Liệu Hiệp ước New START có giống như số phận INF?

Quang Đào
TGVN. Sau khi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) chính thức sụp đổ vào đầu tháng Tám vừa qua, thế giới lại dõi theo số phận của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) khi nó hết hiệu lực vào tháng 2/2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lieu hiep uoc new start co giong nhu so phan inf 'Hiệp ước START mới nhiều khả năng sẽ không được gia hạn'
lieu hiep uoc new start co giong nhu so phan inf Nếu Tổng thống Trump nêu điều kiện để gia hạn New START nó có thể là một liều thuốc độc gian xảo
lieu hiep uoc new start co giong nhu so phan inf
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký Hiệp ước New START tại Prague ngày 8/4/2010. (Nguồn: AP)

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc chấm dứt Hiệp ước INF và sắp tới nếu New START cũng không được gia hạn, khả năng cao một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới sẽ được kích hoạt. Đây sẽ là lần đầu tiên hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới không có một bản hiệp ước nào ngăn cản phát triển các loại vũ khí hạt nhân kể từ năm 1972.

New START là gì?

Hiệp ước New START được ký kết vào tháng 4/2010 tại Prague (Czech) và là kết quả của cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Sau khi được thông qua, Hiệp ước chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2011.

Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để sau 7 năm và trong tương lai tổng số vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã được triển khai và chưa triển khai.

Quan trọng hơn, mỗi bên cho phép bên còn lại tiến hành thanh tra tại hiện trường để các bên có được sự tin tưởng cao về việc các điều khoản của Hiệp ước được tuân thủ. Hai nước cũng tổ chức các cuộc họp thường xuyên trong khuôn khổ Ủy ban Tham vấn song phương để giải quyết những bất đồng hoặc những nghi vấn về việc triển khai hoặc thủ tục triển khai.

Theo các chuyên gia, điều này giúp New START có tính thực tiễn hơn hẳn so với INF khi cả hai bên đều có thể xác minh được quá trình dỡ bỏ vũ khí diễn ra như thế nào. Đồng thời, giúp hai bên có thể thu thập được thêm thông tin về tình hình kho vũ khí lẫn nhau mà không thông qua các phương pháp thu thập và đánh giá thông tin tình báo truyền thống.

Có bao nhiêu Hiệp ước START?

New START thay thế cho Hiệp ước START I được ký kết vào năm 1991 và Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược (SORT) hay còn gọi là Hiệp ước Moscow được ký vào ngày 24/5/2002. Tuy vậy, New START thực chất là hiệp ước mang tên START thứ 4 xuất hiện trong lịch sử quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Tổng thống Trump nhiều lần ám chỉ rằng ông muốn thay thế New START bằng một hiệp ước vũ khí hạt nhân ba chiều sẽ bao gồm Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia nghi ngờ về khả năng Bắc Kinh sẽ đồng ý đàm phán một thỏa thuận như vậy vì nước này có kho vũ khí hạt nhân nhỏ hơn nhiều so với Washington hoặc Moscow.

Hiệp ước START (được đổi tên thành START I sau khi Mỹ và Nga thực hiện các cuộc đàm phán hiệp ước START thứ hai) được ký vào ngày 31/7/1991 bởi Tổng thống Mỹ George H. W. Bush và Tổng thống Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev và chính thức có hiệu lực vào ngày 5/12/1994. Có hiệu lực kéo dài 15 năm, Hiệp ước quy định hai bên giảm số lượng đầu đạn hạt nhân ở mức 6.000 đơn vị và giảm số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và máy bay ném bom xuống con số 1.600.

Được Tổng thống Ronald Reagan giới thiệu tại Mỹ vào ngày 9/5/1982 và đề xuất tại Geneva (Thụy Sỹ) vào ngày 29/6/1982, START I được coi là hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử. Tuy vậy, nó đã giúp loại bỏ khoảng 80% các loại vũ khí hạt nhân tồn tại trên thế giới lúc bấy giờ.

Sau khi Liên Xô tan rã, Moscow và Washington cũng đã tiến hành đàm phán để ký kết Hiệp ước START II nhằm cấm sử dụng tên lửa đa đầu đạn phân hướng (MIRV) và ICBM. START II đã được hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga thời đó là Tổng thống Bush và người đồng cấp Nga Boris Yeltsin ký kết vào ngày 3/1/1993. Mặc cho đàm phán và ký kết thành công, nhưng START II lại không được đưa vào thực tiễn. Theo Moscow, START II chỉ có quyền tồn tại trong điều kiện gìn giữ Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM). Nhưng sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước ABM vào năm 2001, START II đã chính thức bị khai tử.

Thay vào đó, năm 2002, các bên ký Hiệp ước SORT có hiệu lực từ ngày 1/6/2003. Theo đó, cả Mỹ và Nga phải hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân đang trong trạng thái trực chiến còn 2.200 đơn vị.

Vào năm 1997, tại Helsinki (Phần Lan), Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã gặp nhau và thống nhất về cơ bản khung ban đầu của Hiệp ước START III nhằm giảm mạnh các kho vũ khí hạt nhân đã được triển khai của cả Mỹ và Nga, tiếp nối thành công của đàm phán START I và START II. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị phá vỡ bởi nhiều lý do khác nhau và hiệp ước không bao giờ được ký kết.

Quan điểm của Mỹ và Nga về New START

Theo Foreign Policy, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần úp mở về khả năng gia hạn New START. Nhưng tình hình trong chính quyền của ông thì khác, nhiều người liên tục phản đối việc kéo dài hiệp ước này với Nga. Điển hình là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khi ông cho rằng START chưa được hoàn thiện, không bao gồm các vũ khí hạt nhân chiến lược tầm ngắn hay hệ thống phóng mới của Nga.

Theo báo cáo năm 2019 của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI), Mỹ hiện tại có 6.185 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1.750 đầu đạn đang được triển khai, số còn lại hoặc cất trong kho, hoặc chờ tháo dỡ, tiêu hủy. Trong khi đó, Nga có tổng cộng 6.500 đầu đạn và 1.600 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai.

Nhiều chuyên gia vũ khí của Mỹ cũng có quan điểm giống với ông Bolton, cho rằng công nghệ phát triển vũ khí thời nay đã hoàn toàn vượt trội. Ví dụ, Nga có thể đang phát triển tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu ngầm không người lái có khả năng mang vũ khí hạt nhân, xây dựng các hệ thống tên lửa chiến lược mới mà START không thể nào bao hàm được hết.

Bất chấp sự hoài nghi của ông Bolton, vào tháng Bảy vừa qua, chính quyền Trump đã phái các nhà ngoại giao tới Geneva để tiến hành các cuộc đàm phán với các đội tác Nga về khả năng gia hạn New START.

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng Moscow muốn gia hạn hiệp ước với Washington và cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang mới. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg, Nga hôm 6/6/2019, Tổng thống Nga đã bày tỏ lấy làm tiếc khi Mỹ “không tiến hành bất cứ cuộc đàm phán chính thức nào” liên quan việc gia hạn thỏa thuận này, dù Nga đã nói hàng trăm lần rằng Nga đã sẵn sàng cho việc gia hạn. Nếu không có gì thay đổi và Mỹ không thể hiện nước này muốn gia hạn New START, Nga sẽ chấm dứt Hiệp ước vào năm 2022.

Tuy vậy, cả ông Trump lẫn ông Putin đều chia sẻ quan điểm rằng New START cần phải được mở rộng, hoặc thay thế hoàn toàn bằng một hiệp ước mới bao gồm tất cả các quốc gia, kể cả các nước được công nhận chính thức và không được công nhận chính thức là quốc gia hạt nhân. Vì nếu chỉ có các quốc gia chính thức được công nhận là quốc gia hạt nhân tham gia trong khi những quốc gia không được công nhận vẫn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, tiến trình thực thi hiệp ước sẽ dừng lại, dù đã có thỏa thuận giữa các quốc gia được công nhận chính thức là quốc gia hạt nhân.

New START có thể được coi là nhân tố giúp quản lý căng thẳng Mỹ-Nga trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân, và kiến tạo hy vọng cho mối quan hệ tương lai giữa hai bên. Bằng việc ngăn chặn tình trạng cạnh tranh hạt nhân giữa hai nước, và tạo ra tính minh bạch chưa có tiền lệ, quyền tiếp cận xác minh và thông tin về quy mô, kích thước và việc triển khai các lực lượng hạt nhân tấn công chiến lược, Hiệp ước này đã đảm bảo khả năng dự đoán và tính chuyên nghiệp, dù không nhiều, trong mối quan hệ giữa hai nước. Đáng tiếc là New START sẽ hết hạn vào năm 2021 nếu Tổng thống của hai nước không muốn gia hạn Hiệp ước thêm 5 năm.

lieu hiep uoc new start co giong nhu so phan inf

Nga sẽ thảo luận với Mỹ về START mới trong đối thoại chiến lược

Ngày 7/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, ông dự định sẽ thảo luận chủ đề Hiệp ước cắt giảm vũ khí ...

lieu hiep uoc new start co giong nhu so phan inf

Nga ưu tiên việc gia hạn START trong hợp tác với Mỹ

Theo hãng tin Sputnik ngày 5/5, Nga tin rằng việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START) nên được ưu ...

lieu hiep uoc new start co giong nhu so phan inf

Mỹ muốn Hiệp ước START mới cần có cả Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 10/4 tuyên bố, Trung Quốc nên tham gia Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) ...

Đọc thêm

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Kết quả bầu cử cho thấy nước Nga sẽ không có xáo trộn lớn về mặt chính sách, đường hướng phát triển đất nước Nga trong thời gian tới.
Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu là gì nhé!
Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật ...
Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20h30-21h30, thứ Bảy, ngày 23/3.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá iPhone 14 Pro và  iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá bán của bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động