Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Trung Quốc chậm lại, thế giới tổn thương?

Trong hơn một phần tư thế kỷ, Trung Quốc luôn dịch chuyển đi lên và phát triển không ngừng. Hiện tại, hoạt động kinh tế của nước này đang chậm lại, gây ra những rủi ro đáng báo động cho hộ gia đình Trung Quốc và các nền kinh tế trên khắp thế giới.
Cảng Liên Vân Cảng ở phía đông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc(Nguồn: New York Times)
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã tạo ra hơn 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. (Nguồn: New York Times)

Khó khăn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được nhắc đến nhiều hơn trong những tuần gần đây.

Thế giới bị tổn thương

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong tháng 7/2023, xuất khẩu của nước này đã giảm trong 3 tháng liên tiếp, trong khi nhập khẩu đã giảm trong 5 tháng liên tiếp - một dấu hiệu cho thấy triển vọng đang xấu đi.

Bên cạnh đó, giá cả đã giảm đối với nhiều loại hàng hóa, từ thực phẩm đến nhà ở, làm dấy lên nỗi ám ảnh rằng, quốc gia này có thể đang trên bờ vực của giảm phát.

Tin liên quan
Trung Quốc lại Trung Quốc lại 'chạm tay' vào cú sốc mới

Đối với công nhân và hộ gia đình Trung Quốc, những vấn đề nói trên đang gây rắc rối. Trên toàn cầu, nền kinh tế Trung Quốc suy yếu báo hiệu nhu cầu đối với các hàng hóa chính đang giảm - từ đậu tương thu hoạch ở Brazil, đến thịt bò nuôi ở Mỹ hay hàng xa xỉ sản xuất tại Italy.

Ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của Macquarie, công ty dịch vụ tài chính của Australia cho biết, sự chậm lại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế toàn cầu. Đất nước tỷ dân là "người tiêu dùng" hàng hóa lớn nhất hành tinh, khi nhu cầu giảm bớt, thế giới sẽ bị tổn thương.

Số liệu của hãng nghiên cứu BCA Research (Canada) cho thấy, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã tạo ra hơn 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, so với 22% của Mỹ và 9% của 20 quốc gia khu vực sử dụng đồng Euro.

Tuy nhiên, nợ của quốc gia này ngày càng lớn, ước tính lên tới 282% tổng sản phẩm quốc gia (GNP) - nhiều hơn cả Mỹ.

Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc đã tung ra những chương trình chi tiêu công nhằm kích thích người dân tiêu tiền và doanh nghiệp đầu tư. Điều này lại khiến các chính quyền địa phương sẽ bị mắc kẹt với một đống hóa đơn nợ. Chính quyền địa phương đang là tâm điểm của những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ. Họ đã vay mượn rất nhiều trong nhiều năm để tài trợ cho việc xây dựng cầu đường và các khu công nghiệp.

Nền kinh tế được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư của Trung Quốc đã hoạt động rất hiệu quả trong hai thập niên. Chính phủ đã "mạnh tay" tài trợ cho các cảng, lưới điện và các công trình cơ bản khác và dẫn đến sự bùng nổ của các nhà máy hướng đến xuất khẩu.

Tháng 12/2022, khi Trung Quốc kết thúc các biện pháp kiểm soát Covid-19 và mở cửa trở lại, nhiều chuyên gia dự đoán, đây sẽ là chất xúc tác cho chi tiêu của người tiêu dùng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn chưa có sự bứt phá.

Các hộ gia đình Trung Quốc từ lâu đã là những người tiết kiệm phi thường nhất trên thế giới. Trong nửa đầu năm nay, tổng số tiền gửi của hộ gia đình trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã tăng khoảng 12 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,7 nghìn tỷ USD), mức tăng lớn nhất trong một thập niên.

Người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng tích trữ tiền mặt nhiều hơn. Điều này cũng phần nào phản ánh, lĩnh vực bất động sản không còn thu hút như trước.

Tìm kiếm động lực tăng trưởng mới

Câu chuyện của Trung Quốc đã gợi ra sự so sánh với Nhật Bản, nơi sự bùng nổ của bong bóng đầu cơ bất động sản vào đầu những năm 1990 và đã khiến đất nước rơi vào ba thập niên suy thoái.

Trọng tâm của sự trượt dốc của Nhật Bản là giảm phát. Trên lý thuyết, giảm phát phá hủy động lực tiêu dùng, không thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn, thuê thêm công nhân. Bởi trong thời kỳ này, người dân tăng cường thắt chặt hầu bao, trông chờ mọi thứ sẽ rẻ hơn. Lý do này càng đẩy cả nền kinh tế vào giảm phát.

Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tránh được giảm phát. Trong các năm 2009, 2015 và 2020, Bắc Kinh đã chống giảm phát bằng cách nới lỏng tiền tệ và kích thích tài khóa.

Mới đây, Trung Quốc cam kết thúc đẩy một số dự án cơ sở hạ tầng và tăng hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, hiều chuyên gia kinh tế dự đoán, hoạt động xây dựng sẽ không bùng nổ như trong quá khứ, vì Chủ tịch nước này Tập Cận Bình đang tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới (ví dụ như lĩnh vực công nghệ cao).

Ông Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng của Greater China tại JLL, một công ty quản lý đầu tư và bất động sản ở Trung Quốc khẳng định, ưu tiên chính sách chính của chính phủ sẽ là làm thế nào để thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Ông nhấn mạnh: "Trong kịch bản lạc quan nhất, chính phủ sẽ chuyển đổi dần dần sang tăng trưởng chậm hơn, đồng thời kiểm soát quy mô tổn thất trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, nếu khoản nợ đang đeo bám nền kinh tế Trung Quốc hạn chế khả năng phản ứng của chính phủ, thì điều đó có thể gây ra những rắc rối lớn hơn. Đơn cử như giá nhà đất sụt giảm và dòng tiền ồ ạt chảy ra nước ngoài".

Các tên tuổi mới xuất hiện, 'vị thế thống trị' chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc có thật đang bị đe dọa?

Các tên tuổi mới xuất hiện, 'vị thế thống trị' chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc có thật đang bị đe dọa?

Giới quan sát bình luận rằng, nhân tố chính trị và kinh tế đang thúc đẩy điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu, địa vị ...

Mỹ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc: Bắc Kinh tuyên bố sẽ làm một việc, Anh và EC nói gì?

Mỹ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc: Bắc Kinh tuyên bố sẽ làm một việc, Anh và EC nói gì?

Ngày 10/8, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh cấm ...

Mặc đầu tư dần cạn kiệt, Mỹ vẫn ‘tung đòn’ mạnh vào Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ 'phản công'?

Mặc đầu tư dần cạn kiệt, Mỹ vẫn ‘tung đòn’ mạnh vào Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ 'phản công'?

Những hạn chế mới đối với đầu tư của Mỹ vào công nghệ tiên tiến ở Trung Quốc sẽ làm trầm trọng thêm sự sụt ...

Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu về hàng điện tử, công nghệ, Việt Nam sẽ ra sao giữa cuộc chiến bán dẫn Mỹ-Trung Quốc?

Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu về hàng điện tử, công nghệ, Việt Nam sẽ ra sao giữa cuộc chiến bán dẫn Mỹ-Trung Quốc?

Việt Nam là một quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu về hàng điện tử, công nghệ. Do đó, hành động của ...

Tổng thống Biden quá tự tin về vũ khí mới nhất của Mỹ trong 'chiến tranh kinh tế' với Trung Quốc?

Tổng thống Biden quá tự tin về vũ khí mới nhất của Mỹ trong 'chiến tranh kinh tế' với Trung Quốc?

Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiết lộ “vũ khí” mới nhất của mình trong cuộc chiến kinh tế của Mỹ với Trung ...

(theo New York Times)