Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ với mức tăng trưởng vững chắc bởi được hoạch định tập trung thông qua nhiều kế hoạch năm năm. (Nguồn: mof.gov.vn) |
Đây là loạt sáng kiến phát triển kinh tế của Chính phủ, vạch ra các chiến lược phát triển kinh tế từ mục tiêu tăng trưởng đến thực hiện cải cách.
Nhận thấy nền kinh tế cần đổi mới kỹ thuật, Chính phủ đã đầu tư mạnh vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Minh chứng là nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) cũng tăng lên, năm 2023 đứng thứ 46 trong số 132 quốc gia trên thế giới (theo báo cáo GII do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO công bố). Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước có thu nhập trung bình thấp.
Nâng cao năng lực đổi mới và kỹ thuật là chìa khóa để thu hút đầu tư, đặc biệt khi hầu hết các tập đoàn sản xuất lớn đang tìm cách đa dạng hóa sản xuất cũng như tận dụng chi phí lao động vẫn còn thấp ở Việt Nam. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đã thành lập các cơ sở R&D tại Việt Nam hoặc nhà máy sản xuất hoàn chỉnh, thể hiện tiềm năng của Việt Nam với tư cách là trung tâm sản xuất và đổi mới.
Việt Nam được hưởng lợi từ vị trí địa lý, đồng thời được thúc đẩy nhờ hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Nền kinh tế tăng trưởng còn nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh. Việt Nam thành công trong việc thu hút đầu tư và trở thành một trong những nước hàng đầu trên toàn cầu về thu hút FDI. Dòng vốn FDI mạnh đến từ 111 quốc gia và vùng lãnh thổ trong thời gian mới đây cho thấy niềm tin mạnh mẽ vào triển vọng tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng hơn nữa sau khi nâng cấp quan hệ lên đối tác Chiến lược toàn diện với Mỹ trong năm 2023, mở đường để Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Việt Nam cũng đang nỗ lực đi đầu về kinh tế xanh, bền vững và tìm cách nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số. Theo Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam đứng thứ 86 trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ về chính phủ số với chỉ số phát triển chính phủ điện tử, cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Việt Nam vẫn còn chặng đường dài phải đi, nhưng với tốc độ tăng trưởng GDP cao, nguồn FDI tăng mạnh và hạ tầng được cải thiện; tác động kép của tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và thị trường nội địa sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững và năng động.
| Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ADB sẽ không ngừng được củng cố, phát triển hơn nữa Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 30 năm qua Việt Nam-ADB đã hợp tác hiệu quả, mong muốn 30 năm tới hợp tác giữa ... |
| Thêm tín hiệu tốt về thu hút FDI, nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm tới Việt Nam Chiều 2/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chia sẻ ... |
| Chuyên gia Australia: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo động lực cho nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng Giáo dục và đào tạo kỹ năng là khía cạnh rất quan trọng trong quan hệ song phương giữa Australia và Việt Nam. |
| Thu hút FDI: Xác định 'nút thắt', đặt kế hoạch hành động toàn diện, viết tiếp câu chuyện thành công Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững phong độ trong thu hút các nhà sản xuất điện tử lớn gia nhập thị trường nhờ giá ... |
| Việt Nam là cơ hội mới, đáng để cân nhắc! Hãng quản lý đầu tư VanEck (Mỹ) cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các ... |