Lê Đức Thọ - Nhà ngoại giao chiến lược tài ba

Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của đồng chí LÊ ĐỨC THỌ (10/10/1911-10/10/2011), TG&VN xin trích đăng bài viết của đồng chí Nguyễn Dy Niên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng chí Lê Đức Thọ (thứ hai từ phải) và Tiến sỹ Kissinger ký tắt Hiệp định Paris, ngày 23/1/1973.

Mấy chục năm trong ngành Ngoại giao, tôi đã có dịp tiếp cận đồng chí Lê Đức Thọ, một nhà lãnh đạo của Đảng đồng thời là nhà ngoại giao chiến lược tài ba. Hình ảnh lắng đọng nhất trong tôi về đồng chí Lê Đức Thọ là mái đầu bạc trắng khi đồng chí tuyên cáo với thế giới về thắng lợi của Việt Nam sau ký kết Hiệp định Paris năm 1973. Những trọng trách mà đồng chí đảm nhận, những tháng ngày trăn trở trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán đã để lại dấu ấn trên mái tóc bạc phơ ấy khiến tôi liên tưởng tới các vị tiền nhân suốt cả cuộc đời tận tụy phấn đấu và hy sinh, dành trọn trí lực và tâm hồn cho dân tộc và đất nước.

Tôi tham gia công tác ngoại giao từ năm 1954 đến 2006. Điều vinh dự lớn đối với tôi là Ngành Ngoại giao được làm việc dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của những “ngôi sao” ngoại giao Việt Nam như: Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh và sau này là đồng chí Nguyễn Cơ Thạch. Với đồng chí Lê Đức Thọ, điều tôi ấn tượng nhất là sự lãnh đạo của đồng chí trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và Hội nghị Paris; và giải quyết vấn đề Campuchia.

…Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được tiến hành từ tháng 10/1968 đến tháng 1/1973. Cuộc đấu trí gần 5 năm này là cuộc thương lượng kéo dài nhất thế giới để chấm dứt một cuộc chiến tranh. Ở đây có các cuộc thương lượng công khai và bí mật. Thương lượng công khai để đấu lý và tranh thủ dư luận. Thương lượng bí mật để mặc cả, đây mới là thực chất. Phía Mỹ cử Henri Kissinger, một học giả kỳ cựu và là một trong những khối óc (think-tank) lớn nhất của nước Mỹ thời bấy giờ, dẫn đầu đoàn Mỹ đàm phán bí mật. Phía ta, Bác Hồ đích thân lựa chọn đồng chí Lê Đức Thọ dẫn đầu đoàn đàm phán.

Trong suốt gần 5 năm đàm phán ở Paris, Lê Đức Thọ được ví như vị tướng ở ngoài biên. Ông thực hiện rất nghiêm túc đường lối chiến lược trong đàm phán mà Bác Hồ đã trực tiếp căn dặn và những chủ trương của Bộ Chính trị đề ra. Nhưng phần đóng góp của cá nhân ông thật là to lớn. Ông đã có sự vận dụng sáng tạo, luôn luôn giành thế chủ động tấn công, buộc đối phương phải đi vào đàm phán theo cách của mình. Đã có lúc Kissinger phải thốt lên: "Tôi có thể làm tốt hơn nếu như đối diện trên bàn đàm phán không phải là ông Lê Đức Thọ", "đàm phán với ông Thọ quả là cân não!".

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, cả thế giới ca ngợi tài trí ngoại giao của ông Lê Đức Thọ. Hình ảnh của ông, danh tiếng của ông tràn ngập trên các trang báo lớn của Mỹ, phương Tây và các nước khác. Vì vậy, ngay năm 1973, Ủy ban Giải thưởng Nobel đã quyết định trao Giải Nobel Hòa bình, một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới cho ông. Với bản lĩnh và sự nhạy cảm của mình, ông từ chối nhận giải vì lúc đó Việt Nam chưa thực sự có hòa bình, nhưng thật ra trong thời điểm đó khó có thể nhận Giải Nobel Hòa bình cùng đứng liên danh Lê Đức Thọ - Kissinger vì cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ quá khủng khiếp, tang tóc, đau thương còn hiển hiện khắp nơi trên đất nước…

Nhiều lúc tôi tự hỏi một người như ông Thọ, không qua một trường lớp ngoại giao nào, có thể nói ngoại giao là nghề tay trái của ông vì sở trường của ông là chính trị, quân sự và tổ chức, nhưng tại sao trong ngoại giao, ông lại thể hiện tài ba đến như vậy, đến kẻ thù cũng phải kính nể ông. Có lẽ trong con người ông đã hội tụ những tố chất:

1- Đó là nhiệt huyết của một người cách mạng luôn phấn đấu cho độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc. Ở tuổi 20, ông đã tham gia cách mạng, hai lần bị giam cầm trong nhà tù của thực dân Pháp, vào sinh ra tử trong các địa bàn nguy hiểm nhất của cuộc đấu tranh đã hun đúc trong ông ý chí và quyết tâm chiến đấu cho lý tưởng cách mạng dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2- Đó là sự thông minh bẩm sinh kế thừa truyền thống gia đình và quê hương. Nhưng không có sự thông minh nào mà không có sự rèn luyện, tìm tòi, học hỏi, tích lũy và sáng tạo và ông đã tích lũy được kiến thức trong cuộc chiến tranh, trong cuộc sống, trong nhân dân và nhất là sự tiếp cận với trí tuệ của lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, của nhân loại và biến nó thành nguồn trí tuệ của ông.

3- Đó là một phương pháp khoa học hết sức lôgic, hệ thống. Có lẽ ông nắm vững ngũ tri (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến hóa). Ông là nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm nên ông biết mình lắm, biết rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của Việt Nam ở chiến trường và những nơi khác. Biết người, ông tinh tường lắm, ông biết Mỹ đang bế tắc tìm lối ra khỏi vũng lầy chiến tranh, nhưng lại muốn ra đi trong thế mạnh và bảo toàn cho đồng minh của mình. Ông nắm vững thời thế lúc đó, khi phong trào chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lan rộng ra toàn thế giới và trong lòng nước Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải sớm kết thúc đàm phán với Việt Nam. Đàm phán có lúc rất căng, ông phê phán Mỹ hết sức gay gắt, nhưng ông biết dừng đúng chỗ, đúng lúc. Khi đàm phán đi vào bế tắc, ngõ cụt, nhất là việc Mỹ đòi quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam như quân đội Mỹ. Đó là điều không thể được. Nhưng ông biết biến hóa phá vỡ bế tắc. Ông đưa ra sáng kiến vấn đề lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết với nhau. Cuối cùng Mỹ không có sự lựa chọn nào khác đành phải chấp nhận phương án đó.

4- Đó là dũng khí của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, của một nhà thương lượng ngoại giao đầy bản lĩnh. Trong suốt quá trình thương lượng, phía Mỹ không ít lần đưa ra những lời đe dọa. Ông Thọ đã không ngần ngại đáp lại: "Chúng tôi đã đánh nhau với các ông 10 năm và cũng đã đàm phán 5 năm rồi. Nay các ông có sẵn sàng mới đi đến giải quyết, không thể dùng đe dọa với chúng tôi được đâu". Và đúng như vậy, dưới mái đầu bạc trắng như mây, vẫn toát lên những lời nói đanh thép, nhiều lần Kissinger phải cúi mặt xuống nghe ông Thọ nói với những từ ngữ khá nặng nề như lừa dối, ngu xuẩn, tráo trở, lật lọng... Thật là dũng cảm! Không có dũng khí không làm được. Khi nghỉ giải lao, Kissinger hỏi ông Thọ: "Ông có bao giờ phê phán cán bộ mình như phê phán tôi không?". Ông Thọ nói: "Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt, lật lọng, tráo trở đâu mà tôi phê phán họ".

Ngũ tri và "dĩ bất biến, ứng vạn biến" là điều mà Bác Hồ luôn căn dặn các nhà ngoại giao Việt Nam. Ở ông Lê Đức Thọ, những điều đó hình như đã nhập tâm, đã nhuần nhuyễn. Cái bất biến trong thương lượng của ông với Kissinger là "làm cho Mỹ cút, làm cho ngụy nhào" nhưng muốn bảo vệ được cái bất biến đó thì cần phải biết cách vạn biến và trí tuệ của ông được thể hiện chính là ở đây và điều này cũng toát lên tài trí và sự khôn khéo của nhà ngoại giao tài ba Lê Đức Thọ.

...Những năm sau này, tôi mới được làm việc trực tiếp với ông Thọ. Hơn 10 năm sau Hội nghị Paris mà ông vẫn sôi nổi, quyết liệt, quyết đoán và quyết tâm như hồi nào. Có một vài lần ông đã cho những ý kiến nhận xét, phê phán gay gắt vào những đề án đấu tranh ngoại giao của chúng tôi khi trình lên. Nhiều lúc tôi ngồi nghe mà toát mồ hôi, nhưng về bình tĩnh suy ngẫm kỹ mới thấy nhiều điều được soi sáng. Đầu năm 1990, thật là một tổn thất to lớn khi ông ốm nặng, chúng tôi không xin được ý kiến chỉ đạo của ông về công tác ngoại giao, nhất là những vấn đề liên quan đến Campuchia đang đi vào giai đoạn cuối của giải pháp.

Lê Đức Thọ là con người đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ cái đúng, chống cái sai. Chính cái không khoan nhượng đó đã đưa đến sự nhận thức khác nhau về con người ông. Khi làm thơ thi sĩ phải thật lòng. Không thật thì làm sao có cảm xúc để có những vần thơ hay. Hãy đọc những vần thơ của Lê Đức Thọ. Trong thơ, ông giãi bày tình cảm của ông đối với đất nước, quê hương, với đồng bào, đồng chí, với cán bộ, với chiến sĩ... Tình thương của ông là bao la, là chân thật từ trái tim ông, như con gái ông - chị Lê Trung Nguyệt - đã viết về người cha của mình:

"Để cha yên nghỉ - linh hồn Người

Chỉ nước trắng và hoa".

Từ lăng kính ngoại giao, chúng tôi chỉ muốn sự trung thực đến với ông, một con người đã hiến dâng trọn cuộc đời cho cách mạng và dân tộc… Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông, tôi xin được thắp nén nhang với một chén nước trắng tinh khiết từ lòng đất của quê hương Nam Định trên bàn thờ ông để tỏ tấm lòng tôn kính và tri ân ông.

Nguyễn Dy Niên

Xem nhiều

Đọc thêm

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến ...
Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025,  giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025, giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Hãng xe Thụy Điển vừa chốt lịch ra mắt của mẫu sedan thuần điện hạng sang Volvo ES90 vào đầu năm 2025 với mức giá quy đổi dự kiến từ ...
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Hãng xe Hàn Quốc vừa ra mắt mẫu xe điện ba hàng ghế Hyundai Ioniq 9 với tầm vận hành tối đa 620 km/sạc và chỉ mất 24 phút để ...
Rộ tin BYD Sealion 6 DM-i sắp ra mắt khách Việt, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng

Rộ tin BYD Sealion 6 DM-i sắp ra mắt khách Việt, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng

Những đại lý đã bắt đầu nhận cọc mẫu SUV BYD Sealion 6 DM-i với mức giá khởi điểm dự kiến chỉ hơn 700 triệu đồng, xe sẽ cạnh tranh ...
Người Việt Nam đầu tiên nhận giải TechWomen 100 Vương quốc Anh

Người Việt Nam đầu tiên nhận giải TechWomen 100 Vương quốc Anh

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên giành Giải thưởng TechWomen 100 của Anh.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Phiên bản di động