10 năm triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (Kỳ 1):

Lại bàn về hội nhập: Đòi hỏi 'tái nhận diện' bức tranh toàn cảnh, tối đa hóa lợi ích phục vụ phát triển

Vũ Khoan
Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng
Trong mấy chục năm qua, từ “hội nhập” có lẽ là một trong những từ khóa phổ cập nhất ở nước ta. Tuy nhiên phải trải qua cả một quá trình “mang nặng đẻ đau”, khái niệm này mới trở thành quen thuộc như ngày nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Lần đầu tiên từ “hội nhập” xuất hiện trong báo cáo kinh tế tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996); tới Đại hội IX họp trên ngưỡng cửa thế kỷ XXI, chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” mới được khẳng định chính thức; Đại hội X họp năm 2006 đã tiến thêm một bước nữa, khí thế nhấn mạnh yêu cầu “mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” bên cạnh nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

Những bước mở rộng trong thế giới đầy biến động

Triển khai các nghị quyết Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã thông qua nhiều nghị quyết về chủ đề này, trong đó có Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế được ban hành đúng 10 năm trước đây. Triển khai Nghị quyết, trong thập niên qua, quá trình hội nhập quốc tế của nước ta trở nên sâu rộng chưa từng thấy.

Được coi là trọng tâm, hội nhập kinh tế đã tiến một bước dài với 15 thỏa thuận thương mại tự do (FTA) bao gồm hàng chục đối tác trên các lục địa; kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ: nếu như năm 2011 giá trị hàng xuất khẩu mới là 96 tỷ USD thì năm 2022 đã lên tới 371,85 tỷ USD, tức là 3,8 lần, bất chấp những bất ổn nghiêm trọng trên thị trường thế giới. Đồng hành cùng xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài gia tăng ngoạn mục với 34.815 dự án từ 139 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa tổng số vốn lên khoảng 422,84 tỷ USD! Đó là chưa kể lượng kiều hối đáng kể mà bà con người Việt và lao động xuất khẩu làm ăn sinh sống ở nước ngoài hằng năm gửi về.

Với những kết quả trên, hội nhập kinh tế thực sự đã “góp phần tích cực vào phát triển kinh tế’’ như Nghị quyết 22-NQ/TW nêu, đưa giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 122,722 tỷ USD, đứng hàng 57 năm 2011 lên tới 435,300 tỷ USD, đứng hàng 36 trên thế giới vào năm 2022!

Những thành tựu rất đáng tự hào về hội nhập kinh tế vừa “nhờ ở”, vừa “hỗ trợ” cho công cuộc hội nhập quốc tế về chính trị trên cả bình diện song phương lẫn đa phương. Nếu như tới năm 2011, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia thì năm nay, 2023 con số đó đã lên tới 193, nghĩa là hầu như với tất cả các quốc gia lớn nhỏ năm châu bốn biển. Trong số các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, có 17 nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và 13 nước có quan hệ Đối tác toàn diện so với con số 7 đối tác chiến lược và 6 đối tác toàn diện vào năm 2011.

Trong các tổ chức đa phương khu vực và toàn cầu như Liên hợp quốc (LHQ) cùng các tổ chức liên quan như ASEAN, APEC, ASEM… nước ta luôn thể hiện vai trò thành viên tích cực, chủ động, mang tính xây dựng và được bầu vào nhiều vị trí quan trọng như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ…

Một phương hướng mới trong công cuộc hội nhập 10 năm qua là triển khai một cách tích cực, chủ động chiến lược hội nhập quốc phòng, an ninh dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nổi lên là sáng kiến về Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) cũng như với Bộ trưởng Quốc phòng các nước đối thoại (gọi là ADMM+), tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, tiến hành tuần tra chung, giao lưu biên giới, tập trận, phòng chống tội phạm xuyên biên giới… trong khi tiếp tục kiên trì nguyên tắc “bốn không”: không liên minh quân sự; không liên kết với nước này chống nước kia; không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế…

Công cuộc hội nhập văn hóa cũng có những bước tiến đáng ghi nhận, minh chứng là trong 10 năm qua đã tranh thủ được UNESCO công nhận thêm bảy di sản trong tổng số 22 di sản các loại đã được xếp hạng; Nghị quyết số 08 NQ/TW của Bộ Chính trị về yêu cầu phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn thật sự đã tạo cú hích mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển ngành “công nghiệp không khói”; sự hợp tác khoa học-công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai… được chú trọng và không ngừng mở rộng; hàng vạn nam thanh nữ tú Việt Nam đã đi du học tại các nước công nghiệp phát triển…

Có thể nói, công cuộc hội nhập quốc tế trong mười năm qua đánh dấu những bước tiến mới, qua đó hình thành nên cả một mạng lưới rộng lớn chưa từng có về quan hệ chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội với các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên quan, góp phần cực kỳ quan trọng vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong một thế giới đầy biến động.

Nhiều điều có thể làm tốt hơn

Tuy nhiên, bình tâm nhìn lại có thể cảm nhận thấy không ít điều có thể đem lại hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Quan hệ chính trị với các quốc gia tuy đã phát triển “hết cỡ” về bề rộng song xem ra chưa có được bề sâu cần thiết để có thể tạo dựng sự tùy thuộc lẫn nhau vững chắc; những lợi thế của ngoại giao đa phương chưa được tận dụng và khai thác đầy đủ, cho tới nay vẫn rất ít cán bộ Việt Nam làm việc trong các tổ chức quốc tế; trong quan hệ kinh tế, “gien nội” chưa phát huy hết tiềm năng, trong khi “gien ngoại” chiếm giữ tỷ trọng vượt trội về cả sản lượng công nghiệp lẫn xuất khẩu; ngoại giao văn hóa và cả khoa học-công nghệ chưa giành được vị trí nổi trội trên trường quốc tế, riêng về “cầm kỳ thi họa” và cả điện ảnh chiều xuất thì ít, chiều nhập lại nhiều, tạo nên trạng thái “nhập siêu” khá nghiêm trọng…

Trong những năm tới, công cuộc hội nhập sẽ đối mặt với nhiều biến đổi sâu rộng, hết sức phức tạp. Kinh tế thế giới chắc sẽ tiếp tục bấp bênh, thậm chí đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng; trong dài hạn sẽ chuyển mạnh sang một cơ cấu hoàn toàn mới dựa trên những tiến bộ vượt bậc về khoa học-công nghệ; sự giành giật giữa “chủ nghĩa toàn cầu” và “chủ nghĩa dân tộc” trong chính sách kinh tế diễn ra quyết liệt; các tổ chức đa phương về kinh tế sẽ trải qua quá trình tái cấu trúc sâu rộng cả về mạng lưới, thành phần tham gia lẫn luật lệ… Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với các mối đe dọa về dịch bệnh, thiên tai, diễn biến ngày càng phức tạp làm cho tình hình thế giới càng trở nên khó dự đoán…

Những thay đổi rộng lớn trên đòi hỏi chúng ta “tái nhận diện” bức tranh toàn cảnh thế giới, từ đó có sự điều chỉnh cần thiết nhằm tối đa hóa mối lợi, phòng tránh những rủi ro, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc theo những định hướng do Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu ra.

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Có nhiều điều để nói khi nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, với nguyên ...

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Ngày này 10 năm trước, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, một cột mốc trên tiến trình ...

Kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế

Kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 320/QĐ-TTg kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc ...

Họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng

Họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng

Chiều 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc ...

VIFTA: 12 năm nỗ lực 'gieo hạt giống' thương mại tự do trên mảnh đất Việt Nam-Israel

VIFTA: 12 năm nỗ lực 'gieo hạt giống' thương mại tự do trên mảnh đất Việt Nam-Israel

Đàm phán VIFTA khởi động năm 2015 nhưng những văn bản tham mưu chính sách đã được khởi thảo từ năm 2011 và để VIFTA ...

Đọc thêm

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde Dien - người bạn thủy chung của nhân dân Việt Nam tại Pháp

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Chi bộ Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thành phố Saint-Pierre-des-Corps đã tổ chức lễ tưởng niệm nữ chiến sĩ cộng sản Raymonde ...
Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc gồm ca sĩ Hyoyeon (SNSD), Bomi (Apink), Dita (Secret Number), cựu thành viên IOI Im Nayoung, phát thanh viên Choi Hee.
Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động