Ký ức người lính Thành cổ Quảng Trị

Yến Nguyệt
Nhớ về những ngày chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị, ông Trịnh Xuân Tính kể, nhiều hôm hầm ngập nước nên bộ đội ta không được ngủ nằm, cơm có cả mảnh đạn…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ký ức người lính Thành cổ Quảng Trị
Cựu chiến binh Trịnh Xuân Tính (trái) và Anh hùng Lực lượng vũ trang, Trung tướng Phạm Xuân Thệ. (Ảnh: NVCC)

Người lính trẻ Trịnh Xuân Tính, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 5/1972, huấn luyện ở tiểu đoàn 1, Trung đoàn 15, Quân khu 3. Do tình hình chiến trường điều động nên đơn vị ông chỉ huấn luyện một tháng và đi B (vào Nam).

Ông vào đến Quảng Trị cuối tháng 7/1972, đến tháng 8/1972 được bổ sung vào Trung đoàn 101, Sư đoàn 325. Lúc này, Trung đoàn 101 đang chốt giữ ở khu vực An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửa của huyện Triệu Phong (khu vực này là Đông Bắc của Thành cổ Quảng Trị).

Đến cuối tháng 11/1972, đơn vị được lệnh rút ra Gio Linh (Quảng Trị) để củng cố lại đội hình và bổ sung quân. Sau 20 ngày củng cố và bổ sung lại được điều sang Cửa Việt, Quảng Trị để chiến đấu.

Tình hình chiến sự ở đó lúc bấy giờ rất “nóng”, Mỹ đã có kế hoạch tái chiếm khu vực này trước Hiệp định Paris. Đơn vị ông được giao nhiệm vụ giữ vững vùng cảng cửa việt đến Vĩnh Hòa, Thanh Hội và cùng với đơn vị bạn giữ vững vùng giải phóng Triệu Phong.

Vốn là chiến sĩ liên lạc bên cạnh chỉ huy Trung đoàn nên ông được chứng kiến nhiều tấm gương dũng cảm của đồng đội khi chiến đấu với quân thù. Dừng lại đôi chút, ông bắt đầu kể về những ngày chiến đấu, về những đồng đội của mình…

“Hầm ngập nước, cơm có cả mảnh đạn”

Nhớ về những kỷ niệm thời chiến đấu, ông Tính cho biết, kỷ niệm ở chiến trường nhiều lắm, bởi trận đánh nào cũng có thương vong, có hy sinh, mất mát. “Khi ở Thành cổ Quảng Trị, ngoài bom đạn triền miên suốt ngày đêm, thì trung tuần tháng 8 đến tháng 9 mưa nhiều, hầm ngập nước. Do đó, những người lính chúng tôi không được ngủ nằm, phải thay nhau múc nước đổ ra ngoài. Nhiều hôm, anh em phải ăn cơm sũng nước, trong nắm cơm còn có cả mảnh đạn”, ông kể.

Nhớ trận đánh liên tục từ ngày từ ngày 26-31/3/1972, lúc đó Trung đoàn 101 đang chốt giữ ở Cửa Việt. Địch tuyên bố: “Dìm Hồng An xuống biển, bắt sống Cường Ngoan và treo cổ Thái Sẹo”.

Thời điểm này, Trung đoàn 101 lấy mật danh đơn vị là Đoàn Hồng An. Đồng chí Bùi Đức Ngoan khi đó là Trung đoàn trưởng có mật danh là Cường. Đồng chí Thái là tham mưu Phó Trung đoàn có cái sẹo dài trên má khi chiến đấu bị thương ở Huế năm 1968. Trong trận này, địch huy động trên 300 xe tăng và xe bọc thép đánh vào vùng giải phóng của quân ta. Cứ như vậy, hơn 300 xe tăng và xe bọc thép cứ chạy suốt ngày đêm.

Trận đó, quân ta vẫn giữ được vùng giải phóng, bắn cháy 103 xe tăng và xe bọc thép, bắt sống được 13 xe tăng của địch. Các nhà quân sự ví trận này như trận chiến vòng cung thép ở thế chiến thứ 2. “Đối với những người lính như tôi, còn gì vui hơn cột cờ của Việt Nam tung bay lá cờ của Mặt trận?”, ông tự hào nói.

Trong thời gian từ 21-27/3/1975, ngày mở đầu, bộ đội ta hy sinh nhiều, chiến đấu đến ngày thứ hai lại vướng vào khó khăn, đó là lương thực, thực phẩm và đạn dược hết vì vận tải không cung ứng kịp.

Ông Tính hồi tưởng những ngày bộ đội ta ăn đói, nhịn khát kéo pháo lên điểm cao qua dãy 1082 ở Bạch Mã, gùi đạn để chuẩn bị cho những ngày nổ súng mở màn chiến dịch mùa Xuân 1975. Những ngày đói ăn thiếu ngủ như vẫn còn trong ký ức, nhưng buồn nhất là sự hy sinh quên mình của đồng đội…

Nhớ ngày “giỗ trận” của chiến sĩ Trung đoàn 101

Có lẽ, ông Tính vẫn không thể quên được ngày đáng nhớ được xem là ngày “giỗ trận” của những chiến sĩ Trung đoàn 101, Sư đoàn 325. Cách đây 49 năm, sáng sớm ngày 21/3/1975 tiếng súng mở màn chiến dịch Thừa Thiên - Huế bắt đầu. Nằm trong đội hình của Sư đoàn 325, Trung đoàn 101 và Trung đoàn 18 có nhiệm vụ tiến công địch bên cánh phải của Quân đoàn 2 chiếm các điểm cao dãy Kim Sắc; làm bàn đạp để cắt đứt đường 1 từ Bắc Lương Điền vào đến Nam Phú Lộc. Đây là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng. Nơi đây là khu vực nằm trong hệ thống phòng ngự kiên cố của địch. Chúng bố trí lực lượng chủ yếu là quân khu 1 và Sư đoàn 1.

Mặt trận xác định đây là nơi sung yếu nhất trong hệ thống phòng thủ "Rắn" của địch. Nếu chúng ta làm chủ được đoạn này thì giao thông đường bộ của địch lập tức bị cắt đứt và quân khu 1 của địch bị tách làm đôi, việc thất thủ Trị Thiên Huế là điều tất nhiên. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trước Tết Nguyên đán, bộ phận tiền trạm gồm tư lệnh Sư đoàn và chỉ huy các trung đoàn cùng cán bộ chủ chốt của đơn vị chuẩn bị chiến trường. Thời gian chuẩn bị gấp rút, đơn vị phải tự làm đường vắt qua đỉnh 1048 để kéo pháo và gùi đạn lên trận địa, sẵn sàng cho chiến dịch Xuân Hè 1975 (còn gọi là chiến dịch K175).

Theo đúng kế hoạch, các đơn vị đồng loạt nổ súng. Dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Giảng và Chính ủy Lê Đang, Trung đoàn 101 đánh chiếm các điểm cao, đến trưa ngày 21/3/1975 bộ đội ta vẫn chưa làm chủ được dãy Kim Sắc. Chỉ thị của Mặt trận là ngày 21 phải cắt đứt đường 1 giữa Huế và Đà Nẵng.

Đến gần trưa ngày 22/3, Tiểu đoàn 2 kết hợp với đơn vị bạn đã tiến công và làm chủ được 4km đường 1 từ Ràng Bò đến Bạch Thạch. Như một lưỡi dao sắc bén cắt đứt đường 1, đây là đòn hiểm nhất trong cuộc tiến công của quân ta, đã cản lại hàng ngàn xe địch đủ các loại đang tháo chạy về Đà Nẵng.

Trong 2 ngày mở màn của chiến dịch, bộ đội ta phải chịu đựng muôn vàn khó khăn. Dù quân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhưng nhiều đồng chí đã hy sinh. Hiện nay, còn nhiều đồng đội không biết đang nằm ở đâu. Trong nghĩa trang ở Lộc An, Lộc Điền, Lộc Trì, rất nhiều bia mộ không có danh tính của liệt sĩ. Hàng năm, cứ đến ngày 21/3, những người lính của Trung đoàn 101 vẫn tập trung theo từng cụm để ôn lại những ngày ác liệt ấy và coi đây là ngày "giỗ trận" của Trung đoàn 101.

Ký ức người lính Thành cổ Quảng Trị
Ông Trịnh Xuân Tính (thứ 3 từ trái sang) chụp cùng đồng đội từng tham gia trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. (Ảnh: NVCC)

Cuộc đọ súng không cân sức

Rồi người lính già dừng lại ở câu chuyện 20 đồng chí của Trung đội Mai Quốc Ca nhận nhiệm vụ đi đánh cầu Quảng Trị (nay là cầu Thạch Hãn). Khoảng 19 giờ tối ngày 9/4/1972, Trung đội (gồm 20 người) xuất phát từ trên rừng mang theo 120 kg bộc phá xuống đánh sập cầu Quảng Trị để chặn đường rút lui và đường tiếp viện của địch.

Đến khoảng 4 sáng thì đội hình của Trung đội đã cách cầu Quảng Trị khoảng 300m về phía Nam thì bị địch phát hiện. Cuộc đấu súng không cân sức diễn ra giữa một Trung đội vỏn vẹn 20 người với một tiểu đoàn địch. Đến hơn 10 giờ trưa ngày 10/4 thì Trung đội chỉ còn lại “3 tay súng". Không còn cách nào khác, các đồng chí của ta quyết định “mở đường máu” rút lui. Tuy nhiên, cả ba đều bị thương, sau đó hai người đã hy sinh.

Ông Tính kể tiếp, là người may mắn sống sót, anh Vũ Quang Thành (quê Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) bị thương nặng, mảnh đạn găm vào hông trái. Anh Thành cố hết sức bò ra phía bờ sông Thạch Hãn thì nằm bất tỉnh. Quân địch phát hiện và đưa vào các nhà lao ở Đà Nẵng để tra khảo. Tra tấn, dọa dẫm lẫn thuyết phục nhưng vẫn không có kết quả, đến tháng 9/1972, địch lại đưa anh ra trại tù Phú Quốc. Ngày 10/3/1973, sau khi Hiệp định Paris ký kết, người chiến sĩ ấy đã được trả tự do.

Sư đoàn 304 cũng ghi vào sổ tên của cả 20 đồng chí Trung đội Mai Quốc Ca hy sinh. Điều đáng nói, thi thể 19 anh em mình đã hy sinh bị địch kéo về gần cầu Quảng Trị phơi nắng để thị uy. Khi người dân phản đối, đấu tranh, chúng mới buộc phải cho dân ta đưa các anh đi chôn cất. Sau giải phóng, các anh đã được đưa về nghĩa trang thuộc huyện Triệu Phong. Tất nhiên, cũng có một ngôi mộ ghi tên anh Vũ Quang Thành.

Sau này, đồng chí quân lực của Trung đoàn có điều kiện đi tìm gia đình của từng người trong Trung đội Mai Quốc Ca thì mới biết đồng chí Vũ Quang Thành còn sống và được trao trả năm 1973.

Trong cuộc chiến đẫm máu ấy, trước khi ngã xuống, các chiến sĩ Trung đội Mai Quốc Ca đã tiêu diệt khoảng 125 tên địch, làm bị thương nhiều tên khác, phá hủy một xe quân sự, làm chậm chi viện của địch từ phía Nam ra.

Với những chiến công ấy, năm 1973, Trung đội Mai Quốc Ca được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Đồng thời, phong tặng danh hiệu “Trung đội 1 thắng 100” cho Trung đội Mai Quốc Ca để tưởng nhớ chiến công của những người lính thép, ngoan cường, dũng cảm, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, lập chiến công hiển hách.

Tại phía Bắc đầu cầu Quảng Trị hiện đã có một biểu tượng ghi nhớ Trung đội Mai Quốc Ca. “Nhiều lần vào thăm Quảng Trị - nơi chúng tôi đã sống và chiến đấu những năm1972 đến 1974. Nơi đây là cuộc đọ súng, đọ gan vàng, dạ sắt. Đây chính là đội cảm tử quân của Sư đoàn 304, của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tôi không thể quên được những người cảm tử quân mùng 10/4/1972”, ông Trịnh Xuân Tính rưng rưng nói.

Ký ức người lính Thành cổ Quảng Trị
Các chiến sĩ giải phóng dũng cảm đánh phá đồn địch trên điểm cao 365 (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). (Nguồn: TTXVN)

"Lửa căm thù” chuyển lên nòng súng

Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, những người lính trẻ như ông Trịnh Xuân Tính hăng hái tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. “Khi ấy, chúng tôi chẳng nghĩ gì khác ngoài việc tận hiến với quê hương, đất nước, làm sao cho đất nước sạch bóng quân thù. Ngọn lửa ấy cháy rực trong tim những người lính trẻ và tôi là một trong những người đã viết đơn bằng máu để xin được đi bộ đội”, ông nói.

Nhưng khi vào đến chiến trường Quảng Trị mới được chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh. Đặc biệt, khi vào trận đánh, nhìn đồng đội ngã xuống thì “lửa căm thù” được chuyển lên nòng súng. Khi mỗi trận đánh qua đi, lòng buồn rười rượi vì quân số giảm dần, buồn vì vừa cùng ngồi ăn vội bữa cơm, đã “người còn, kẻ mất”. Chứng kiến sự ngã xuống của anh em, phải vùi vội đồng đội xuống đất, gạt dòng nước mắt để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Nhớ về những người đồng đội cùng sát cánh nơi trận mạc, ông Tính không kìm được nước mắt. Hiện ông là Trưởng Ban Liên lạc bạn chiến đấu của Sư đoàn 325 ở Thanh Hóa. Từ năm 1995, ông đã cùng một số anh em còn sống trong 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng trị đã về thăm lại chiến trường xưa. Thăm lại bà con đã cưu mang, đùm bọc bộ đội ta trong những ngày chiến tranh ác liệt, khi thì củ khoai, khi thì củ sắn hay bữa cơm rau đậm nghĩa tình.

Đó là, anh chị em du kích đã “chia lửa” trong trận đánh, chia ngọt xẻ bùi trong những ngày chiếm giữ trận địa. Mỗi lần gặp nhau, cùng khóc cùng cười, kể cho nhau nghe lại những đêm khi tỉnh trước hay lúc đổi gác mới giật mình vì bộ đội và du kích cùng nằm trong hầm ngủ một cách ngon lành và... “trong sáng”. Một anh tếu táo nói: “May mà không thức…”. Mọi người cùng cười, tình người, tình đồng đội giản dị, ấm áp như thế.

Rồi ông lại nghĩ đến những người đồng đội đã bỏ lại tuổi thanh xuân nơi chiến trường nhưng gia đình vẫn chưa tìm được hài cốt. “Đau thương lắm, nhất là những người tuổi đã già nhưng mãi chưa nhận được tin con”, giọng ông như trầm lại.

Khi mỗi trận đánh qua đi, lòng ông lại buồn rười rượi vì quân số của anh em giảm dần, buồn vì vừa cùng ngồi ăn vội bữa cơm, đã “người còn, kẻ mất”. Anh em ôm nhau vì đã qua trận đánh sống chết không chừng. Buồn tủi khi phải chứng kiến sự ngã xuống của anh em, phải vùi vội đồng đội xuống đất, gạt dòng nước mắt trực rơi để tiếp tục hành quân và thực hiện nhiệm vụ. Những hy sinh, mất mát của anh em là không gì đo đếm được, để đổi lấy hòa bình hôm nay.

Ký ức người lính Thành cổ Quảng Trị
Tượng đài chiến thắng Cửa Việt.

Con lại về với mẹ!

Ông Tính còn nhớ rõ, trước khi nhận lệnh Tổng công kích ngày 29/4/1975 hướng chính của Sư đoàn 325 là vượt sông Sài Gòn. Đồng chí Phạm Minh Tâm, tư lệnh trưởng Sư đoàn 325 rất tâm tư, lo lắng nếu nhận nhiệm vụ thì may ra còn được một phần ba quân số. Bởi lẽ, khi vượt sông, bộ đội ta ở dưới, còn địch ở trên bờ với nhiều súng, nhiều đạn. Thế nhưng, những người lính vẫn kiên cường, dũng cảm và sẵn sàng cho nước nhà thống nhất. Như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”.

Rất may, khi anh em vượt sông thì an toàn. Ngay chiều đó, ông Tính đã ghi vào nhật ký: “Chiến tranh là sự thật/ Như vậy đó mẹ ơi/ Mỹ Ngụy đã tan rồi/ Con lại về với mẹ…”.

Cho đến bây giờ, ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông là được trực tiếp cầm súng chiến đấu. Khi nước nhà chìm trong khói lửa, không tiếc đời xanh và được chứng kiến những thời khắc lịch sử của đất nước như cột cờ Phú Văn Lâu tung bay cờ giải phóng và những ký ức không thể nào quên nơi chiến trận.

Bước vào tuổi 72, trải qua trận mạc nhiều năm, thương tích đầy người, ông cảm thấy như còn mắc nợ quê hương, đất nước và những người đồng đội đã hy sinh để mình được hưởng thanh bình. Vì: “Nhớ ngày chúng mình hẹn/ Gặp nhau ở Sài Gòn/ Mà hôm nay không còn/ Các anh trong hàng ngũ/ Khi điểm danh vẫn có/ Tất cả tên các anh/ Và đồng đội chúng mình/ Trong ngày vui đại thắng…”.

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva 70 năm trước có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng Việt Nam, để lại ...

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.

Có một “thời hoa lửa”...

Có một “thời hoa lửa”...

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trôi qua 63 năm nhưng những hồi tưởng của một người lính Điện Biên năm xưa vẫn đầy cảm ...

Ký ức chiến tranh giữa thời bình

Ký ức chiến tranh giữa thời bình

“Ký ức về chiến tranh vẫn khắc khoải trong tôi, nhất là khi gặp lại đồng đội cũ mang thương tích trên người, hay lúc ...

Người trở về sau hai lần truy điệu

Người trở về sau hai lần truy điệu

Đại tá Nguyễn Văn Nhã đã dành trọn cả tuổi thanh xuân cho đất nước. Nhưng cao cả hơn, khi trở về với gia đình ...

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (22/5): Bắc Bộ ngày nắng; Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều, đêm cục bộ mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (22/5): Bắc Bộ ngày nắng; Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều, đêm cục bộ mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (22/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Gần 100 công đoàn viên tham dự Hội nghị tập huấn Công đoàn Bộ Ngoại giao năm 2024

Gần 100 công đoàn viên tham dự Hội nghị tập huấn Công đoàn Bộ Ngoại giao năm 2024

Trong 3 ngày 20-22/5, Công đoàn Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác công đoàn năm 2024 với sự tham dự của gần 100 công ...
Hơn 100 học viên tham gia khóa bồi dưỡng do Học viện Ngoại giao tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa

Hơn 100 học viên tham gia khóa bồi dưỡng do Học viện Ngoại giao tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa

Học viện Ngoại giao phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa tổ chức khóa bồi dưỡng công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 22/5/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 22/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/5/2024.
Mỹ giúp đào tạo người Philippines cách xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân

Mỹ giúp đào tạo người Philippines cách xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân

Philippines và Mỹ nhất trí hợp tác để đào tạo nhân viên của quốc gia Đông Nam Á cách xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân.
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Việt Nam nỗ lực cùng xây dựng một châu Á ngày càng tốt đẹp hơn

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Việt Nam nỗ lực cùng xây dựng một châu Á ngày càng tốt đẹp hơn

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu chia sẻ những thông điệp mạnh mẽ Việt Nam muốn truyền tải tại Hội nghị Tương lai châu Á lần ...
'Khuyên học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền được học tập của trẻ em'

'Khuyên học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền được học tập của trẻ em'

Việc khuyên học sinh yếu kém không nên thi lớp 10 là vi phạm quyền học tập của trẻ em...
Học theo tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân

Học theo tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân.
Nhật Bản: Phát triển hệ thống kiểm tra AI trong hồ sơ ứng tuyển đại học

Nhật Bản: Phát triển hệ thống kiểm tra AI trong hồ sơ ứng tuyển đại học

Nhật Bản phát triển hệ thống giúp phát hiện liệu liệu các học sinh phổ thông có sử dụng AI trong các bài viết ứng tuyển vào đại học hay không.
Việt Nam có thành tích bất ngờ tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Việt Nam có thành tích bất ngờ tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn Việt Nam đoạt 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng, kiến thức trở thành một phần của nền kinh tế carbon thấp

Trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng, kiến thức trở thành một phần của nền kinh tế carbon thấp

Dự án của Hội đồng Anh nhằm trang bị cho những người trẻ những kỹ năng cần thiết để có thể tham gia và trở thành một phần của quá trình chuyển đổi xanh.
Xu hướng ứng dụng nền tảng học thông minh vào chuyển đổi số trong giáo dục

Xu hướng ứng dụng nền tảng học thông minh vào chuyển đổi số trong giáo dục

Chuyển đổi số giáo dục đã, đang và chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho giáo viên, học sinh. Chính vì vậy, hiện nay trên thế giới, cũng như tại nhiều ...
Tiêu chuẩn Bộ trưởng Bộ Công an mới nhất

Tiêu chuẩn Bộ trưởng Bộ Công an mới nhất

Tiêu chuẩn Bộ trưởng Bộ Công an theo quy định mới nhất hiện nay gồm những tiêu chuẩn gì? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Mexico: Khỉ rú chết hàng loạt do say nắng; cảnh báo nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt

Mexico: Khỉ rú chết hàng loạt do say nắng; cảnh báo nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt

Mexico phát hiện ít nhất 85 con khỉ rú chết do nắng nóng gay gắt ở bang Tabasco, chúng bị say nắng và rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.
Chức danh nào phải thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức? Trình tự lễ tuyên thệ theo quy định mới nhất?

Chức danh nào phải thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức? Trình tự lễ tuyên thệ theo quy định mới nhất?

Tôi muốn biết chức danh nào phải thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chức? Trình tự lễ tuyên thệ ra sao? – Độc giả Bình An (Tây Ninh)
Người dân có bắt buộc sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 không?

Người dân có bắt buộc sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 không?

Tôi muốn hỏi có bắt buộc khi làm xong thẻ căn cước thì phải sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh không? – Độc giả Minh Trung (Long An)
Đường giao nhau là gì? Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Đường giao nhau là gì? Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Xin hỏi đường giao nhau là gì? Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào? - Độc giả Huy Hoàng (Hải Phòng)
Giảm trừ gia cảnh năm 2024: Điều kiện, mức giảm, hồ sơ thế nào?

Giảm trừ gia cảnh năm 2024: Điều kiện, mức giảm, hồ sơ thế nào?

Xin cho tôi hỏi hiện nay mức giảm trừ gia cảnh năm 2024 là bao nhiêu? Hồ sơ để giảm trừ gia cảnh gồm những gì? - Độc giả Thu Huyền (Bình Phước)
Chuyên gia cảnh báo đại dịch kế tiếp Covid-19; Hé lộ nguồn gốc

Chuyên gia cảnh báo đại dịch kế tiếp Covid-19; Hé lộ nguồn gốc

Mặc dù các biến thể Covid-19 mới đang tiếp tục xuất hiện trên khắp thế giới nhưng các nhà khoa học và bác sĩ đã bắt đầu chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo với ...
3 thói quen sai cách khiến trà có thể trở thành 'sát thủ thầm lặng' với sức khỏe

3 thói quen sai cách khiến trà có thể trở thành 'sát thủ thầm lặng' với sức khỏe

Trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số thói quen khi dùng loại đồ uống này dẫn đến phản tác dụng.
Hoa bằng lăng và công dụng chữa nhiều bệnh

Hoa bằng lăng và công dụng chữa nhiều bệnh

Cây hoa bằng lăng được trồng rất nhiều ở Việt Nam để làm cảnh nhưng những người dân Philippines còn có thể dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau.
Dùng nhiều muối ăn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?

Dùng nhiều muối ăn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?

Một nghiên cứu gần đã phát hiện việc thêm muối vào thức ăn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên đến 40%.
Hơn 500 loại thuốc, biệt dược gốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Hơn 500 loại thuốc, biệt dược gốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Đây là lần thứ 3 Bộ Y tế công bố cấp mới, gia hạn các loại thuốc, biệt dược, để phục vụ đấu thầu, phòng chống dịch, điều trị…
Vì sao nên uống mật ong mỗi ngày?

Vì sao nên uống mật ong mỗi ngày?

Ngoài những tác dụng cho sức khoẻ tinh thần như chống trầm cảm, co giật và lo âu, mật ong còn có tác dụng diệu kỳ cho sức khoẻ thể chất.
XSMN 21/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 21/5/2024. kết quả xổ số ngày 21 tháng 5. xổ số hôm nay 21/5/2024

XSMN 21/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 21/5/2024. kết quả xổ số ngày 21 tháng 5. xổ số hôm nay 21/5/2024

XSMN 21/5 - XSMN thứ 3. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 21/5/2024. SXMN 21/5. Kết quả xổ số ngày 21 tháng 5. xổ số hôm nay 21/5.
XSMB 21/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 21/5/2024. dự đoán XSMB 21/5/2024

XSMB 21/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 21/5/2024. dự đoán XSMB 21/5/2024

XSMB 21/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc nhanh nhất hôm nay, thứ 3 ngày 21/5/2024. KQSXMB. SXMB 21/5. dự đoán XSMB 21/5/2024. xổ số hôm nay 21/5. XSMB thứ 3
Vietlott 21/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 21/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 21/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 21/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 21/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 21/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSMT 21/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 21/5/2024. SXMT 21/5/2024

XSMT 21/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 21/5/2024. SXMT 21/5/2024

XSMT 21/5 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung ngày 21 tháng 5 năm 2024. KQSXMT. SXMT 21/5. xổ số hôm nay 21/5. XSMT thứ 3. KQXSMT 21/5/2024
XSMN 20/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 20/5/2024. kết quả xổ số ngày 20 tháng 5. xổ số hôm nay 20/5/2024

XSMN 20/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 2 ngày 20/5/2024. kết quả xổ số ngày 20 tháng 5. xổ số hôm nay 20/5/2024

XSMN 20/5 - SXMN 20/5/2024. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 20/5/2024.KQXSMN thứ 2. kết quả xổ số ngày 20 tháng 5. xổ số hôm nay 20/5.
XSMT 20/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 20/5/2024. SXMT 20/5/2024

XSMT 20/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 20/5/2024. SXMT 20/5/2024

XSMT 20/5 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 20/5/2024. SXMT 20/5/2024. xổ số hôm nay 20/5
Phiên bản di động