Những thông điệp từ đại dịch Covid-19

Vũ Đăng Minh
Vaccine là từ khóa có lượng truy cập hàng đầu trên các mạng xã hội và tần suất xuất hiện rất lớn trên truyền thông quốc tế. Xung quanh đại dịch Covid-19 ẩn chứa nhiều câu chuyện, nhiều thông điệp, mang tính toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một sĩ quan cảnh sát đứng trước chợ thủy sản có liên quan đến đợt bùng phát virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 1 năm 2020. © Reuters
Gần 2 năm trôi qua kể từ khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Virus không chỉ là... virus

Ngay khi đại dịch xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019, vấn đề nguồn gốc virus SARS-CoV-2 được xới lên. Báo cáo tháng 2/2020 của nhóm chuyên gia WHO không giải tỏa được nỗi nghi ngờ, nhất là câu hỏi về nguồn gốc virus và thời điểm dịch xuất hiện. Nhiều nhà khoa học và chính phủ yêu cầu tiếp tục điều tra, làm rõ hơn các vấn đề tranh cãi.

Một nhóm các nhà khoa học của Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu nguồn gốc virus. Họ cảnh báo trên tạp chí Nature cuối tháng 8/2021: “…cánh cửa dẫn cuộc điều tra quan trọng này đến cơ hội có thể tìm ra nguyên nhân đang nhanh chóng đóng lại”.

Việc lần theo dấu vết sinh học của virus trở nên khó khăn do các bằng chứng biến mất hoặc bị hư hỏng.

Sự “tinh quái”, tốc độ lây lan nhanh, biến đổi liên tục của virus càng làm dấy lên mối nghi ngờ về nguồn gốc nhân tạo. Tổng thống Joe Biden yêu cầu cộng đồng tình báo Mỹ nỗ lực điều tra virus từ thiên nhiên hay rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Ông hối thúc WHO điều tra giai đoạn 2, đồng thời yêu cầu Trung Quốc cung cấp quyền truy cập tất cả các dữ liệu liên quan, bảo đảm cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, minh bạch. Yêu cầu đó gián tiếp nói Bắc Kinh không minh bạch, che giấu thông tin liên quan.

Bắc Kinh ngay lập tức phản đối, cáo buộc Washington và một số chính phủ khác “chính trị hóa” vấn đề nguồn gốc virus, nhằm che giấu sự bất lực trong đối phó với đại dịch Covid-19.

Không đồng ý để WHO điều tra giai đoạn 2, Trung Quốc phản công lại bằng giả thiết virus xuất hiện ở nước ngoài trước khi bùng phát ở Vũ Hán; yêu cầu điều tra ngay tại Mỹ và một số nước nói Trung Quốc che giấu dịch.

Trong lúc các bên tranh cãi kịch liệt, thì xuất hiện nhiều biến thể virus mới nguy hiểm, dẫn đến làn sóng đại dịch thứ tư.

Tính đến ngày 15/9, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,6 triệu người, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu. Có ý kiến cho rằng, đại dịch cùng với biến đổi khí hậu và chiến tranh có thể là những nguyên nhân dẫn đến hủy diệt sự sống trên Trái đất.

Các nền y tế hàng đầu thế giới đã có lúc thúc thủ trước đại dịch Covid-19. Ở các nước đang và kém phát triển, tình hình còn tồi tệ hơn.

Hơn bao giờ hết, thế giới cần sự chung tay. Nhưng một số nước điều tra nguồn gốc virus nhằm mục đích khác, gắn hỗ trợ vaccine với điều kiện chính trị, kinh tế… Điều đó gây chia rẽ quan hệ quốc tế, phân tán nguồn lực, giảm hiệu quả, phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Cuộc chạy đua vaccine

Tin liên quan
Sự thiếu hụt vaccine Covid-19 và hành động của các nước giàu Sự thiếu hụt vaccine Covid-19 và hành động của các nước giàu

Mong muốn một buổi sáng đẹp trời, nhân loại thức giấc với tuyên bố virus bị loại khỏi đời sống, vẫn chỉ là giấc mơ. Chúng ta sẽ phải chung sống với các biến thể virus. Công cụ phòng, chống hữu hiệu là vaccine.

Theo chuyên gia, điều kiện cần để xã hội trở lại trạng thái bình thường là tiêm chủng rộng rãi, bảo đảm 60-75% người trong cộng đồng có miễn dịch với Covid-19. Một số nước thu nhập cao đã đạt mức trên. Nhưng nhiều quốc gia nhóm thu nhập trung bình và thấp, mới chỉ đạt khoảng 1% dân số, Congo, Haiti thậm chí là 0,1%.

Virus không có biên giới. Nếu không phổ cập tiêm chủng đạt mức tối thiểu trên toàn cầu, lại sẽ có những ổ dịch mới, xuất hiện biến thể virus mới, nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, khả năng sản xuất, cung ứng vaccine trên toàn cầu còn cách xa so với nhu cầu. Theo số liệu của WHO, 6 tháng đầu năm 2021, thế giới sản xuất được 4,5 tỷ liều vaccine /10 tỷ liều yêu cầu.

Tình trạng khan hiếm vaccine càng trầm trọng do sự tiếp cận bất bình đẳng, đứt gãy chuỗi cung ứng công nghệ sản xuất vaccine trên toàn cầu và một số nước tích trữ quá mức. Nhóm G7 và EU cam kết cung cấp 1 tỷ liều vaccine, nhưng mới chuyển giao chưa tới 15%. Các nước giàu dư có thể dư 1,2 tỷ liều vaccine vào cuối năm 2021. EU đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 40% công dân của Liên minh và đối tác, cao gấp đôi mục tiêu 20% của WHO. Một số nước đã tiêm bổ sung mũi thứ ba.

Lan truyền thông tin gây “dị ứng” với một số loại vaccine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ trích châu Âu “bài xích vô cớ” vaccine Sputnik V. Việc “chính trị hóa” góp phần cản trở lưu thông vaccine trên toàn cầu.

Hộ chiếu vaccine thành điều kiện bắt buộc khi nhập cảnh vào nhiều quốc gia. Một số nước coi vaccine là công cụ để gia tăng ảnh hưởng. Tình trạng đó làm cho việc sản xuất, tiêm chủng vaccine trở thành cuộc chạy đua nước rút.

Những thông điệp từ đại dịch Covid-19
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân ở Hà Nội, Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam và thế giới

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vaccine, bảo đảm tiêm chủng cho 70% dân số. Đến ngày 15/9, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 35 triệu liều vaccine. Dự kiến đến cuối năm 2021, tổng cộng khoảng 100 triệu liều vaccine được nhập về Việt Nam.

Nguồn cung cấp vaccine của Việt Nam cũng khá đa dạng. Liên hợp quốc hỗ trợ gần 10 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX. Nga cam kết cung cấp 20 triệu liều vaccine trong năm 2021. Việt Nam là 1 trong 7 đối tượng ưu tiên cung cấp vaccine của Mỹ. Cuba, Nhật Bản, nhiều nước châu Âu tiếp tục hỗ trợ vaccine cho Việt Nam.

Trong điều kiện nguồn vaccine khan hiếm, có tiền chưa chắc mua được, thì đây là điều gây chú ý. Truyền thông lý giải do nhiều nguyên nhân. Theo Giáo sư Carl Thayer (Đại học New South Wales, Australia), “các nước châu Âu có nhiều động cơ khác nhau, kết hợp giữa lợi ích quốc gia và chủ nghĩa vị tha”.

Việt Nam là đối tác thương mại số một của EU ở Đông Nam Á. Tiếp cận Việt Nam là tiếp cận thị trường hơn 650 triệu người của ASEAN và hơn 800 triệu người của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Các nước EU có lợi khi kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh. Với vị thế địa chính trị quan trọng, Việt Nam là cầu nối để EU gia tăng ảnh hưởng, lợi ích chiến lược ở Đông Nam Á, rộng ra là khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Năm 2020, khi đại dịch càn quét nhiều nước châu Âu, Chính phủ Việt Nam đã gửi tặng đồ bảo hộ, khẩu trang; các hội hữu nghị Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức quyên góp tiền, chung tay cùng nhân dân nước sở tại chống dịch.

Sự thủy chung, tình cảm chân thành của Việt Nam trong hoạn nạn để lại dấu ấn trong lòng bạn bè.

Đảng, Nhà nước Việt Nam sớm đề ra chiến lược phòng, chống đại dịch Covid-19, trong đó chiến lược vaccine là một nội dung cơ bản. Ngoại giao vaccine là mũi nhọn, mặt trận then chốt của chiến lược vaccine.

Bộ Chính trị, Chính phủ tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản. Các kênh ngoại giao, mọi mối quan hệ, cả song phương, đa phương được huy động tham gia chiến lược vaccine.

Lãnh đạo Việt Nam trực tiếp điện đàm, gửi thư cho lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế trao đổi về vấn đề vaccine. Có thể nói không cuộc làm việc nào không đề cập về hợp tác, hỗ trợ tiếp cận nguồn vaccine. Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, các Đại sứ quán, 94 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc.

Có lẽ chưa bao giờ từ khóa "vaccine" lại xuất hiện đậm đà trên truyền thông quốc tế và Việt Nam như hiện nay.

Chúng ta cũng chủ động nghiên cứu sản xuất một số loại vaccine, đạt kết quả bước đầu. Việc đó trở thành nguồn cảm hứng cho tinh thần dân tộc.

Ngoại giao vaccine là kết quả của đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam.

Hàng ngàn cán bộ, nhân viên y tế trên cả nước tình nguyện đến hỗ trợ tâm dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… Lực lượng vũ trang làm mọi việc có thể để chống “giặc dịch” ở tuyến đầu. Khó khăn thôi thúc sự sẻ chia, xả thân, đồng lòng của mọi tầng lớp xã hội, với nhiều hình thức, câu chuyện xúc động.

Điều tốt đẹp nảy nở một cách tự nhiên, bởi đó là truyền thống, đã ngấm sâu vào máu, vào hồn dân tộc. Đó là “vaccine” quý giá của Việt Nam, trước mọi thách thức.

Bên cạnh đó, nơi này, lúc kia, chúng ta còn bộc lộ lúng túng, bất cập trong một số công việc phòng, chống đại dịch. Một số ít kẻ lợi dụng trục lợi, thông tin bịa đặt, gây nhiễu loạn, chống phá… Cuộc sống vẫn đan xen nhiều gam màu, nhưng màu sáng vẫn nổi trội.

Đại dịch là điều không mong muốn, nhưng cũng để lại nhiều thông điệp và bài học rất đáng lưu tâm.

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh ngoại giao vaccine trong và ngoài nước với ba ...

Quyết liệt, bài bản như ngoại giao vaccine

Quyết liệt, bài bản như ngoại giao vaccine

Ngoại giao vaccine là một mũi nhọn, một mặt trận quan trọng để triển khai thắng lợi chiến lược vaccine mà Chính phủ đã đề ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động