TIN LIÊN QUAN | |
“Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ” | |
TS. Hoàng Ngọc Vinh: Tỉ lệ tốt nghiệp THPT giảm, phản ánh đúng hơn thực chất giáo dục |
TS. Hoàng Ngọc Vinh. |
Nhìn lại, có thể nói việc xây dựng đối tác chiến lược giữa trường và doanh nghiệp tại Việt Nam đang ở mức khẩu hiệu nhiều hơn là làm được trên thực tế. Ngoài các yếu tố về văn hoá và đặc điểm cấu trúc của doanh nghiệp Việt Nam thì chính nhà trường phải năng động nhiều hơn trong thiết lập mối quan hệ này.
Nhiều ý kiến yêu cầu Chính phủ phải quy định doanh nghiệp có trách nhiệm hợp tác hỗ trợ cơ sở giáo dục, tức hành chính hoá quan hệ đối tác. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các luật khác. Họ đã nộp thuế cho quốc gia và một phần thuế này qua sự điều phối quay trở về hỗ trợ cho chi tiêu công và các trường công đều được hưởng một phần từ nguồn này.
Trở lại vấn đề hợp tác trường - doanh nghiệp có thể ví như hôn nhân tự nguyện mà không phải được sắp xếp bởi bàn tay khác. Làm thế nào để hợp tác nhà trường và doanh nghiệp hiệu quả là câu hỏi mãi chưa có câu trả lời.
Vậy một trường đại học và một doanh nghiệp muốn hợp tác với nhau thì cần làm gì? Ở đây không bàn đến lợi ích của mỗi bên vì về mặt lý thuyết thì ai cũng rõ nhưng câu hỏi là làm thế nào?
Trước hết, mỗi bên phải thấy được điểm mạnh của nhau. Nhà trường muốn bắt tay với doanh nghiệp, bản thân phải có điểm mạnh "quyến rũ" doanh nghiệp và phải khéo léo khoe ra. Cụ thể, đội ngũ giảng viên phải giỏi, có nhiều sản phẩm nghiên cứu.
Đồng thời, trường phải có nhiều thông tin cập nhật nhất về công nghệ, có thiết bị hiện đại nhất, có chương trình hợp tác với quốc tế, có chất lượng đào tạo tốt, có đội ngũ lãnh đạo quản lý năng động, phản ứng nhanh với nhu cầu khách hàng, gần gũi, hình ảnh tốt và có uy tín, danh tiếng trong xã hội…
Ngược lại, nếu nhà trường cảm thấy “ốm yếu”, chưa đủ thực lực thì dù có mời chào doanh nghiệp cũng khó nhận được cái gật đầu. Tóm lại, bên A phải có điểm mạnh gì đó hấp dẫn, để doanh nghiệp có thể "khai thác" được.
Nói cách khác, muốn hợp tác, anh phải mạnh mẽ và làm sao phải thông tin những điểm mạnh đó đến cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, nội lực chẳng có thì khó đi đến sự hợp tác bền vững, lâu dài. Thực tế, nhà trường phải PR mạnh chứ mãi trong khuôn viên đại học và kêu gọi doanh nghiệp kết nối đâu dễ?
Tất nhiên, nhiều trường quảng bá, “lăng xê” mình nhưng nếu không lăng xê cái chuẩn đầu ra cùng doanh nghiệp, xây dựng đáp ứng thế nào nhu cầu của doanh nghiệp thì làm sao doanh nghiệp thấy lợi ích khi hợp tác với trường đáp ứng nhu cầu kỹ năng của họ?
Thứ hai, nhà trường phải xác định được điểm mạnh của doanh nghiệp để biết những điểm mạnh đó có thể chế khắc được những điểm yếu của mình và nhu cầu của mình hay không?
Cùng với đó, phải xác định được mối quan tâm hay nhu cầu của doanh nghiệp thì khi đó nhà trường mới chọn doanh nghiệp cho đúng. Đồng thời, nhà trường phải biết mình cần gì ở doanh nghiệp và nhu cầu ấy phải phù hợp với mối quan tâm hay lợi ích của doanh nghiệp. Nhiều trường thực chất chưa xác định được nhu cầu của bản thân cũng như của doanh nghiệp nên việc hợp tác khó xảy ra. Bên A và bên B không hiểu nhu cầu của nhau và của bản thân thì sẽ khó có sự hợp tác dài lâu, bền vững.
Nhà trường muốn bắt tay với doanh nghiệp thì bản thân phải có những điểm mạnh "quyến rũ" doanh nghiệp. (Nguồn: giaoducthoidai) |
Không chỉ vậy, cơ chế và một nền tảng để cho hai bên có cơ hội thể hiện điểm mạnh, nhu cầu, mối quan tâm của nhau, lợi ích vì nhau. Nhiệm vụ của Nhà nước là "bà đỡ" cho mối quan hệ hợp tác bền vững. Có ủng hộ nhà trường sử dụng chương trình tùy chỉnh của doanh nghiệp, hay cho chuyên gia doanh nghiệp tham gia hội đồng cố vấn ngành, tổ chức hội nghị gặp gỡ.
Cuối cùng, hai bên phải hướng đến lợi ích cùng nhau, tôn trọng nhau và chung một văn hóa hợp tác, tạo dựng lòng tin.
Về phía doanh nghiệp, phải nói rằng, hiện nay, ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, chuyên nghiệp thì phần lớn vẫn ở trong môi trường cạnh tranh yếu. Chưa thấy đổi mới công nghệ và vai trò của chất xám sẽ quyết định sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì thế, họ có phần coi thường sự hợp tác với cơ sở đào tạo để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Chỉ khi sắp đến bờ vực thất bại khi ấy mới có thể tìm đến các trường thì e rằng sẽ muộn.
Trong bối cảnh hiện nay, hai nhân tố rất quan trọng trong quản lý hiện đại hiệu quả là: truyền thông và hợp tác. Càng ngày hợp tác càng quan trọng để chia sẻ nguồn lực, giá trị và văn hóa cùng phát triển.
Tất nhiên, các trường đại học lựa chọn đối tác để kết nối cũng phải cân nhắc, sẵn sàng chơi với nhiều đối tác khác để có "tư thế" ngang bằng, đỡ bị lụy vào một cộng sự duy nhất, rồi chịu ép, chịu sự “chảnh” của doanh nghiệp.
Những câu hỏi cần trả lời khi đại học muốn bắt tay với doanh nghiệp thường là “Tại sao cần hợp tác?”, “Điểm mạnh của mình là gì?”, “Nhu cầu thực sự của mình là gì?”, “Điểm mạnh hay mối quan tâm của họ là gì?”, “Làm gì để với cái ta có đáp ứng được nhu cầu của họ và của ta?”, “Những cơ chế vận hành sự hợp tác là gì?”…
Sự kết nối không dựa trên tự nguyện hiếm khi bền vững. Do vậy, Nhà nước tránh dùng công cụ hành chính, luật pháp để cưỡng ép sự hợp tác, mà chỉ nên xúc tiến thông qua cơ chế có liên quan.
“Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ” TGVN. Đó là câu ngạn ngữ của Châu Phi được ông Trần Đức Cảnh, Cố vấn Hội đồng tuyển sinh đại học Havard dẫn ra tại ... |
TS. Hoàng Ngọc Vinh: Tỉ lệ tốt nghiệp THPT giảm, phản ánh đúng hơn thực chất giáo dục TGVN. Chuyên gia giáo dục, TS. Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, tỉ lệ tốt nghiệp năm nay giảm là dấu hiệu đáng mừng vì nó phản ... |
GS. Hoàng Tụy - một thầy giáo đúng với danh hiệu người thầy TGVN. GS. Hoàng Tụy - người đã gieo vào lòng chúng tôi tình yêu toán học, sự trung thực. Thầy luôn gần gũi với chúng ... |