Liên bang Nga: Tiến công để bảo vệ chính mình

Can thiệp mạnh tay vào Ukraine và Syria, phải chăng Tổng thống Nga Putin đang coi thường hệ thống quốc tế và cấu trúc địa chính trị toàn cầu hay chỉ tiếp nối cách làm truyền thống để khắc phục “lời nguyền của địa lý”?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
lien bang nga tien cong de bao ve chinh minh
“Muốn hiểu ông Putin đang làm gì, hãy nhìn vào một tấm bản đồ!”

 

Việc phương Tây có vẻ khó khăn khi giải mã động cơ cho những sách lược táo bạo của ông Putin gần đây khiến ta liên tưởng đến lời miêu tả của Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965) năm 1939 rằng nước Nga "là một câu đố gói trong sự bí ẩn và khó hiểu". Nhưng trong cuốn sách Những tù nhân của địa lý: Mười tấm bản đồ lý giải mọi thứ về thế giới, tác giả Tim Marshall lại cho rằng: Muốn hiểu ông Putin đang làm gì, hãy nhìn vào một tấm bản đồ!

Nhà tù “không thể phòng thủ”

Theo Tim Marshall, những đặc điểm do vị trí địa lý quy định đang “bỏ tù” các nhà lãnh đạo khi làm hạn chế sự lựa chọn của họ. Nếu có những ngọn núi ở miền Đông Ukraine thì nước Nga đã không nhiều lần bị kẻ thù tấn công thông qua vùng đồng bằng châu Âu rộng lớn. Chính bởi hiện trạng này, Tổng thống Putin, cũng như nhiều nhà lãnh đạo Nga, không có lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng kiểm soát vùng đất bằng phía Tây nước Nga. Và để đối phó với vấn đề địa thế khiến khả năng phòng thủ của nước Nga hạn chế, mấy thế kỷ qua, các nhà lãnh đạo Moscow phải tìm cách liên tục bành trướng ra bên ngoài.

Sự rắc rối đến từ cả đường bộ lẫn đường biển đối với quốc gia rộng lớn nhất thế giới này. Trong 500 năm qua, Nga đã bị xâm chiếm nhiều lần từ phía Tây. Người Ba Lan vượt qua các đồng bằng châu Âu trong năm 1605, tiếp theo là Thụy Điển dưới triều đại Charles XII năm 1707, người Pháp thời Napoleon vào năm 1812 và người Đức thì hai lần trong cả hai cuộc Thế chiến vào các năm 1914 và 1941. Chính vì vậy, Nga luôn tìm cách chiếm hoặc chắn giữ Ba Lan trong lịch sử khi vẫn luôn tồn tại “ranh giới mong manh” giữa hai nước – một bình nguyên rộng khoảng 5.000 km vuông.

Bên cạnh đó, nhiều cảng biển giáp Bắc Cực của Moscow bị đóng băng đến sáu tháng mỗi năm còn cảng lớn nhất của Nga trên Thái Bình Dương – Vlapostok lại bị bao bọc bởi biển Nhật Bản. Điều này không chỉ ngăn chặn các dòng thương mại ra vào nước Nga mà còn khiến Nga không thể hoạt động như một cường quốc biển toàn cầu do không thể thường xuyên tham gia vào các tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới. Đây chính là hai vấn đề làm các lãnh đạo Nga đau đầu nhất và luôn phải tìm cách khắc phục địa thế “không thể phòng thủ” này.

Điều đáng nói là nước Nga từ thuở sơ khai – Đại Công quốc Moscow đã phải đối mặt với vấn đề này. Vào thế kỷ IX, đây chỉ là một liên bang lỏng lẻo của các bộ lạc Đông Slav - Kievan Rus, sống tại Kiev và các thị trấn dọc sông Dnepr, mà bây giờ là Ukraine. Người Mông Cổ mở rộng đế chế bằng cách liên tục tấn công khu vực từ phía Nam và phía Đông nước Nga, cuối cùng tràn ngập vào vùng đất này trong thế kỷ XIII. Do đó, nước Nga non trẻ phải di chuyển về phía Đông Bắc xung quanh thành phố Moscow và hình thành nhà nước đầu tiên mà không có bất cứ sa mạc, núi đồi hay sông hồ nào bao quanh.

Cách làm của tiền nhân

Khi lên ngai vàng, Ivan IV (1530-1584) là người đầu tiên thực hiện lý thuyết “tấn công phòng vệ” - củng cố bên trong rồi tiến ra ngoài để khắc phục vấn đề trên. Vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga đã thúc đẩy bành trướng khi mở rộng về phía Đông tới dãy núi Ural, phía Nam tới Biển Caspi, và cả về phía Bắc Cực. Đến lúc này, nước Nga đã có thể tiến vào biển Caspi và sau là Biển Đen, đồng thời dùng dãy núi Caucasus làm rào chắn một phần với người Mông Cổ.

Ivan Bạo chúa cũng cho xây dựng căn cứ quân sự ở Chechnya để ngăn chặn các cuộc tấn công của Hãn quốc Kim Trướng Mông Cổ, Đế chế Ottoman hoặc người Ba Tư. Bấy giờ, người Nga đã có một vùng đệm và một vùng hậu phương - nơi có thể rút lui nếu bị xâm lược.

Trong thế kỷ XVIII, thời Peter Đại đế và Hoàng hậu Catherine, nước Nga chiếm cả Ukraine và có được dãy Carpathian với hầu hết lãnh thổ Lithuania, Latvia và Estonia sau này - vùng chiến lược có thể giúp Moscow chống lại các cuộc tấn công từ biển Baltic. Đến lúc đó, nước Nga đã hình thành một vòng tròn an ninh lớn bao quanh: bắt đầu tại Bắc Cực, trải dài qua vùng Baltic, Ukraine, tới dãy Carpathians, Biển Đen, vùng Caucasus, biển Caspi, rồi đến dãy Ural và kéo trở lại vòng Bắc Cực. Sẽ không ai tấn công họ từ Bắc Băng Dương, cũng như từ bên kia dãy Urals. Và đối thủ sẽ cần một đội quân rất lớn với một đường hậu cần rất dài để xâm chiếm nước Nga từ phía Nam hoặc Đông Nam nếu họ không muốn “đi vào vết xe đổ” của Napoleon năm 1812 và Hitler năm 1941.

Vòng tròn bị lung lay

Vào thời kỳ Xô viết, người Nga đã gần như khôi phục lãnh thổ của Đế chế Nga trước đây khi sáp nhập nhiều khu vực Trung và Đông Âu chiếm đóng được từ Đức. Diễn biến này khiến vòng tròn gần như vẫn được duy trì, tuy nhiên Moscow lại phải đối mặt với mối đe dọa ngay trước cửa nhà từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau năm 1949. Sự kiện Liên Xô tan rã năm 1991 cùng với sự sáp nhập nhiều quốc gia Đông Âu của NATO đã khiến vòng tròn tan vỡ và đưa Moscow trở về địa thế khó khăn trước đây.

Bên cạnh đó, hai trong số các mối quan ngại lớn nhất của nước Nga về sự suy yếu khả năng phòng thủ mặt đất cũng như mất đi cơ hội sử dụng các cảng nước ấm (ở Địa Trung Hải) đã hiện hình cùng với sự kiện Ukraine năm 2014. Khi cuộc biểu tình ở Ukraine hạ bệ chính quyền thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovych và một chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền, nước Nga hiểu rằng mình đang có nguy cơ đánh mất vùng đệm chiến lược vốn được xây dựng bấy lâu nay để canh giữ bình nguyên châu Âu cũng như là khả năng mất đi cảng biển nước ấm Sevastopol.

Chính lúc này, Tổng thống Putin phải có sự lựa chọn giữa việc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và tìm cách khắc phục vấn đề địa thế nước Nga. Và ông đã chọn phương cách “tấn công phòng vệ” của riêng mình bằng cách sáp nhập Crimea: vừa bảo vệ cảng biển nước ấm, vừa duy trì được hạm đội Biển Đen để ngăn chặn NATO.

Bên cạnh những lý do về gia tăng uy tín quốc tế, phô diễn sức mạnh quân sự thì các mối bận tâm địa lý tương tự như trường hợp của Crimea cũng có thể được nhìn thấy trong sự can thiệp của Nga tại Syria. Người Nga có một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Tartus trên bờ Địa Trung Hải ở Syria, nhưng nó sẽ không được đảm bảo nếu chính quyền của Tổng thống Bashar al- Assad sụp đổ. Ông chủ Điện Kremlin rõ ràng không muốn gặp rủi ro thêm với NATO khi để lộ điểm yếu về địa lý này.

Hiện tại, các nhà lãnh đạo Nga vẫn chưa giải quyết xong vấn đề Ukraine và Syria. Nhưng nhìn từ thời Đại Công quốc Moscow tới thời Peter Đại đế đến lãnh tụ Stalin, và bây giờ là ông Putin, chúng ta có thể nhận ra rằng: Khi các cảng biển vẫn đóng băng và các đồng bằng châu Âu vẫn còn phẳng thì sẽ không có sự khác biệt nhiều trong chính sách “tấn công phòng vệ” và “hướng ngoại” của Điện Kremlin để bảo vệ toàn vẹn nước Nga, trước hết là lãnh thổ.

Nhà báo, cây bút chính trị quốc tế kỳ cựu người Anh Tim Marshall là tác giả của hai cuốn sách bán chạy hàng đầu nước Anh là “Tại sao các quốc gia thất bại” và “Sự báo thù của Địa lý”. Tháng 7/2015, ông xuất bản cuốn sách “Những tù nhân của Địa lý: Mười tấm bản đồ lý giải mọi thứ về thế giới” để lý giải những chiến lược địa chính trị mới của các cường quốc thế giới thông qua các tấm địa đồ.

Minh Tuấn (theo The Atlantic)

 

Xem nhiều

Đọc thêm

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 23/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 23/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa ...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động