Lực đẩy kinh tế hậu Covid-19 Việt Nam đang được nhiều tổ chức tài chính khu vực và thế giới coi là một trong những điểm sáng và là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong năm 2022. |
Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 8,5% năm 2022. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.
Kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi từ quý IV/2021 và ghi nhận đà tăng trưởng ấn tượng. Các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Phát triển châu Á đều dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,7-7,5% và lạm phát dưới 4% - theo chỉ tiêu của Quốc hội đề ra.
Dù vậy, không thể phủ nhận, các thách thức với nền kinh tế vẫn gia tăng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Nghị quyết số 121/NQ-CP, nêu rõ, thời gian tới, nền kinh tế có thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022 mới đây, các chuyên gia đều có chung nhận định, nếu không có sự chuẩn bị để ứng phó kịp thời, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nguy cơ gặp khó, như đã diễn ra cách đây hơn 10 năm - khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trên chặng đường còn lại của năm 2022, áp lực lạm phát sẽ được cảm nhận rõ hơn và tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm. Song song, đại dịch Covid-19 vẫn chưa đi đến hồi kết và tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công chậm vẫn là câu chuyện “dài nhiều kỳ”. Không chỉ thế, hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán vẫn còn nhiều rủi ro và lĩnh vực bất động sản vẫn tồn tại những bất cập.
Trước bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, Việt Nam phải kiên trì giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô để tăng cường năng lực chống chịu, tăng tính tự cường của nền kinh tế. Trong những giai đoạn khó khăn, thử thách như hai năm Covid-19 vừa qua, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố “bất biến” để ứng với “vạn biến” của tình hình kinh tế quốc tế.
Mới đây, IMF sử dụng nhiều cụm từ ấn tượng như “tăng trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ, tự cường” hay “vượt bậc ngoài dự báo”... khi đánh giá về sự phục hồi kinh tế Việt Nam hậu Covid-19. Tổ chức này lý giải, sức bật này có được là nhờ sự điều hành linh hoạt, ứng phó trong đại dịch, tăng tốc trong chiến dịch phòng chống Covid-19 và chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình hỗ trợ nền kinh tế cho giai đoạn phục hồi.
Thực tiễn cũng chứng tỏ rằng, chỉ khi các chỉ số vĩ mô được giữ ổn định, nền kinh tế mới đủ năng lực chống chịu, có dư địa để chủ động ứng phó hiệu quả với các diễn biến bất ngờ và phục hồi nhanh chóng. Đây cũng là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục “lội ngược dòng” thành công, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
| Việt Nam sở hữu 'bảo bối' nào khiến doanh nghiệp Nhật Bản chọn làm bến đỗ? Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội Nakajima Takeo nhận định, Việt Nam được giới kinh doanh Nhật ... |
| Là một đỉnh của 'Tam giác Vàng khởi nghiệp', Việt Nam đang được các nhà đầu tư mạo hiểm 'săn lùng' Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), năm 2021, các công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã huy động được 1,4 ... |
| ADB tin tưởng kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ với tổng sản phẩm ... |
| Báo Thái Lan: Việt Nam là điểm sáng kinh tế hiếm hoi và là 'miền đất hứa' cho nhà đầu tư Ngày 19/9, trang Bangkok Post đăng bài biết có tựa đề "Đỉnh cao so với phần còn lại". Bài viết nêu rõ, trong bối cảnh ... |
| Tiếp tục đưa quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam-Nam Phi đi vào chiều sâu thông qua tăng cường kết nối địa phương, doanh nghiệp Từ ngày 23-26/8, Đại sứ Hoàng Văn Lợi cùng Đại sứ các nước ASEAN tại Nam Phi có chuyến công tác tới tỉnh KwaZulu-Natal (KZN) ... |