Khía cạnh khác của ngoại giao đại dương

Hà Anh
Lịch sử và ý nghĩa ngày nay của các nguyên tắc, hoạt động ngoại giao đại dương vẫn còn thiếu sót và bị coi nhẹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khía cạnh khác của 'ngoại giao đại dương'
Mặc dù quá trình phương Tây hoá đã cho ra đời các tầng lớp cộng đồng chính trị và thực tiễn ngoại giao mới, nhưng ngoại giao trong lịch sử Thái Bình Dương không bị loại bỏ hay gạt sang một bên. (Nguồn: Policy Forum)

Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Australia (ANU) nhận định rằng, khi nghĩ tới ngoại giao ở Thái Bình Dương, các chuyên gia và học giả thường nghĩ đến hoạt động giữa các quốc đảo khu vực hậu độc lập, hoặc của các cường quốc lớn có lợi ích tại đây.

Cả hai cách tiếp cận này đều theo lối tư duy của ngoại giao phương Tây, tập trung vào sự can dự của các quốc gia tân tiến.

Tuy nhiên, một khía cạnh khác không kém phần quan trọng của ngoại giao đại dương, chính là các nguyên tắc và thực tiễn hoạt động ngoại giao đặc trưng của lịch sử lâu đời và nền văn hoá đa dạng ở các đảo Thái Bình Dương.

Trong quá khứ, ngoại giao đại dương phục vụ kết nối quan hệ giữa các bộ lạc và thị tộc ở các quốc gia Thái Bình Dương sau khi thoát khỏi ách đô hộ của thực dân.

Tin liên quan
Mối tương giao Việt Nam-New Zealand trên tà áo dài của bà Đại sứ Mối tương giao Việt Nam-New Zealand trên tà áo dài của bà Đại sứ

Ngày nay, các quốc đảo Thái Bình Dương đã kết hợp các nguyên tắc, thông lệ và nghi thức ngoại giao đại dương trong lịch sử đó với phong cách đối ngoại phương Tây, nhằm phục vụ các hoạt động ngoại giao khu vực và toàn cầu.

Khi các nhà nghiên cứu chỉ chú tâm vào sự can dự của các quốc gia, quan hệ ngoại giao giữa các cộng đồng chính trị như bộ lạc và thị tộc bị lãng quên.

Hệ thống ngoại giao này đã bị "lu mờ" khi các nghiên cứu ngoại giao lấy nhà nước làm trung tâm.

Quá trình "ngoại giao đại dương" thích nghi với thời kỳ hậu thuộc địa, cả ở trong và ngoài nước đã bị bỏ qua.

Điểm mấu chốt là mặc dù quá trình phương Tây hoá đã cho ra đời các tầng lớp cộng đồng chính trị và thực tiễn ngoại giao mới, nhưng ngoại giao trong lịch sử Thái Bình Dương không bị loại bỏ hay gạt sang một bên.

Do đó, cần phải đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của "ngoại giao đại dương" truyền thống đối với thế giới hiện đại ngày nay, trong phạm vi quốc gia, khu vực Thái Bình Dương, và trong chính sách ngoại giao Thái Bình Dương toàn cầu.

Theo ông Marshall Beier, Tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học York, Canada, một trong những học giả hàng đầu về "bước ngoặt hậu thuộc địa" trong nghiên cứu ngoại giao, "điều mà mọi người có thể quen gọi là ‘ngoại giao’ thực sự là phần rất hẹp về khả năng của con người trong sự tương tác giữa cộng đồng chính trị”.

Đối với những khả năng khác, không nên nhìn nhận qua lăng kính ngoại giao phương Tây, mà nên sử dụng phương thức thực hiện ngoại giao khác mang logic và giá trị riêng.

Trong khi phương Tây cho rằng ngoại giao là quản lý các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền, thì các nhà ngoại giao bản địa và các hệ thống ngoại giao khác có các cộng đồng chính trị gắn kết thông qua quan hệ họ hàng, hoặc qua chia sẻ về vũ trụ học.

Thời nay, đã có nhiều kết quả tích cực của ngoại giao đại dương trong việc xây dựng hòa bình khu vực.

Ví dụ như chính sách ngoại giao của người Maori và Melanesia tại cuộc đàm phán hòa bình Bougainville ở Burnham, Anh; hoặc cuộc hòa giải thành công ở New Caledonia, Pháp giữa bộ tộc của Jean-Marie Tjibaou và gia tộc Ouvea và Mare.

Một ví dụ khác về ngoại giao bản địa là năm nay, chính phủ Aotearoa - tên gọi New Zealand của người Maori, đã sử dụng ifoga - một nghi thức tạ tội của người Samoa để xin cộng đồng người dân trong nước sống ở các đảo Thái Bình Dương tha thứ cho những bất công lịch sử.

Nghi thức tạ tội ifoga của người Samoa mà Chính phủ New Zealand dùng để hoà giải với người dân sống trên đảo của Thái Bình Dương ngày 08/1/2021. (Nguồn: AP)
Nghi thức tạ tội ifoga của người Samoa mà chính phủ New Zealand dùng để hoà giải với người dân sống trên đảo của Thái Bình Dương, ngày 8/1/2021. (Nguồn: AP)

Ngày nay, ngoại giao đại dương cũng đóng vai trò chủ chốt trong quan hệ khu vực đảo Thái Bình Dương, điển hình là quần đảo Solomon làm trung gian hoà giải giữa Vanuatu và Fiji trong Nhóm mũi nhọn Melanesian năm 2010.

Việc công nhận ngoại giao đại dương giúp mở rộng hiểu biết về ngoại giao Thái Bình Dương. Đó không chỉ là quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền, mà còn bao gồm quan hệ giữa các cộng đồng chính trị và văn hóa các nước nhỏ.

Theo cách tiếp cận này, ngoại giao đại dương là một nền văn hóa của sự gắn kết, là tập hợp các quy tắc và chuẩn mực văn hóa định hình sự tương tác giữa các cộng đồng chính trị.

Như vậy, khi tìm hiểu các hình thức ngoại giao đại dương, thay vì tìm kiếm những hình thức tương đương hoặc sơ khai của ngoại giao phương Tây, như đại sứ, hiệp ước, hoặc quyền miễn trừ ngoại giao; hãy xem xét cách thức quản lý quan hệ giữa các cộng đồng chính trị.

Bởi những thực tiễn ngoại giao đó vẫn phù hợp và quan trọng, thậm chí là trọng tâm, đối với cách quản lý các mối quan hệ trong thời kỳ hậu thuộc địa, cả ở trong nước và giữa các quốc gia.


Bài viết dựa trên bản tóm tắt nghiên cứu “IB 2021/23 Oceanic Diplomacy: An Introduction” của Ban các vấn đề Thái Bình Dương của Đại học Quốc gia Australia.

Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến, kiến quốc đến nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển đất nước

Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến, kiến quốc đến nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển đất nước

Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh ...

Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên mới *

Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên mới *

Ngoại giao kinh tế nếu được thực hiện đúng cách, có khả năng thúc đẩy quốc gia tăng tưởng mạnh mẽ.

(theo Policy Forum)

Đọc thêm

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

Đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai, đeo đi đâu?

30ATM là một trong những thông số biểu thị khả năng chống nước ấn tượng. Vậy 'đồng hồ chống nước 30ATM là gì, phù hợp với ai và có thể ...
Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (8/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to cục bộ, vùng núi, trung du gần sáng có mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (8/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Trung vệ Đỗ Duy Mạnh cho biết, anh quyết định gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với CLB Hà Nội vì muốn được ở gần vợ con, gia đình.
Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bạn đang gặp phải tình trạng Instagram không có filter nhưng chưa biết phải làm sao. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những ...
Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Namibia phối hợp với WHO công bố Hiến chương đầu tư lực lượng lao động y tế châu Phi tại một diễn đàn tổ chức tại thủ đô Windhoek.
Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Sản phẩm văn hoá, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Đại sứ Phạm Hùng Tâm gặp Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Thương mại và du lịch Australia Don Farrell tại trụ sở Nghị viện Australia.
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân...
Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Campuchia triển khai dự án kênh đào Funan Techo.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Sierra Leone thực chất trong thời gian tới

Chiều 3/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Đại sứ Sierra Leone tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Abu Bakarr Karim.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Nhân dịp ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi thư chúc mừng.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động