PGS.TS. Lê Hải Bình – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Lê Hải Bình nhấn mạnh, theo Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, các chủ trương lớn và các giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế biển, để đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.
PGS.TS. Lê Hải Bình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: HN) |
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 36, kinh tế biển đã có được những bước phát triển quan trọng, tạo ra được những động lực phát triển cho từng địa phương và cho cả nước. Đồng thời, định hướng nội dung, phương thức tuyên truyền biển, đảo trên toàn quốc năm 2024 và những năm tiếp theo. Qua đó, để xây dựng và phát triển kinh tế biển đóng góp vào nền kinh tế đất nước, giải quyết các vấn đề quốc tế, cần thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khuyến khích các nhà khoa học đẩy mạnh các công trình khoa học nghiên cứu về biển, đảo; đồng thời, góp phần phản bác các hoạt động, luận điệu của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề liên quan đến biển, đảo làm tổn hại đến đất nước ta.
Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn nêu rõ, Việt Nam là quốc gia biển, biển đảo có vị trí chiến lược trọng yếu trên các phương diện quốc phòng, kinh tế, hợp tác quốc tế. Do vậy phát triển kinh tế biển Việt Nam phải hài hòa, phù hợp với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng.
Trên cơ sở đó, đóng góp của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, phát triển kinh tế biển ngày càng được coi trọng. Đại học Quốc gia Hà Nội, với ưu thế vượt trội về các nghiên cứu liên ngành, đã cung cấp nhiều nghiên cứu về biển đảo liên quan đến lịch sử phát triển, các ưu thế về tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cũng như các mô hình phát triển kinh tế biển…
Còn theo ông Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế, mặc dù đã đạt được những thành tựu, tuy nhiên một số mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển chưa đạt được; chưa phát huy tốt lợi thế, tiềm năng của biển.
Tin liên quan |
Kinh tế biển là động lực phát triển |
“Liên kết giữa các vùng ven biển; giữa vùng, địa phương ven biển với vùng, địa phương trong đất liền; giữa các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả; các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái có nguy cơ gia tăng bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, các nghiên cứu để đề xuất các mô hình phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững là vấn đề cấp thiết”, ông Nguyễn Trúc Lê nói.
Tại Hội thảo các ý kiến tham luận đã đề cập một số giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế biển.
Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển. Trong đó, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật; giải quyết các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, cần có các chính sách riêng cho từng ngành và địa phương phát triển kinh tế biển. Trong đó, chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của doanh nghiệp và địa phương; kết hợp chặt chẽ kinh tế biển với an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển. Trong đó, tập trung nguồn lực cho công tác thông tin đối ngoại; tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế về kinh tế biển, nhất quán đường lối duy trì hòa bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải tại Biển Đông.
Thứ tư, tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh cho các vùng biển chiến lược. Xây dựng lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng vững mạnh làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của biển đảo với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt hướng tới chuyển đổi số đối với các hình thức truyền thông.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Vân Chi) |
Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam” thu hút được sự tham gia và đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, doanh nghiệp và các bài tham luận đến từ đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành, địa phương; cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu; chuyên gia trong lĩnh vực biển, đảo...
Các bài tham luận xoay quanh nhiều chủ đề như: Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phát triển bền vững kinh tế biển; thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam hiện nay; Công tác đối ngoại, tuyên truyền, thông tin đối ngoại liên quan đến vấn đề biển đảo hiện nay…
Các ý kiến tại Hội thảo đều khẳng định: Việt Nam là quốc gia biển, biển đảo có vị trí chiến lược trọng yếu trên các phương diện quốc phòng, kinh tế, hợp tác quốc tế. Do vậy, phát triển kinh tế biển Việt Nam phải hài hoà, phù hợp với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng.
Mặc dù đã đạt được những liên kết giữa các vùng ven biển, giữa vùng, địa phương ven biển với vùng, địa phương trong đất liền; giữa các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả; các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái có nguy cơ gia tăng bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, nghiên cứu để đề xuất các mô hình phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững là vấn đề cấp thiết.
Ngoài ra, để phát triển kinh tế biển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên các vùng biển đảo Tổ quốc. Đồng thời, tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác quốc phòng. Xây dựng môi trường hoà bình ổn định trong khu vực và trên biển Đông để bảo vệ chủ quyền độc lập, phát triển đất nước.
| Chuyên gia: Đường sắt cao tốc giúp định vị Việt Nam là một trung tâm logistics của khu vực Xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng kết nối của Việt Nam với các nước láng ... |
| Đâu là động lực tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam? Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và của Quốc hội đã đề ra, việc khôi phục ... |
| Chủ tịch EuroCham: Con đường tới tăng trưởng xanh bền vững của Việt Nam đầy tiềm năng Chia sẻ với phóng viên TG&VN, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Gabor Fluit nhận định, Việt Nam đang ... |
| Tìm giải pháp khơi thông nguồn vốn xanh đang sẵn có Với chưa đầy 600 ngàn tỷ đồng tín dụng xanh được các ngân hàng cung cấp đến nay, nguồn vốn xanh đầy tiềm năng vẫn ... |