TIN LIÊN QUAN | |
Bà Clinton bước một chân vào Nhà Trắng | |
Có một Hillary Clinton mạnh mẽ và đầy tham vọng |
8 năm trước, Barack Obama đã mô tả bản thân như một ứng cử viên Tổng thống hiếm có, là người có thể hàn gắn những rạn nứt trong nền chính trị bị phân cực, từng khiến Washington nhiều lần rơi vào sự bế tắc. Rốt cuộc thì rạn nứt vẫn rất lớn và bầu không khí chính trị ở Mỹ ngày càng thêm tồi tệ.
Cho dù ông Obama đã dành nhiều lời tốt đẹp để ca ngợi bà Clinton, người có thể sẽ kế nhiệm ông trong năm tới, song những lời ông nói dường như không mấy thuyết phục bởi một danh sách dài những mục tiêu mà ông chưa thực hiện được. Chỉ đơn thuần việc cử tri đang cân nhắc có bỏ phiếu cho Donald Trump - người đối lập với ông Obama về nhiều mặt - hay không cũng đã đủ là một lời nhắc nhở nghiêm khắc rằng, nhiều người dân Mỹ không tán đồng nhiều quan điểm và chính sách mà ông theo đuổi.
Ông Obama đã có công đưa nước Mỹ thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế, song nhiều người dân gặp khó khăn về tài chính vẫn cảm thấy mình bị bỏ rơi. Ông cũng đã đem đến bộ mặt mới cho ngành y tế và thực hiện nhiều cải cách giúp tái định hình nền kinh tế Mỹ, song sự bế tắc giữa hai chính đảng đối lập - điều mà ông từng cam kết sẽ phá vỡ - đã cản bước ông trong việc thực hiện những điều luật và chính sách mới để giải quyết vấn đề nhập cư, siết chặt kiểm soát súng đạn và giảm bớt sự chi phối chính trường của đồng tiền. Đây cũng là những ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
Câu hỏi mà các cử tri cân nhắc là, liệu bà có thể làm được những gì mà ông Obama đã không thể hoàn thành hay không?
Tổng thống Barack Obama và ứng cử viên Hillary Clinton trên khán đài của Đại hội đảng Dân Chủ tại Philadelphia, Hoa Kỳ, ngày 27/07. (nguồn: RFI) |
Có thể đối với hàng ngàn đảng viên đảng Dân chủ nhiệt huyết và đang vui mừng, ông Obama không làm gì sai. Song khi cuộc bầu cử tới, chưa rõ liệu những lời phát biểu của ông có được đông đảo cử tri chấp nhận. Ông Obama nói: “Bằng nhiều cách, đất nước chúng ta đã trở nên mạnh mẽ và phồn thịnh hơn. Sau những thắng lợi cũng như những thất bại, tôi có thể khẳng định rằng thay đổi chẳng bao giờ dễ, và chẳng bao giờ nhanh chóng và rằng chúng ta sẽ không thể đương đầu được với tất cả những thách thức chỉ trong một nhiệm kỳ, trong một đời Tổng thống hay thậm chí trong một đời người”.
Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến mà hãng tin AP và tổ chức GfK phối hợp tiến hành trong tháng 7, hiện chỉ có 19% số người Mỹ cho rằng nước Mỹ đang đi đúng hướng. Đây có thể là một sự sụt giảm đáng kể so với con số 39% cách đây 1 năm rưỡi. Điều này đồng nghĩa với việc gần như cứ 5 cử tri thì có tới 4 người cảm thấy nước Mỹ đang đi sai đường, so với tỷ lệ 3/5 người hồi đầu năm 2015.
Dù muốn hay không, rõ ràng di sản của ông Obama giờ là của bà Clinton. Từng là cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới thời ông Obama, bà Clinton đã có phần đóng góp vào những thành tựu và phần lớn chính sách của ông. Và di sản của bà cũng là của ông Obama. Nếu bà Clinton thua và ông Trump hiện thực hóa các cam kết của mình, đa phần những gì ông Obama đã làm được khi là Tổng thống có thể sẽ tan biến.
Chỉ còn vài tháng trước khi rời nhiệm sở, ông Obama hiện đang tổng kết lại kết quả mà đảng Dân chủ làm được sau hai nhiệm kỳ cầm quyền. Đảng của ông đang ở vị thế tốt hơn bao giờ hết để thu hút các cử tri trong các cộng đồng thiểu số và phụ nữ, những người có vai trò ngày càng lớn trong các cuộc bầu cử Mỹ, một lợi thế mà đảng Dân chủ đang tận dụng với việc đề cao những thành viên đảng Dân chủ là người da màu, người nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phụ nữ và người đồng tính tại Đại hội.
Trong khi đó, quan điểm của đảng Dân chủ có vẻ như vẫn chưa đủ sức thuyết phục đối với các cử tri da trắng, những người chiếm tỷ lệ 1/3 trong các cuộc bầu cử tổng thống, và điều này - theo các cuộc thăm dò dư luận - thậm chí còn càng trở nên sâu sắc hơn trong nhiệm kỳ của ông Obama. Tuần này, Phó Tổng thống Joe Biden đã phát biểu rằng các đảng viên đảng Dân chủ đã làm những việc đúng đắn song vẫn chưa xứng đáng để “đại diện cho các cử tri này”.
Trong nhiều năm, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đều biết rằng, ông Obama đôi khi lơ là công tác xây dựng đảng và duy trì sức mạnh của đảng Dân chủ cho các cuộc bầu cử tới. Sự đóng góp có thể là đáng kể nhất của ông Obama cho đảng Dân chủ là uy tín của ông. Đảng Dân chủ hy vọng rằng sự luyến tiếc đối với ông Obama sẽ khích lệ tinh thần của các cử tri trong 3 tháng tới khi ông Obama có mặt trong phần lớn chiến dịch vận động cho bà Clinton và kêu gọi các đảng viên đảng Dân chủ ở khắp nước Mỹ.
Tim Kaine chính thức được đề cử làm ứng viên Phó Tổng thống Mỹ Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, đang diễn ra tại thành phố Philadelphia, ngày 27/7 đã chính thức đề cử ông Tim Kaine ... |
Thăm dò bầu cử Mỹ: Donald Trump lần đầu dẫn trước Hillary Kết quả thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos công bố ngày 26/7 cho thấy, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump dẫn trước ... |
Bầu cử Mỹ 2016: Khai mạc Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa Chiều 18/7 (giờ địa phương tức sáng nay giờ Việt Nam), Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa đã chính thức khai mạc tại nhà ... |