Nhỏ Bình thường Lớn

Khủng hoảng năng lượng: Đồng ý với Mỹ, Trung Quốc mở kho dữ trữ dầu

Ngày 14/1, theo Reuters, các nguồn tin cho biết, vào cuối năm 2021, Trung Quốc đã nhất trí với Mỹ về việc giải phóng một lượng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược quốc gia trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 1/2 tới.
Các bồn chứa dầu và khí đốt được nhìn thấy tại một kho dầu tại một cảng ở Chu Hải, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)
Các bồn chứa dầu và khí đốt ở một kho dầu tại một cảng ở Chu Hải, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Đây là một phần trong kế hoạch do Mỹ khởi xướng nhằm giảm giá dầu toàn cầu.

Các nguồn thạo tin cho biết, Trung Quốc đã đồng ý giải phóng một lượng dầu không xác định, tùy thuộc vào các mức giá.

Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc không phản hồi yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Trước đó, ngày 23/12/2021, Bộ Năng lượng Mỹ khẳng định đã đồng ý cung cấp 250.000 thùng dầu thô từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) cho Công ty dầu Marathon trong một thỏa thuận bán và trao đổi dầu lần thứ hai nhằm giảm giá nhiên liệu.

Giao dịch trên diễn ra sau một thỏa thuận bán và trao đổi dầu lần đầu tiên, bao gồm 4,8 triệu thùng dầu, giữa Bộ Năng lượng Mỹ với tập đoàn ExxonMobil trước đó trong tháng cuối cùng của năm 2021.

Như vậy, tính đến cuối tháng 12/2021, Bộ Năng lượng Mỹ đã cung cấp hơn 5 triệu thùng dầu từ kho SPR nhằm gia tăng nguồn cung nhiên liệu cho thị trường.

Tổng thống Joe Biden hồi tháng 11/2021 cho biết Mỹ sẽ cùng các nước tiêu thụ dầu lớn khác phối hợp hành động để giải phóng dầu từ các kho dự trữ nhằm kiềm chế lạm phát do giá năng lượng tăng cao.

Chiến lược 'Zero Covid-19' của Trung Quốc: Người ăn nên làm ra, kẻ chi tiêu dè xẻn

Chiến lược 'Zero Covid-19' của Trung Quốc: Người ăn nên làm ra, kẻ chi tiêu dè xẻn

Chiến lược “Zero Covid-19” của Trung Quốc đang khiến chi phí chống dịch tăng lên. Một số ngành vẫn tăng trưởng ấn tượng trong khi ...

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/1): GDP Nga dự báo giảm mạnh, Mỹ tăng tốc sản xuất dầu, trữ lượng khí đốt của Gazprom ở châu Âu thấp lịch sử

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/1): GDP Nga dự báo giảm mạnh, Mỹ tăng tốc sản xuất dầu, trữ lượng khí đốt của Gazprom ở châu Âu thấp lịch sử

Tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, CPI Mỹ tăng cao nhất trong 40 năm, GDP Nga dự báo giảm mạnh, doanh số xe ô tô ...

(theo Reuters)