(Trực tuyến) Lễ Bế mạc Hội nghị Ngoại giao 29

Chiều 26/8, Hội nghị Ngoại giao (HNNG) lần thứ 29 chính thức bế mạc. Trong 5 ngày làm việc khẩn trương, liên tục, Hội nghị vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí Lãnh đạo cấp cao đến dự, phát biểu chỉ đạo. Hội nghị là bước đổi mới tư duy một cách toàn diện trong hoạt động đối ngoại, đặc biệt là tư duy về ngoại giao phục vụ phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
le be mac hoi nghi ngoai giao 29 Chủ tịch nước trao Quyết định phong hàm Đại sứ cho 05 cán bộ Ngoại giao
le be mac hoi nghi ngoai giao 29 Ngoại giao kiến tạo và quyết tâm hành động

Nhìn lại 29 kỳ Hội nghị Ngoại giao đã qua.

le be mac hoi nghi ngoai giao 29

Theo ghi nhận, từ trước tới nay, chưa có Hội nghị Ngoại giao nào nhận được sự chỉ đạo của tất cả các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt.

Hội nghị Ngoại giao 29 có hơn 700 đại biểu tham dự (500 đại biểu thuộc ngành Ngoại giao, 126 đại biểu từ 63 tỉnh, thành, đại diện các Bộ, ban ngành). Đặc biệt, Hội nghị có sự tham dự và nhận được ý kiến đóng góp rất sâu sắc của các đồng chí cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, trong đó có nhân chứng lịnh sử của cả 29 Hội nghị - đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm.

Đông đảo phóng viên báo chí đưa tin, mật độ bài viết dày đặc.


Bế mạc Hội nghị Ngoại giao 29: Ngành Ngoại giao xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. 


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cảm ơn sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, Trung ương và địa phương để Hội nghị Ngoại giao 29 thành công tốt đẹp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh toàn ngành ngoại giao quán triệt sâu sắc các tư tưởng chỉ đạo và định hướng chiến lược về đối ngoại của Đại hội XII, chủ động triển khai các mặt công tác, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.


Với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Ngoại giao 29 đã tập trung thảo luận và quán triệt sâu sắc đường lối Đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã phân tích và thống nhất cao về đánh giá tình hình thế giới và khu vực hiện nay cũng như dự báo trong những năm tới, những cơ hội và thách thức đối với môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam.

Hội nghị đã kiểm điểm việc triển khai công tác đối ngoại trong thời gian qua, phân tích những kết quả đạt được cũng như các tồn tại, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm về thành công và hạn chế. Hội nghị đánh giá trong bối cảnh môi trường đối ngoại phức tạp, công tác đối ngoại đã triển khai có hiệu quả, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra tại Đại hội Đảng XI và Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28, tranh thủ được thời cơ và hóa giải các thách thức đối với đất nước, tạo cho Việt Nam thế đối ngoại thuận lợi như hiện nay. 


le be mac hoi nghi ngoai giao 29

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu: "Hội nghị được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đồng chí Tổng Bí thư đã trực tiếp phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc, đồng chí Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên "Nâng cao hiệu quả ngoại giao phục vụ phát triển"; đồng chí Chủ tịch nước và đồng chí Chủ tịch Quốc hội tiếp và chỉ đạo các Trưởng cơ quan đại diện. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng có sự tham dự, đóng góp phát biểu của nhiều Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ ban ngành. 

Với 5 ngày làm việc chính thức, hơn 20 phiên họp (trong đó có 10 phiên chính thức), Hội nghị đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu. Tổng cộng, Hội nghị đã nhận được 185 lượt ý kiến trong các phiên họp. Nhiều đồng chí chuẩn bị tham luận những chưa phát biểu đã gửi đến Ban Tổ chức để đóng góp cho công tác nghiên cứu và triển khai".


le be mac hoi nghi ngoai giao 29

17h15: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu kết luận Hội nghị.

“Hội nghị Ngoại giao 29 đã thành công tốt đẹp”, Phó Thủ tướng khẳng định.

"Hội nghị Ngoại giao 29 diễn ra trong 5 ngày. Trước đó, ngành Ngoại giao còn có các hội nghị, liên hội nghị - Hội nghị Ngoại vụ 18 và Hội nghị Công tác Đảng ngoài nước, chuỗi các hội nghị ngoại giao trong 10 ngày với sự tham dự đông đảo của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ, các cán bộ lão thành, toàn thể các Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và các cán bộ đang công tác trong Ngành.

Với sự chuẩn bị chu đáo hàng tháng trước, các hội nghị đã gặt hái được nhiều kết quả thiết thực".


Tin về Lễ trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia đối với Trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn Thất Đàm.


17h00: Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ bên lề: "Trụ sở Bộ Ngoại giao được xây dựng từ năm 1925, là một trong số rất ít những công trình có giá trị kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp đến nay… Từ sau năm 1954 đến nay, công trình này được Bộ Ngoại giao đóng làm Trụ sở. Trong quá trình đó có rất nhiều sự kiện liên quan đến ngành Ngoại giao và liên quan đến lịch sử nước nhà đã diễn ra tại đây. Với giá trị kiến trúc và lịch sử đó, Bộ VH-TT&DL đã quyết định xếp hạng đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

le be mac hoi nghi ngoai giao 29

Công trình này đã được người dân cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng biết đến từ rất lâu. Trước đây, nó được gọi với cái tên công trình Nhà trăm mái và bây giờ là Trụ sở Bộ Ngoại giao. Chính vì giá trị to lớn của công trình mà chúng ta cần bảo tồn, gìn giữ và giới thiệu với khách tham quan biết đến công trình này.

Sau khi được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia, công trình này sẽ được bảo vệ bởi Luật Di sản Văn hóa và các văn bản liên quan đến bảo vệ các công trình di sản văn hóa. Do được xây dựng từ năm 1925 đến nay, công trình không tránh khỏi sự xuống cấp. Chính vì vậy, sau khi được xếp hạng, UBND TP. Hà Nội và Bộ Ngoại giao cần quan tâm đầu tư để bảo tồn lâu dài, hạn chế những thay đổi các yếu tố gốc của công trình, nhất là về vật liệu cũng như phong cách kiến trúc vốn có từ năm 1925 đến nay".


le be mac hoi nghi ngoai giao 29
Bằng chứng nhận Di tích Quốc gia của Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam.

le be mac hoi nghi ngoai giao 29
Các đại biểu tham dự Lễ bế mạc Hội nghị Ngoại giao 29.

le be mac hoi nghi ngoai giao 29

16h45: Tại lễ trao Bằng chứng nhận Di tích Quốc gia, Vụ trưởng Vụ Văn hoá đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao) Phạm Sanh Châu phát biểu: “Sự công nhận này thể hiện sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Hà Nội, đáp ứng nguyện vọng bảo tồn di tích văn hóa lịch sử cũng như mong muốn giữ lại Tòa nhà Trụ sở Bộ Ngoại giao của hơn 2000 cán bộ, viên chức Bộ Ngoại giao, 2400 cán bộ hưu trí.

Trong suốt hơn 1 năm qua, Bộ Ngoại giao đã nhận được sự hợp tác chặt chẽ và sự giúp đỡ quý báu của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lí Di tích và Danh thắng Hà Nội, phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Cục Di sản Văn hóa nói riêng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói chung".


le be mac hoi nghi ngoai giao 29

16h40: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với Trụ sở Bộ Ngoại giao, số 1 Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội.


16h30: Thứ trưởng Lê Hoài Trung tặng Cờ Thi đua của Bộ Ngoại giao năm 2015 cho các đơn vị:

  • Văn phòng Đảng ủy - Đoàn thể
  • Thanh tra Bộ
  • Vụ Tổ chức Cán bộ
  • Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao
  • Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương
  • Vụ Châu Mỹ
  • Vụ các Tổ chức Quốc tế
  • Vụ Chính sách Đối ngoại
  • Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017
  • Học viện Ngoại giao
  • Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn.
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Đức
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Nga
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
  • Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ tại New York
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Lào
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Australia
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi.
le be mac hoi nghi ngoai giao 29
le be mac hoi nghi ngoai giao 29

4h25: Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn tặng Cờ Thi đua của Chính phủ năm 2015 cho các đơn vị:

  • Văn phòng Bộ Ngoại giao
  • Vụ Đông Bắc Á
  • Vụ Thông tin Báo chí
  • Cục Quản trị Tài vụ.
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
  • Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc
le be mac hoi nghi ngoai giao 29

le be mac hoi nghi ngoai giao 29

16h20: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao tặng:

Huân chương Lao động hạng Nhì cho:

  • Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
  • Đồng chí Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Đức.
  • Đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
le be mac hoi nghi ngoai giao 29
le be mac hoi nghi ngoai giao 29
le be mac hoi nghi ngoai giao 29

Huân chương Lao động hạng Ba cho:

  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc
  • Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý
le be mac hoi nghi ngoai giao 29
le be mac hoi nghi ngoai giao 29

Infographic về Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam.

le be mac hoi nghi ngoai giao 29

le be mac hoi nghi ngoai giao 29
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO

Công trình Trụ sở Bộ Ngoại giao là sự hòa quyện hài hòa kiến trúc bản địa và kiến trúc Pháp, lấy yếu tố trọng tâm là vườn và phố, kết hợp sự đối xứng các trụ với nhau. Công trình này vừa mang vẻ đẹp thẩm mỹ, vừa mát về không gian lại chống được nóng ẩm và có công năng sử dụng tốt, có giá trị bảo tồn rất cao. Nó thể hiện bước tiến lớn về kiến trúc Pháp nói chung và kiến trúc Pháp tại Đông Dương nói riêng.

Việc công nhận Trụ sở Bộ Ngoại giao là di tích cấp Quốc gia thể hiện sự khẳng định rằng, công trình này đã được sử dụng và bảo quản liên tục hơn 60 năm qua. Đây được coi là nơi hội tụ nguyên khí của ngành Ngoại giao. Đồng thời, việc công nhận công trình này là di tích cấp Quốc gia còn góp phần bảo tồn tốt hơn một công trình kiến trúc đẹp của Hà Nội.


Vào lúc 16h50, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trao bằng xếp hạng là Di tích Quốc gia cho Trụ sở Bộ ngoại giao Việt Nam (tòa nhà trăm mái).

le be mac hoi nghi ngoai giao 29

Tại Lễ bế mạc Hội nghị, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao sẽ trao Huân chương và Cờ thi đua cho các cá nhân, đơn vị đạt thành tích cao trong thời gian qua.  


Với tư duy đổi mới và sáng tạo, HNNG 29 (diễn ra từ ngày 22-26/8) đã cho thấy quyết tâm hành động của toàn ngành Ngoại giao trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, đặc biệt là nhiệm vụ ngoại giao kiến tạo để phục vụ phát triển. 

le be mac hoi nghi ngoai giao 29
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

HNNG lần này có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp kiểm điểm quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về đối ngoại, quán triệt tinh thần và nội dung Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và đề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm cho những năm tới.

Lãnh đạo của các Bộ, ban, ngành Trung ương tham dự Hội nghị đã đánh giá cao sự phối hợp giữa ngành Ngoại giao với các ngành khác trên mặt trận đối ngoại. Các phát biểu cũng nêu những đánh giá, nhận định về tình hình thế giới, khu vực, đề xuất những phương hướng, biện pháp để đẩy mạnh công tác đối ngoại, thực hiện thành công những nhiệm vụ đối ngoại của Đại hội Đảng XII.

le be mac hoi nghi ngoai giao 29
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nga, Nhật Bản… đã đề ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập kinh tế, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các Bộ, ban, ngành khác và địa phương. Ngoài ra, HNNG 29 cũng đi sâu thảo luận thực chất về các vấn đề đối ngoại khác như quan hệ giữa các nước lớn hiện nay; xu hướng phát triển của cục diện thế giới và khu vực trong 5 năm tới; kiểm điểm công tác đối ngoại từ HNNG 28 đến nay, và xác định phương hướng, biện pháp trong 2-5 năm tới; biện pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại đa phương...

le be mac hoi nghi ngoai giao 29
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
le be mac hoi nghi ngoai giao 29 Một số hình ảnh bên lề sự kiện Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn các Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 24/8, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi gặp mặt các Đại sứ, Trưởng các ...

le be mac hoi nghi ngoai giao 29 Chuyện hậu cần ở Hội nghị Ngoại giao, Ngoại vụ

Trụ sở ICC (Trung tâm Hội nghị quốc tế) ở ngay trên phố Lê Hồng Phong, rất gần trụ sở Bộ Ngoại giao. Có lẽ, ...

le be mac hoi nghi ngoai giao 29 Việt Nam sẵn sàng cho APEC 2017

Trả lời báo chí bên lề Hội nghị Ngoại giao 29 (22 - 26/8), Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Ban Thư ...

 

Nhóm Phóng viên

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày ...
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động