Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới đang bước vào 'thời khắc đen tối'?

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thế giới khó tránh khỏi rủi ro của một cuộc đại suy thoái. Kinh tế thế giới, khó khăn lắm mới dần phục hồi từ dịch Covid-19, nhưng hiện nay lại rơi xuống vực sâu.

Các dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 dường như đã giảm một nửa. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, nhiều khả năng toàn cầu sẽ sớm rơi vào một cuộc đại suy thoái đồng bộ.

Lạm phát như "con ngựa bất kham", ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ gia tăng của giá cả sinh hoạt đã vượt qua biên độ tăng lương, sức mua hộ gia đình ngày càng suy yếu, gieo mầm mống cho lạm phát đình trệ.

Kinh tế thế giới đang bước vào 'thời khắc đen tối'?
Mỹ đang là tác nhân lớn nhất của làn sóng lạm phát. (Nguồn: Investor Times)

Mỹ thiệt hại nặng nề

Mỹ là khu vực bị thiệt hại nặng nề, nhưng châu Âu thậm chí chịu tổn thất nghiêm trọng hơn. Cuộc xung đột Ukraine thúc đẩy giá năng lượng leo thang và khủng hoảng thiếu nguồn cung, cơ chế phong tỏa do dịch bệnh liên tục gây rối loạn đối với nền kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn thiếu hụt nguồn cung hàng hóa và lao động kéo dài liên miên, hệ lụy là kỳ vọng đầu tư và tiêu dùng suy yếu.

Làn sóng lạm phát và nguy cơ suy thoái này chủ yếu là do nguồn cung thiếu hụt gây nên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thừa nhận kiểm soát được nhu cầu nhưng không kiểm soát được nguồn cung. Do cung không thể đáp ứng cầu, nên siêu lạm phát toàn cầu vẫn hết sức bất thường, kinh tế thế giới rất khó tránh khỏi suy thoái.

Trung Quốc "lo trong, buồn ngoài"

Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từng đóng vai trò cứu tinh kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình cảnh "lo trong buồn ngoài".

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý II/2022 chỉ đạt 0,4%, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc sâu vào sự thúc đẩy của nhu cầu bên ngoài đã mất đi điểm tựa, vòng tuần hoàn bên trong suy yếu, các quả bom tài chính, cơn bão bất động sản xảy ra dồn dập và kinh tế suy giảm đồng thời xuất hiện đã khiến Trung Quốc rơi vào tình cảnh khó khăn nhất trong 30 năm qua.

Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ đã tiệm cận mức 20% hiện nay có thể sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Thất nghiệp và thu nhập ảnh hưởng đến tiêu dùng, trong bối cảnh kỳ vọng việc làm và thu nhập không tốt, thị trường tiêu dùng trong nước chắc chắn sẽ bị kìm hãm nghiêm trọng.

Tin liên quan
Trung Quốc Trung Quốc 'vén khói mù', nỗ lực tìm lại tăng trưởng

Nếu khủng hoảng kép xuất hiện, nhu cầu bên trong và bên ngoài đều "hôn mê sâu", triển vọng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục ảm đạm cùng với suy thoái kinh tế thế giới.

Khác với các nước châu Âu và Mỹ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) áp dụng chính sách hạ lãi suất để ứng phó khủng hoảng, tích cực dẫn dắt lãi suất thị trường đi xuống.

Tuy nhiên, do sức khỏe của rất nhiều doanh nghiệp tương đối yếu, kỳ vọng về tương lai khá bi quan, nên việc cung tiền tiếp tục gia tăng theo kiểu khiên cưỡng cũng khó phát huy tác dụng.

Trong số nhiều nhân tố hạn chế, bất động sản đứng ở vị trí trung tâm. Do có nhiều chuỗi sản xuất ở thượng nguồn và hạ nguồn liên quan đến lĩnh vực bất động sản, kể từ khi làn sóng vỡ nợ liên tục bùng phát, niềm tin đầu tư của công chúng và doanh nghiệp bị ảnh hưởng sâu sắc, kỳ vọng suy yếu nghiêm trọng, từ đó khiến cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc ngày càng chậm lại.

Cận kề suy thoái

Sau khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ, Mỹ thúc đẩy châu Âu, Nhật Bản… áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế dẫn đến hiệu ứng ngược, gây nên tổn hại nghiêm trọng đối với kinh tế châu Âu, đặc biệt các nước châu Âu phụ thuộc mạnh vào Nga về năng lượng hứng chịu cú sốc mạnh hơn.

Do tình hình kinh tế chuyển biến tiêu cực, cán cân thương mại xấu đi rõ nét, các nước công nghiệp chủ yếu của châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Italy… đều rơi vào tình cảnh thâm hụt thương mại nới rộng.

Kinh tế thế giới đang bước vào 'thời khắc đen tối'?
Kinh tế châu Âu đang đứng trước những thách thức chưa từng có. (Nguồn: CNN)

Hiện nay, tai họa của "lạm phát đình trệ" đã không thể kiểm soát, Mỹ dường như đã bất lực, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, kinh tế châu Âu và Nhật Bản "không khỏe", kinh tế toàn cầu dường như không nhìn thấy cứu tinh kinh tế.

Hơn nữa, khi đối diện với khủng hoảng kép, lạm phát toàn cầu và nợ ở mức cao khiến cho những nhà hoạch định chính sách của các nước e ngại, không dám tiếp tục áp dụng thêm nhiều biện pháp để kích thích nhu cầu, dư địa giải cứu thị trường giảm mạnh. Những nhân tố này kết hợp với nhau chính là hiện tượng phổ quát của suy thoái kinh tế.

Trong khi đó, cuộc xung đột Ukraine đã làm trầm trọng thêm nút thắt chuỗi cung ứng và giá năng lượng leo thang, vấn đề cản trở hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và xói mòn lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục kéo dài trong một thời gian.

Trên thị trường tiêu dùng, lạm phát cao đã làm suy yếu nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng, chỉ số niềm tin tiêu dùng của các nền kinh tế chủ chốt phần lớn phản ánh xu hướng lao dốc.

Lạm phát toàn cầu sắp đạt đỉnh?

Lạm phát toàn cầu sắp đạt đỉnh?

Tìm đỉnh của làn sóng lạm phát hiện nay là một bài tập khó đối với các nhà kinh tế và ngân hàng trung ương. ...

Kinh tế thế giới: Vật lộn với Covid-19, xung đột Nga-Ukraine 'đổ thêm dầu vào lửa'

Kinh tế thế giới: Vật lộn với Covid-19, xung đột Nga-Ukraine 'đổ thêm dầu vào lửa'

Các cuộc khủng hoảng chồng chéo đang tấn công nền kinh tế thế giới, làm gia tăng lo ngại về suy thoái, mất việc làm, ...

Sức công phá không kém 'bom tấn' Lehman Brothers, khủng hoảng khí đốt có thể 'châm ngòi' cho Chiến tranh Lạnh mới

Sức công phá không kém 'bom tấn' Lehman Brothers, khủng hoảng khí đốt có thể 'châm ngòi' cho Chiến tranh Lạnh mới

Tình trạng thiếu nhiên liệu đang lan rộng khắp các nền kinh tế trên toàn cầu, đe dọa gây ra suy thoái và một làn ...

Kinh tế Mỹ: Rủi ro suy thoái treo lơ lửng trên đầu, rất có thật và sẽ xảy ra, khi nào 'hạ cánh'?

Kinh tế Mỹ: Rủi ro suy thoái treo lơ lửng trên đầu, rất có thật và sẽ xảy ra, khi nào 'hạ cánh'?

Trong nhiều tháng, các chuyên gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng tham gia một trò chơi: Cố gắng đoán xem khả năng ...

Biến số khó lường của kinh tế toàn cầu

Biến số khó lường của kinh tế toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 3,2% năm 2022 từ 4,1% hồi tháng Giêng, thậm chí không ...

(theo Tuần san châu Á)

Tin cũ hơn

Hậu bầu cử Mỹ: Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải 'trả giá đắt'; có lĩnh vực không thể tách rời Hậu bầu cử Mỹ: Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải 'trả giá đắt'; có lĩnh vực không thể tách rời
Giá vàng hôm nay 13/11/2024: Giá vàng 'bốc hơi dữ dội', vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng... đau đầu Giá vàng hôm nay 13/11/2024: Giá vàng 'bốc hơi dữ dội', vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng... đau đầu
Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập
Hai quốc gia chịu trừng phạt 'bắt tay' hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga Hai quốc gia chịu trừng phạt 'bắt tay' hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga
BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu
Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ
Giá vàng hôm nay 12/11/2024: Giá vàng giảm, phản ứng với 'làn sóng đỏ' hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều Giá vàng hôm nay 12/11/2024: Giá vàng giảm, phản ứng với 'làn sóng đỏ' hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều
Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU
Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này? Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này?
Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD
Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030 Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030
Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững