TIN LIÊN QUAN | |
Suy nghĩ về tiêu cực thi cử ở Việt Nam | |
Giấc mơ quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam |
Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch VUSTA cho biết, mặc dù Luật giáo dục được ban hành từ năm 2005, nhưng quá trình sửa đổi luật giáo dục trong những năm qua luôn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là mối quan tâm của đại biểu quốc hội và toàn dân trong các kỳ họp quốc hội. Do đó, cần có sự xem xét đánh giá, phân tích sâu rộng, để bảo đảm sự tuân thủ của hiến pháp. Đồng thời, thể hiện tính khả khi, đảm bảo yêu cầu quan trọng của luật. Trong chương trình sách giáo khoa, thi cử, người dạy học cần có sự đào tạo thường xuyên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Tại Hội thảo, chuyên gia xã hội học, PGS.TS Phạm Bích San đề cao chất lượng giáo dục tác động trực tiếp đến sản phẩm trong tương lai. "Không thể để sản phẩm giáo dục của chúng ta chỉ là Khá Bảnh hay Thánh chửi", ông Phạm Bích San nói.
Theo PGS. San, Luật Giáo dục phải đảm bảo làm sao con người đào tạo ra đạt được 4 tiêu chí (hiệu quả tác động đến xã hội) học và hành; tinh thần dân tộc; sự sáng tạo và tinh thần dân chủ.
Hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.( Ảnh: Trần Hải) |
Nói về những trăn trở của mình, GS. TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, tại Hội thảo hồi tháng Một vừa qua của VUSTA, ông và các chuyên gia đã góp ý rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn lại toàn bộ dự thảo ngày 31/3/2019, ông chưa thấy những ý kiến góp ý ấy được tiếp thu.
Cho rằng Luật giáo dục mới chỉ hướng vào mục tiêu nhân cách, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh: "Luật Giáo dục phải thể hiện cả hai mục tiêu của giáo dục. Trong đó, mục tiêu chung phải là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thứ hai, mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của con người (mục tiêu về nhân cách)".
GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: Trần Hải) |
Về đánh giá kết quả học tập để tuyển sinh đại học, theo GS. Thuyết, các trung tâm khảo thí nên được giao nhiệm vụ tổ chức khảo sát trên diện rộng (có thể ở từng tỉnh) để thu thập thông tin về giáo dục và đối chiếu với kết quả tốt nghiệp ở các trường. Trên cơ sở đối chiếu, cơ quan quản lý giáo dục địa phương có thể xác định sự tương ứng giữa kết quả đánh giá của từng trường với kết quả khảo sát trên diện rộng. Từ đó điều chỉnh “bệnh thành tích” của các trường.
Về việc sử dụng kết quả đánh giá kết quả học tập ở các trường, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nên có quy định học sinh không đạt kết quả được tiếp tục học theo lớp nhưng phải thi lại những môn chưa đạt yêu cầu. Nhà trường cần có trách nhiệm cử giáo viên hướng dẫn những học sinh này. Trong trường hợp cần thiết, nhà trường có thể mời chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý tư vấn cho học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường để giúp những học sinh yếu đạt được yêu cầu.
Suy nghĩ về tiêu cực thi cử ở Việt Nam Vụ việc tiêu cực thi tốt nghiệp THPT năm 2018 ở một số địa phương đã gây ra cú sốc lớn trong toàn xã hội ... |
"Giáo viên quyết định thành bại của chương trình mới" Phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (chiều 9/1), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân ... |
Giáo dục 2018 qua góc nhìn của một Nhà giáo Nhìn lại giáo dục trong năm 2018, GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, điều ông trăn trở nhất chính là kỷ luật học đường ... |