TIN LIÊN QUAN | |
“Điểm sáng” trong bức tranh kinh tế Eurozone | |
Lao động ngành cơ khí Đức đạt thỏa thuận tăng lương |
Cũng trong tháng Hai, thặng dư thương mại của Đức đạt 21 tỷ Euro. Xuất khẩu trong tháng 2 của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng 0,8%, đạt 104,9 tỷ Euro trong khi nhập khẩu giảm 1,6% so với tháng 1, đạt 83,8 tỷ Euro. Trong tháng Một, thặng dư thương mại của Đức đạt 18,5 tỷ Euro. Tính cả năm 2016, thặng dư thương mại của Đức đạt mức cao kỷ lục là 252,9 tỷ Euro.
Ảnh minh họa. (Nguồn: fxbazooka) |
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng ING Carsten Brzeski nhận xét, "giờ đây, sản xuất công nghiệp đã trở lại đóng vai trò là động cơ tăng trưởng của nền kinh tế Đức".
Các số liệu này một lần nữa trở thành đề tài nhạy cảm, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từng liên tục tuyên bố sẽ "nhổ tận gốc" các tập quán thương mại "bất công", ám chỉ các nước đóng góp vào mức thâm hụt kỷ lục của Mỹ.
Ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp, yêu cầu rà soát lại quan hệ thương mại với 16 quốc gia mà Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn, trong đó có Đức. Tuy vậy, trong tháng 2/2017, thặng dư thương mại của Đức so với Mỹ chỉ đạt 3,9 tỷ Euro, mức thấp kỷ lục trong vòng 4 năm qua.
Mặc dù tăng trưởng ấn tượng nhưng kinh tế Đức vốn dựa nhiều vào xuất khẩu vẫn phải đối mặt với một số nguy cơ, như quá trình đàm phán giải quyết việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hay sự tụt dốc của kinh tế Trung Quốc.
Đức: Nền kinh tế vẫn nhiều bi quan Trong bối cảnh xuất khẩu và đầu tư tiếp tục bị tác động tiêu cực, kinh tế Đức đối mặt với nhiều nguy cơ. |
Kinh tế Đức kỳ vọng vào Đông Nam Á Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức - Sigmar Gabriel đang có chuyến thăm bốn ngày đến Việt Nam nhằm tạo ... |
Kinh tế Đức cũng tăng trưởng âm Văn phòng Thống kê Liên bang Đức vừa công bố, GDP quý II của nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm 0,2% theo số ... |