Không còn rào cản, ASEAN trên đà phục hồi ngành du lịch

Thủy Tiên
Đến nay, các nước ASEAN dần loại bỏ hầu hết các quy định phòng chống dịch Covid-19 nhằm thúc đẩy ngành du lịch phục hồi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN trên đà phục hồi ngành du lịch
Chính phủ Thái Lan kỳ vọng ngành du lịch sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này. (Nguồn: Getty)

Hầu hết các quốc gia ASEAN đã tái khởi động thị trường du lịch, với việc Thái Lan loại bỏ yêu cầu nhập cảnh cuối cùng liên quan đến Covid-19 kể từ ngày 1/7. Ngành du lịch đang được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy mạnh mẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của các quốc gia Đông Nam Á.

Quy định phòng chống dịch đồng loạt được dỡ bỏ

Thái Lan là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Chính phủ nước này đã quyết định bỏ yêu cầu đăng ký trực tuyến cho những người nhập cảnh vào đất nước này thông qua hệ thống Thẻ thông hành Thái Lan (Thailand Pass).

Điều này có nghĩa là các rào cản nhập cảnh của Thái Lan được dỡ bỏ ngay trước mùa Hè - mùa du lịch cao điểm đối với du khách Ấn Độ và Trung Đông, lượng khách mà chính phủ nước này hy vọng sẽ bù đắp cho sự sụt giảm số lượng và sức chi của du khách Trung Quốc.

Chính phủ Thái Lan kỳ vọng ngành du lịch sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này khi các dấu hiệu lạm phát đình trệ ở Mỹ và châu Âu làm lu mờ triển vọng đối với các mặt hàng xuất khẩu giá trị cao của quốc gia này. Ngay cả trong thời kỳ đại dịch, ngành du lịch đã đóng góp 12% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan.

Chính quyền Thái Lan cũng đang nới lỏng các quy định phòng chống Covid-19 trong nước. Cụ thể là, không yêu cầu đeo khẩu trang ngoài trời và các khách sạn sẽ có thể phục vụ đồ uống có cồn trước 5 giờ chiều; thời gian đóng cửa sẽ được kéo dài đến 2h sáng đối với các địa điểm vui chơi giải trí....

Tuy nhiên, khẩu trang vẫn sẽ được yêu cầu đối với nhân viên phục vụ và tất cả mọi người tham dự các sự kiện có hơn 2.000 người.

Với việc loại bỏ các quy định về phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Du lịch Phiphat Ratchakitprakarn dự kiến lượng du khách hàng ngày sẽ tăng lên 25.000 - 30.000 người, tổng cộng từ 7,5 triệu - 10 triệu lượt khách vào cuối năm nay.

Du lịch là một nguồn thu và ngành tạo công ăn việc làm chính ở Đông Nam Á, với hơn 140 triệu du khách (chiếm khoảng 10% tổng số khách du lịch trên thế giới) đến khu vực này vào năm 2019. Do đó, các quốc gia ASEAN đang gấp rút hồi phục nhằm khuyến khích, thu hút du khách.

Kể từ tháng 4, một số quốc gia Đông Nam Á bắt đầu chào đón khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ mà không yêu cầu kiểm dịch hoặc xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi khởi hành. Hầu hết các địa điểm du lịch trong khu vực đã bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ngoài trời.

Tại Việt Nam, mặc dù chính phủ chưa chính thức dỡ bỏ quy định nhưng nhiều người đã không còn đeo khẩu trang.

Indonesia cũng tuyên bố hồi đầu tháng 6 rằng họ sẽ không còn yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm y tế như một điều kiện nhập cảnh. Vào tháng 5, chính phủ nước này đã loại bỏ yêu cầu du khách phải xuất trình xét nghiệm PCR âm tính. Mặt khác, khách du lịch nước ngoài vẫn phải tải xuống ứng dụng theo dõi PeduliLindungi để vào các cơ sở như trung tâm mua sắm.

ASEAN trên đà phục hồi ngành du lịch
Angkor Wat (Campuchia) đón hơn 45.000 khách du lịch nước ngoài từ tháng 1 đến tháng 5 vừa qua. (Nguồn: AFP)

Kỳ vọng sự "bùng nổ"

Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno dự báo lượng khách du lịch tới nước này sẽ đạt đỉnh vào tháng 7 và tháng 8 năm nay.

Năm nay, Indonesia hy vọng sẽ thu hút khoảng 1,8 triệu đến 3,6 triệu khách du lịch nước ngoài. Phần lớn lượng khách dự kiến đến từ Australia, Singapore và Malaysia.

Ông Uno hy vọng rằng "một khi đại dịch được kiểm soát, số lượng các chuyến bay đến Indonesia, đặc biệt là Bali, sẽ tăng lên. Chúng tôi lạc quan rằng mục tiêu của các hoạt động du lịch sẽ đạt được trong năm nay".

Năm 2021, Indonesia đã thu hút 1,56 triệu du khách nước ngoài, giảm đáng kể so với con số 4,02 triệu lượt khách năm 2020.

Năm nay, ngành du lịch nước này đã xuất hiện những dấu hiệu khởi sắc đáng kể. Trong tháng 4, quốc gia vạn đảo đón hơn 11.000 du khách nước ngoài, tăng gấp 5 lần so với năm trước.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông địa phương trích dẫn từ các tài liệu chính thức cho biết quần thể di tích đền cổ Angkor Wat của Campuchia được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới, đã đón hơn 45.000 khách du lịch nước ngoài từ tháng 1 đến tháng 5 vừa qua, tăng 859% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 11 năm ngoái, Campuchia đã mở cửa trở lại biên giới cho du khách tiêm phòng đầy đủ với hy vọng phục hồi nền kinh tế.

Mặc dù vậy, một số quốc gia trong khu vực này vẫn còn một số hạn chế nhằm phòng chống dịch, ví dụ như ở Philippines, nơi du lịch chiếm 1/5 GDP trước đại dịch, du khách trong nước vẫn phải đăng ký trực tuyến với Cục Kiểm dịch của nước này, tương tự như Thailand Pass.

Tác động của RCEP tới tương lai của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Tác động của RCEP tới tương lai của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cung cấp thêm đòn bẩy cho hội nhập kinh tế ASEAN, nhưng dường như ...

ASEAN-Ấn Độ: Hợp tác cùng gia tăng vị thế

ASEAN-Ấn Độ: Hợp tác cùng gia tăng vị thế

Năm 2022 đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Ấn Độ. Đây cũng là dịp để nhắc nhở hai bên cần phải thúc đẩy ...

(theo Nikkei Asia)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động