Nền kinh tế Trung Quốc đang nỗ lực quay trở lại quỹ đạo đúng hướng trước nguy cơ giảm tốc và "hiện tượng Nhật Bản hóa". (Nguồn: Reuters) |
"Hiện tượng Nhật Bản hóa"
Ngay cả sau khi chính phủ Trung Quốc kết thúc chính sách Zero Covid, nền kinh tế vẫn đang phải vật lộn để trở lại đúng hướng.
Một chủ nhà hàng ở Bắc Kinh cho biết: "Khách hàng đã thắt chặt hầu bao kể từ khi kết thúc kỳ nghỉ Lễ Lao động hồi tháng Năm". Chi tiêu cho mỗi khách hàng đã giảm từ khoảng 400 NDT vào mùa Xuân xuống dưới 300 NDT, tức là từ khoảng 56 USD xuống dưới 42 USD.
Tin liên quan |
Du lịch, giải trí 'bùng nổ chi tiêu' nhưng nhiều ngành hàng lại sụt giảm nghiêm trọng, nghịch lý của nền kinh tế Trung Quốc |
Hiện tượng nhu cầu yếu dẫn đến lạm phát thấp có những điểm tương đồng với hàng thập niên trì trệ kinh tế của Nhật Bản kể từ năm 1990, với tên gọi là “hiện tượng Nhật Bản hóa”.
Yin Jianfeng, Phó Tổng giám đốc của Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia, một tổ chức tư vấn trực thuộc nhà nước, cho biết: “Trung Quốc đang có những biểu hiện rõ ràng về 'căn bệnh Nhật Bản' này”.
Tăng trưởng trong lạm phát chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Trung Quốc, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đã chậm lại 0,4% vào tháng 6. Xu hướng lạm phát trong vài năm qua rất giống với Nhật Bản trong những năm 1990.
Chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ nguy cơ giảm phát. Thế nhưng, ông Yin khẳng định, Trung Quốc hiện đang trong tình trạng giảm phát, dựa trên xu hướng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao hơn lạm phát thực tế.
Người dân Trung Quốc đang bày tỏ lo ngại về hướng đi của nền kinh tế. Nhiều người tiêu dùng không muốn thực hiện các giao dịch lớn như nhà cửa và hàng hóa lâu bền. Những người trẻ tuổi thậm chí còn thắt lưng buộc bụng hơn khi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên vượt quá 20%.
Tiền đang nằm yên trong các ngân hàng Trung Quốc, giống như ở Nhật Bản thời kỳ hậu bong bóng bất động sản. Tiền gửi ở Trung Quốc đã vượt các khoản vay 48.000 tỷ NDT (6.700 tỷ USD) vào cuối tháng 6/2023 - mức chênh lệch cao thứ hai được ghi nhận, chỉ sau tháng Ba vừa qua.
Ở Nhật Bản, tâm lý ưa thích tiết kiệm hơn chi tiêu đã tạo ra một cái bẫy thanh khoản khiến chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn trong việc kích thích nền kinh tế.
Nhiều điểm tương đồng
Tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng của Trung Quốc cũng giống như căn bệnh "Nhật Bản hóa". Một số chuyên gia dự báo sẽ có ít hơn 8 triệu ca sinh trong năm nay, bằng một nửa so với tổng số 5 năm trước. Sự suy giảm không được kiểm soát cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng và thị trường tiêu dùng bị thu hẹp.
Vào thời điểm khi dân số đang tăng lên, quốc gia này đã sử dụng việc xây dựng các tài sản trong đó có bất động sản và đường sắt như một động lực kinh tế. Thế nhưng, với việc cơ sở hạ tầng đã đạt đến một mức độ phát triển nhất định, đặc biệt là ở các thành phố, hiệu quả của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng đang giảm dần.
Tin liên quan |
Đồng Nhân dân tệ bất ngờ 'trúng đạn', kinh tế Trung Quốc tăng thách thức |
Nhóm nghiên cứu của ông Yin phát hiện, hiệu quả đầu tư của Trung Quốc năm 2010 cao gấp đôi Nhật Bản và cao hơn 20% so với Mỹ, nhưng lại thấp hơn Mỹ vào đầu những năm 2010 và Nhật Bản vào năm 2019.
Ngay cả khi các chính sách chi tiêu lớn của chính phủ giảm dần lợi nhuận, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào đầu tư sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng mà Bắc Kinh tìm kiếm vẫn diễn ra chậm chạp.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ đạt 4,5% trong năm 2024 và khoảng 3% vào năm 2026.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã nghiên cứu rất kỹ Nhật Bản thời kỳ hậu bong bóng bất động sản.
Yasunari Ueno, nhà kinh tế trưởng thị trường tại Mizuho Securities, cho biết: “Họ đã tập trung vào việc tránh vỡ bong bóng quá mức và duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính. Nhưng cái giá phải trả nếu không học được bài học từ Nhật Bản về vấn đề dân số là rất lớn”.
| Du lịch, giải trí 'bùng nổ chi tiêu' nhưng nhiều ngành hàng lại sụt giảm nghiêm trọng, nghịch lý của nền kinh tế Trung Quốc Sự tương phản rõ rệt và thiếu đồng đều giữa tốc độ phục hồi của ngành công nghiệp giải trí và những ngành công nghiệp, ... |
| NDRC: Kinh tế Trung Quốc có khả năng chống chịu vững chắc, tiềm năng lớn Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, sẽ đẩy mạnh phát triển và cải cách, tuân thủ nguyên ... |
| 'Hụt hơi' về kinh tế, viễn cảnh Trung Quốc đuổi kịp Mỹ vẫn còn xa vời Trong cuộc chạy đua giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới, có những thời điểm tưởng chừng như Trung Quốc đã sắp ... |
| Mỹ-Trung Quốc: Washington không còn 'đơn phương', đến lúc Bắc Kinh phản đòn, tuyên bố không thể im lặng... Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc đã có những điểm mới, khi Bắc Kinh đang ngày càng trở nên bớt rụt rè hơn và có kế hoạch ... |
| Một quốc gia vượt Trung Quốc trong thu hút đầu tư tại trường chứng khoán Nhật Bản đang vượt Trung Quốc khi hai thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á cạnh tranh thu hút vốn đầu tư, khi có ... |