Làm gì để tái sinh rạn san hô khổng lồ Great Barrier?

Trung Hiếu
Chuyên gia người Australia nổi tiếng John "Charlie" Veron, người đã dành 45 năm lặn và nghiên cứu san hô, lo ngại về vấn đề bảo tồn rạn san hô khổng lồ Great Barrier của Australia trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tương lai nào cho rạn san hô Great Barrier?
Các nhà khoa học đang nỗ lực cứu rạn san hô Great Barrier ngoài khơi Australia. (Nguồn: AP)

Ông John “Charlie” Veron, 73 tuổi, được biết đến với biệt danh “Bố già san hô”, nguyên là Trưởng khoa học gia tại Viện Khoa học Hàng hải Australia. Ông là người đã phát hiện ra gần một phần tư số loài san hô trên thế giới.

Dành cả cuộc đời để tìm hiểu hệ sinh thái rộng lớn dưới đại dương, ông Veron báo động về khả năng tuyệt chủng của san hô.

Ông Veron cho biết, san hô rất nhạy cảm với môi trường nước, chúng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thay đổi vượt quá 1-2 độ C so với bình thường, hoặc khi độ mặn trong nước giảm.

Khi không có tảo đơn bào cộng sinh, các mô san hô sẽ mất màu và để lộ màu trắng của bộ xương (CaCO₃ - cacbonat calci), hiện tượng này được gọi là san hô bị “tẩy trắng”.

Là một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới, rạn san hô khổng lồ Great Barrier dài 2.300km - tương đương chiều dài của nước Italy, là sinh vật sống duy nhất có thể được nhìn thấy từ không gian bên ngoài Trái đất. Vào năm 2016 và 2017, các đợt nắng nóng do biến đổi khí hậu gây ra đã dẫn đến hiện tượng san hô bị tẩy trắng hàng loạt, làm chết gần một nửa rạn Great Barrier, cùng nhiều loài san hô khác trên thế giới.

Chuyên gia John “Charlie” Veron cho biết, khoảng một phần tư đến một phần ba loài sinh vật biển có một phần vòng đời của chúng sống trong các rạn san hô. Vì vậy, khi các rạn san hô chết, sẽ kéo theo một phần ba đến một phần tư loài sinh vật biển bị xóa sổ. Điều này sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và sụp đổ hệ sinh thái biển.

“Đó là sự khởi đầu của một thảm họa hành tinh. Tôi đã nói về việc này quá muộn”, ông Veron cho biết.

Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu

Lần đầu tiên ông Veron lặn ở khu vực có rạn san hô rộng lớn này vào đầu những năm 1960, ông cảm thấy như cuộc sống của mình mới bắt đầu.

“Vùng biển này có quá nhiều sự sống, quá nhiều hoạt động, giống như một đô thị ồn ào và náo nhiệt”, ông kể lại.

Chuyên gia 73 tuổi chia sẻ: “Ban đầu, tôi là một người hoài nghi về biến đổi khí hậu”. Nhưng vào giữa những năm 1980, ông nhận ra rằng, biến đổi khí hậu thực sự nghiêm trọng vào khoảng năm 1990, ông đã lên tiếng báo động về tác động của biến đổi khí hậu đối với các rạn san hô.

Veron nói rằng, các vụ san hô bị tẩy trắng hàng loạt trong vài năm qua và viễn cảnh mất đi một trong những kho báu lớn nhất của tự nhiên là lời cảnh tỉnh cho thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

“Nó không còn chỉ như tiếng chuông cảnh báo, mà đã trở thành tiếng còi báo động”, ông Veron đánh giá về mức độ nguy hiểm của vấn đề.

Từ những năm 1990, ông đã dự đoán rằng, biến đổi khí hậu sẽ phá hủy các rạn san hô. Điều này được viết trong một số cuốn sách đã xuất bản của ông và trong một bài phát biểu quan trọng năm 2009 có tiêu đề Rạn san hô Great Barrier trên con đường chết? tại Hiệp hội Hoàng gia ở London (Anh) - nơi ông được nhà tự nhiên học kỳ cựu người Anh David Attenborough giới thiệu phát biểu.

Ông Attenborough mô tả Veron là “một trong những nhà nghiên cứu vĩ đại trên thế giới về san hô, người đã tận tụy chăm sóc và nâng cao nhận thức về những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến rạn san hô”. Trong cộng đồng các nhà bảo tồn của Australia, danh tiếng của Veron cũng “vô đối”.

Chạy đua để cứu san hô

Các nhà khoa học đã tiên đoán rằng, đến năm 2030 hơn 50% các rạn san hô trên thế giới có thể bị hủy diệt, do đó, chúng thường được các luật môi trường bảo vệ.

Đầu năm nay, chính phủ Australia đã công bố khoản tài trợ mới trị giá gần 400 triệu USD cho các dự án khoa học cứu nguy cho rạn san hô Great Barrier.

Số tiền được trao trực tiếp cho Tổ chức Rạn san hô Great Barrier. Theo đó, tổ chức này sẽ quản lý quỹ cho các dự án khác nhau. Chính phủ Australia khẳng định họ đã cung cấp các hướng dẫn liên quan cho quá trình này.

Ông Veron cho biết: “Quá trình san hô bị bạc màu được thúc đẩy bởi CO2 (carbon dioxide). Trừ khi người ta ngừng xả khí CO2 vào khí quyển, quá trình này vẫn sẽ tiếp tục”.

Theo ông Veron, nhờ nguồn tài trợ mà các nhà khoa học sẽ có thể tạo ra một ngân hàng hạt giống, giúp bảo tồn loài này cho đến khi khí hậu ổn định đủ để xây dựng lại các rạn san hô.

“Những gì các nhà khoa học nên làm là giúp đỡ thiên nhiên. Chúng ta cần làm tất cả những gì có thể để giúp các loài san hô tái sinh, sau khi các đợt tăng CO2 lớn trên toàn cầu kết thúc”, ông nói.

San hô là các động vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat calci để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.

Mỗi đầu san hô phát triển nhờ sự sinh sản vô tính của các polip. San hô còn sinh sản hữu tính bằng các giao tử, được giải phóng đồng thời trong một thời kỳ từ một đến vài đêm liên tiếp trong kỳ trăng tròn.

Trung Quốc xây dựng trạm vũ trụ để chạy đua với Mỹ

Trung Quốc xây dựng trạm vũ trụ để chạy đua với Mỹ

Trung Quốc vừa công bố chi tiết mới về các giai đoạn cuối cùng của công việc xây lắp trạm vũ trụ Thiên Cung (Tiangong), ...

Chiêm ngưỡng bãi rạn san hô -'kho báu' lộ thiên ở biển Ninh Thuận

Chiêm ngưỡng bãi rạn san hô -'kho báu' lộ thiên ở biển Ninh Thuận

TGVN. San hô chỉ nổi lên trên mặt nước từ tháng Năm đến hết tháng Bảy dương lịch, nhất là mùng 1 và ngày rằm là ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. dự đoán xổ số miền ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động