TIN LIÊN QUAN | |
GS. Hoàng Tụy - một thầy giáo đúng với danh hiệu người thầy | |
Trước 'căn bệnh trầm kha của ngành', Tư lệnh ngành giáo dục nhận trách nhiệm gì? |
Thưa ông, đề thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá là "dễ thở" hơn năm 2018 nhưng điểm liệt lại nhiều hơn, tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn. Nhiều người cho rằng, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2019 đã trả về giá trị thực, phản ánh đúng thực chất giáo dục. Ông nghĩ sao?
Với việc cải tiến chính sách tổ chức kỳ thi như vừa qua, việc ra đề thi khá hơn, kỷ luật phòng thi và chấm thi được siết chặt cộng với việc xử lý những cá nhân vi phạm kỳ thi năm ngoái đã góp phần tạo nên sự thành công cho kỳ thi năm nay. Kết quả kỳ thi khách quan phản ánh một quá trình phấn đấu rèn luyện học tập của chính thí sinh và sự quan tâm của chính quyền, thầy cô giáo và nhà trường đối với học sinh.
Nếu học sinh không chịu khó học tập, đi thi lấy lệ, không sẵn sàng đối mặt với thách thức, do ảo tưởng hoặc hoàn cảnh thì kết quả điểm liệt là phản ánh đúng. Tất nhiên, chúng ta cũng nên đánh giá điểm liệt này rơi vào nhóm thí sinh nào, họ là thí sinh tự do hay thí sinh từ các Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề để phân tích khách quan hơn.
TS. Hoàng Ngọc Vinh. (Ảnh: NVCC) |
Có ý kiến cho rằng, mấu chốt nằm ở cách tính điểm tốt nghiệp và kỷ luật thi cử được siết chặt hơn?
Điều đó đúng nhưng phải khẳng định, với một đề thi đáp ứng các yêu cầu đo lường khách quan, tin cậy và công bằng, thì việc học tập và rèn luyện cùng sự nỗ lực của các thầy cô giáo, cũng như thay đổi nhận thức của xã hội khiến cho kết quả thi phản ánh gần thực chất hơn. Có thể nói, học thế nào thì kết quả thi như vậy.
Vậy tỉ lệ tốt nghiệp năm nay giảm hơn so với năm 2018 là đáng lo hay mừng, theo ông?
Tôi cho đây là dấu hiệu đáng mừng vì nó phản ánh đúng hơn thực chất chất lượng giáo dục để xã hội biết, các nhà quản lý giáo dục trung ương và địa phương biết, từ đó để điều chỉnh chính sách.
Nếu kết quả thi là giả tạo thì mọi thông tin sai lệch khiến cho người làm chính sách không biết đâu mà lần. Còn giáo viên và nhà trường “ngủ quên” trên thành tích mà bỏ qua trách nhiệm giải trình trước xã hội về việc tiêu tiền thuế của nhân dân, tiêu học phí của người học nhưng lại "sống chết mặc bay" là không chấp nhận được.
Chất lượng dạy và học là yếu tố căn bản góp phần làm giảm gian lận thi cử. (Nguồn: VOV) |
Từ kết quả kỳ thi năm nay, có phải chất lượng dạy và học bậc THPT vẫn còn một khoảng cách nhất định với một kỳ thi vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học, cao đẳng?
Thực chất chất lượng dạy và học ở giáo dục phổ thông của nước ta khá tốt trong khu vực và thế giới. Việc xét tuyển vào đại học của chúng ta hiện có nhiều hình thức và không chỉ căn cứ vào một kỳ thi tốt nghiệp THPT...
Ở đây không nên nói đến chất lượng tốt nghiệp THPT còn khoảng cách với chất lượng đầu vào đại học. Bởi vì, tốt nghiệp THPT người học có quyền vào học đại học theo luật. Việc tuyển chọn vào đại học phụ thuộc cả về năng lực học tập, chỉ tiêu đào tạo. Với chỉ tiêu thấp hơn nhu cầu học tập thì buộc phải sàng lọc và những cân đối vĩ mô khác, để đảm bảo sự cân đối cơ cấu nguồn nhân lực.
Sau kỳ thi này, có phải vẫn cần những điều chỉnh phù hợp, nâng cao chất lượng dạy và học chứ không hẳn ở các giải pháp chống gian lận thi cử?
Đương nhiên như vậy. Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên bình thường, nuôi dưỡng tốt thì đo lường kiểu gì cũng thấy tốt. Như vậy, chất lượng dạy và học là yếu tố căn bản góp phần làm giảm gian lận thi cử.
Ngoài ra, chỉ dựa vào công tác cải thiện dạy và học cũng chưa đủ mà cần nhìn nhận đến mục đích của giáo dục không phải là bằng cấp và kết quả điểm thi, mà cần phân tích nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bên ngoài nhà trường. Tiêu biểu như chính sách và cơ chế giáo dục, giáo dục gia đình, sự lành mạnh của thị trường lao động, hệ thống tuyển dụng bổ nhiệm trong lĩnh vực việc làm công...
Xin cảm ơn ông!
GS. Hoàng Tụy - một thầy giáo đúng với danh hiệu người thầy TGVN. GS. Hoàng Tụy - người đã gieo vào lòng chúng tôi tình yêu toán học, sự trung thực. Thầy luôn gần gũi với chúng ... |
Nền giáo dục toàn học sinh giỏi: Mài ngọc chớ mài quá tay… Nền giáo dục Việt Nam hiện nay tìm được học sinh yếu kém khó như mò kim đáy biển. Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, ... |
GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bằng đòn roi đã lỗi thời TGVN. Theo GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, khi trẻ đã ý thức về con đường đi của mình thì không cần đe nẹt, roi vọt, ... |