Kinh tế thị trường xã hội: Nguồn gốc tư tưởng và thực tế áp dụng tại Đức [Kỳ 1]

TS. Đặng Hoàng Linh
Học viện Ngoại giao
Mô hình Kinh tế thị trường xã hội đã khiến nước Đức từ đống đổ nát sau Thế chiến II, vươn lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới những năm 1970.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Bộ Kinh tế sau này là Thủ tướng Đức Ludwig Erhard là “kiến trúc sư” của mô hình Kinh tế thị trường xã hội có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Đức thời hậu chiến. (Nguồn: DPA)
Bộ trưởng Bộ Kinh tế sau này là Thủ tướng Đức Ludwig Erhard là “kiến trúc sư” của mô hình Kinh tế thị trường xã hội có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Đức thời hậu chiến. (Nguồn: DPA)

Kể từ sau Thế chiến II, Đức theo đuổi mô hình Kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy), mang lại những bước tiến ngoạn mục cho nền kinh tế Đức trong thời gian ngắn. Mô hình này khiến nước Đức, từ đống đổ nát sau Thế chiến II, vươn lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới những năm 1970.

Đây là mô hình kinh tế dựa trên nền tảng lý thuyết “Tự do trong trật tự” (Ordoliberalism) do trường phái Freiburg, đứng đầu là Giáo sư Walter Eucken khởi xướng những năm 1930. Mô hình kinh tế thị trường xã hội đã được thay đổi và bổ sung theo từng thời kỳ, nhưng tới nay những chính sách chủ đạo của nó vẫn còn được áp dụng không chỉ ở Đức, mà còn tại nhiều nền kinh tế phát triển khác trên thế giới. Việc nghiên cứu mô hình kinh tế xã hội thị trường Đức không chỉ đem đến giá trị học thuật, mà còn có tính thực tiễn cao.

Bối cảnh lịch sử

Sau Thế chiến I, Cộng hòa Weimar được thành lập vào năm 1918 với đảng Dân chủ Xã hội đứng đầu.

Về mặt chính trị, nhà nước chủ trương thiết lập nền dân chủ tự do. Trong khi đó, các chính sách kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều từ lý thuyết Karl Marx, vai trò của nhà nước được tăng cường, các ngành công nghiệp nặng bị quốc hữu hoá, các mỏ than địa phương bị xã hội hoá.

Khi Hitler lên nắm quyền, để giải quyết tình trạng tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Đức Quốc xã đã sử dụng chính sách tín dụng tỷ lệ rủi ro cao. Tuy rằng chính sách này đã giải quyết thành công vấn đề thất nghiệp, nâng cao uy tín của Quốc xã nhưng mặt khác, tiềm lực kinh tế có hạn, không đủ trang trải chi phí khổng lồ đã dẫn đến tình trạng kiệt quệ. Hậu quả là Quốc xã phải giải quyết vấn đề tài chính bằng quyền lực thông qua phát hành công trái cưỡng chế, buộc các ngân hàng và tổ chức liên quan cho nhà nước vay tiền, đồng thời tịch thu tài sản của các doanh nhân Do Thái. Chiến tranh cũng là biện pháp Đức Quốc xã sử dụng nhằm thoát khỏi tình trạng cạn kiệt tài chính.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra những năm 1930, chính sách kinh tế của Đức Quốc xã thất bại. Nhằm tìm kiếm con đường đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện tại, các nhà kinh tế học Đức đã ra sức tìm kiếm các tư tưởng, mô hình, chính sách phù hợp. Nổi bật nhất trong số đó là nỗ lực của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Freiburg (Freiburg School), Frankfurt, đứng đầu là giáo sư Walter Eucken.

Tuy nhiên, dưới thời Đức Quốc xã, ông Walter Eucken cùng nhiều thành viên khác của trường phái Freiburg bị đàn áp, bỏ tù, sa thải; nhiều thành viên buộc phải di cư sang các nước khác để lánh nạn. Chỉ sau khi Thế chiến II kết thúc, các thành viên mới có thể triển khai công trình nghiên cứu của họ một cách hệ thống, bài bản, chủ động.

Tuy vậy, lý thuyết Tự do trong trật tự (Ordoliberalism) do trường phái Freiburg khởi xướng đã để lại dấu ấn lớn, trở thành nền tảng cho chính sách Kinh tế thị trường xã hội hậu chiến ở Tây Đức, góp phần đưa nước Đức phát triển từ tình cảnh nghèo khó, điêu tàn năm 1945 trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu và thế giới.

Quá trình hình thành

Kinh tế thị trường xã hội là khái niệm về một hình thái kinh tế thị trường mới được khởi xướng và thực hiện đầu tiên bởi Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo dưới thời Thủ tướng Konrad Adenauer tại Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) năm 1948, nhằm cứu vãn nền kinh tế trì trệ của Đức sau Thế chiến II.

Mô hình kinh tế thị trường bị ảnh hưởng không chỉ bởi cục diện nước Đức thời hậu chiến mà còn bởi các ý thức hệ đã tồn tại trước đó. Nền tảng kinh tế của mô hình kinh tế thị trường được xây dựng dựa trên học thuyết Tự do trong trật tự của thị trường phái Freiburg. Trong khi đó, nền tảng xã hội của mô hình kinh tế thị trường được cho là chịu nhiều ảnh hưởng đến từ Thiên chúa giáo.

Chủ nghĩa Tự do trong Trật tự được hình thành bởi các học giả tiêu biểu thuộc Trường phái kinh tế Freiburg như ông Walter Eucken, Wilhelm Ropke và Alexander Rustow. Chủ nghĩa này được phát triển như biện pháp nhằm ngăn chặn hậu quả của chủ nghĩa tự do không được kiểm soát vào đầu thế kỷ XX và chủ nghĩa can thiệp tài khóa và tiền tệ của Đức Quốc xã sau đó.

Về lý thuyết, Chủ nghĩa Tự do trong Trật tự đề cao sự cần thiết của một khuôn khổ lập pháp hoặc hiến pháp ổn định nhằm đảm bảo tính công bằng trong kinh doanh và tự do kinh tế cho tất cả các thành viên thị trường tư nhân. Do đó, Nhà nước cần điều tiết thị trường theo cách sao cho kết quả thị trường xấp xỉ với kết quả lý thuyết trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Lạm phát được coi là làm sai lệch các tín hiệu giá có giá trị và tạo ra chi phí kinh tế cao. Vì vậy, chủ nghĩa Tự do trong Trật tự đề cao vai trò của việc ổn định tiền tệ và giữ tỷ lệ lạm phát thấp.

Theo giáo sư Walter Eucken, nhiệm vụ của nhà nước là kiến tạo khung trật tự kinh tế bao gồm hệ thống luật pháp, quy định đi kèm do quốc hội ban hành, cơ chế giám sát thị trường, nhưng không can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế. Khi đó, thị thường được điều tiết tiết bởi hệ thống pháp luật. Đồng thời, nhà nước đưa ra chính sách để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả.

Mô hình Kinh tế thị trường xã hội còn chịu ảnh hưởng bởi Thiên chúa giáo. Một nhân vật không thể không nhắc đến của nền kinh tế hậu chiến Tây Đức là Bộ trưởng Kinh tế Ludwig Erhard, người có lập trường ủng hộ chủ nghĩa Tự do trong Trật tự, Trường phái Freiburg và nền dân chủ Thiên chúa giáo. Ngoài ra, người có công trong việc triển khai thuyết Tự do trong Trật tự để áp dụng vào chính sách kinh tế hậu chiến, giáo sư Alfred Muller-Armack đã mô tả ba mục đích lớn của hệ thống kinh tế như sau: một là, phục vụ tự do con người; hướng đến nền tự do toàn diện nhưng không lộn xộn; hai là, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cũng như an ninh xã hội; đảm bảo các gia đình được hưởng mức sống đầy đủ và con người được hưởng thành quả xứng đáng với những gì họ đã làm, cống hiến. Ý tưởng này đã được ông Muller-Armack đề cập trước đó, song trong bối cảnh hỗn loạn sau chiến tranh, nó lại càng được nhấn mạnh và chú trọng hơn; ba là, hòa hợp mọi xu hướng xã hội.

Phác thảo đầu tiên về Kinh tế thị trường xã hội được đúc kết từ tác phẩm Điều khiển kinh tế và Kinh tế thị trường của giáo sư Alfred Muller-Armack được phát hành năm 1947. Đây cũng là lần đầu tiên thuật ngữ “Kinh tế thị trường xã hội” chính thức xuất hiện. Tác phẩm này đã mô tả chính sách phát triển kinh tế toàn diện cho thời hậu chiến, bao gồm chính sách bảo vệ tự do cạnh tranh, chính sách giá cả, thiết lập cấu trúc kinh tế, chính sách xã hội, trật tự về công nghiệp xây cất và gia cư, về tác động lên cấu trúc xí nghiệp, chính sách ngoại thương, chính sách tiền tệ và tín dụng, chính sách chu kỳ kinh tế. Kinh tế thị trường xã hội được xem là thiết lập một xã hội mở rộng. Tuỳ theo từng thời kỳ, nhà nước cần có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện thời và luôn tìm giải pháp cho những vấn đề mới.

Dựa trên những chính sách kinh tế cụ thể, toàn diện của cuốn sách, ông Ludwig Erhard đã soạn ra luận đề quan trọng cho cuộc tranh cử đầu tiên năm 1949. Sau khi Cộng hoà Liên bang Đức thành lập, bản thảo thứ hai đã được cải tiến năm 1950 để chuẩn bị cho các đạo luật kinh tế và xã hội mà Quốc hội Đức sẽ thảo luận và phê duyệt làm khung trật tự. Một số đạo luật quan trọng ban hành trong thập niên 1950 vẫn còn có giá trị đến nay như luật chống hạn chế cạnh tranh và luật bảo hộ lao động. Bản thảo thứ ba, đề xuất năm 1950, được ông Muller-Armack coi là “giai đoạn hai của Kinh tế thị trường xã hội”.

Với những bản phác thảo tương đối đầy đủ và thuyết phục, Kinh tế thị trường xã hội đã trở thành cương lĩnh hành động và khẩu hiệu chính trị dưới thời Thủ tướng Konrad Adenauer và người kế nhiệm Ludwig Erhard, góp phần mang lại “phép màu kinh tế” cho nước Đức thời kỳ hậu chiến.


(còn tiếp)

Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh

Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh

Quan hệ Pháp-Đức cần được 'thiết lập lại' trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa hồi kết và cuộc khủng hoảng năng lượng còn tiến ...

Khủng hoảng năng lượng: Đức lên kế hoạch áp trần giá điện, tiếp tục vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân

Khủng hoảng năng lượng: Đức lên kế hoạch áp trần giá điện, tiếp tục vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân

Chính phủ Đức lên kế hoạch áp trần giá điện sinh hoạt và điện sản xuất công nghiệp để giảm bớt tác động của việc ...

Kinh tế Đức sẽ không còn là 'đầu tàu' trong EU?

Kinh tế Đức sẽ không còn là 'đầu tàu' trong EU?

Tác động từ xung đột Nga-Ukraine và quan hệ trắc trở với Trung Quốc có thể khiến kinh tế Đức sớm mất đi vị thế ...

Hoàn thiện thể chế trong nền kinh tế thị trường: Điểm tựa cho sự phát triển

Hoàn thiện thể chế trong nền kinh tế thị trường: Điểm tựa cho sự phát triển

TGVN. Để đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, chúng ta cần ...

Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường

Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Đại học ...

Đọc thêm

XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4 - dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4. SXMB 25/4. kết quả xổ ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4 - kết quả xổ số hôm nay ngày 25 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4/2024. SXMN 25/4. xổ số miền ...
Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Đại sứ Australia tại ASEAN: Tiếng nói của ASEAN gây tiếng vang khắp khu vực

Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia mở rộng và đa dạng hóa đầu tư...
Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng lần đầu đá chính ở vị trí tiền vệ công tại Yokohama FC

Công Phượng có tên trong danh sách thi đấu chính thức của Yokohama FC trong trận đấu với Fagiano Okayama ở vòng 2 Cup quốc gia Nhật Bản.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động