây dựng các công trình như hình răng lược ở những vùng có địa chất tốt để chặn đá tảng lăn, gây thiệt hại lớn khi có lũ. Công trình chống xâm nhập mặn cũng rất cần thiết trong điều kiện tình hình thực tế như hiện nay…

Kết luận nội dung làm việc này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến bước đầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật để cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra chính thức, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 khi đủ điều kiện.

khai mac phien hop thu 37 cua uy ban thuong vu quoc hoi

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Ngân sách thì vơi, các quỹ thì nhiều

TGVN. Ngân sách nhà nước như dòng sông thì vơi mà các hồ (quỹ tài chính) thì giữ nhiều. Điều này đã làm phân tán ...

khai mac phien hop thu 37 cua uy ban thuong vu quoc hoi

Thông qua nghị quyết giải thích một số điều của Luật Quy hoạch

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giải thích một ...

khai mac phien hop thu 37 cua uy ban thuong vu quoc hoi

15 bộ trưởng trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội

TGVN. Trong phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động