TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại vụ địa phương ngày càng phát triển toàn diện | |
Ngoại giao đổi mới tư duy toàn diện, phục vụ phát triển |
Thứ trưởng Lê Hoài Trung trao Bằng khen Bộ trưởng cho các cá nhân:
- Bà Lê Thị Tân Tiến, Quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bà Phạm Thị Anh Thư, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước.
- Bà Nguyễn Phương Lan, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai.
- Ông Nguyễn Hữu Xuân, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Tháp.
- Bà Lý Thị Lan, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang.
- Ông Hồ Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Tĩnh.
- Bà Lý Thị Tuyến, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lai Châu.
- Ông Đinh Thọ Phúc, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh.
- Ông Trang Văn Lý, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh.
- Ông Nguyễn Đình Việt, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên.
- Ông Vũ Đăng Định, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hà Nội.
- Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương.
- Bà Trịnh Tuyết Mai, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn.
- Bà Đoàn Thị Hằng, Chánh Văn phòng Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn.
- Bà Võ Thị Như Hiền, Chánh Văn phòng Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định.
- Bà Bùi Thúy Nga, Trưởng phòng Lãnh sự, Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai.
- Ông Phạm Đức Phú, Trưởng phòng Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình.
- Ông Nguyễn Văn Dứt, Phó Trưởng phòng Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh Trà Vinh.
- Bà Đặng Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Lãnh sự - Việt Kiều, Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên.
- Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng Phòng Lãnh sự - Lễ tân, Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ.
Danh sách các Sở Ngoại vụ nhận cờ Thi đua:
- Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn
- Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hà Nội
- Sở Ngoại vụ tỉnh Tuyên Quang
- Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa
- Sở Ngoại vụ Thành phố Đà Nẵng
- Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam
- Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định
- Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang
- Sở Ngoại vụ tỉnh Long An
Danh sách các Lãnh đạo địa phương và Giám đốc Sở Ngoại vụ nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam".
- Ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
- Ông Nguyễn Văn Trăm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.
- Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
- Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
- Ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
- Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
- Ông Nguyễn Đức Chính, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.
- Ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Bà Lê Thị Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Nam.
- Ông Hoàng Nam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Ngoại vụ Quảng Trị.
16h50: Ông Ngô Hướng Nam - Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng và Truyền thống Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) đọc quyết định và danh sách khen thưởng các cá nhân, tập thể.
16h45: Hội nghị bước vào phiên thứ 3: "Khen thưởng cho các địa phương và CQĐD có thành tích trong công tác đối ngoại địa phương".
Thứ trương Lê Hoài Trung phát biểu kết luận Hội nghị. |
16h25: Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đánh giá rất cao những ý kiến đóng góp của các vị Lãnh đạo tỉnh, thành phố tham dự sự kiện. Thứ trưởng cho biết, trong suốt một ngày trao đổi, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã có dịp lắng nghe ý kiến từ các vùng miền của cả nước, cơ quan đại diện từ nhiều châu lục khác nhau… cùng đóng góp vào quá trình hội nhập phát triển của đất nước. Từ những ý kiến này, Bộ Ngoại giao sẽ đánh giá lại những mặt đã và chưa làm được để hỗ trợ công tác đối ngoại địa phương.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Ngoại vụ đã tham mưu cho Lãnh đạo địa phương và phối hợp với Bộ Ngoại giao để tổ chức thành công Hội nghị ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18.
16h15: Ông Phạm Vinh Quang, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội cho biết: “Thời gian qua, Sở đã nhận được sự tăng cường phối hợp chia sẻ thông tin giữa Bộ Ngoại giao với các địa phương và tiếp tục duy trì sự chia sẻ này".
Trong công tác triển khai hoạt động đối ngoại, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã có sự phối hợp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, trong đó có Thông tư 02 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đây là chủ trương chung, nhưng khi mô hình triển khai ở Hà Nội cũng có gặp một số khó khăn.
Bên cạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật, rất mong việc thể chế hóa hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và các địa phương hiệu quả hơn, để địa phương thực sự trở thành cánh tay nối dài của Bộ Ngoại giao.
16h00: Ông Tống Quang Thìn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ hồ sơ di sản của Tỉnh, đặc biệt là hai di sản là cố đô Hoa Lư và danh thắng Tràng An.
Ông Thìn đã điểm lại những công việc trong quá trình công nhận hồ sơ di sản như khảo sát ban đầu, lấy ý kiến của giới chuyên gia, xuất bản các công trình khoa học, phối hợp cùng các ban, ngành trình hồ sơ lên Ủy ban UNESCO quốc tế… Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn các di sản, cũng như sự cần thiết của chương trình phát triển tổng thể di sản.
15h50: Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng chia sẻ, tỉnh Thái Nguyên đã duy trì quan hệ tốt với nhiều cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)...
Thông qua các cuộc thăm viếng, làm việc, Thái Nguyên đã vận động các cơ quan, tổ chức nêu trên ủng hộ Tỉnh trong việc tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện điều kiện môi trường sống, trùng tu và bảo tồn di sản văn hóa…
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng hơn 30 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến hợp tác hoạt động viện trợ, trong đó khoảng 51% tổ chức có chương trình dự án dài hạn. Mỗi năm, tỉnh Thái Nguyên vận động từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ các chương trình, dự án với tổng số vốn ước đạt khoảng 5 triệu USD.
15h40: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cho biết: Cà Mau là tỉnh có địa bàn rộng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, có vị trí rất quan trọng về an ninh - quốc phòng của vùng đồng bằng sông Cửu Long cả trên đất liền và trên biển. Tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, phá triển du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và nông - lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm, điện gió, cảng biển.
Trong những năm gần đây, tuy mới thành lập nhưng Sở Ngoại vụ tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều hoạt động đối ngoại trên địa bàn Tỉnh như tổ chức quản lý các đoàn ra/vào, tổ chức các hội thảo quốc tế, thực hiện công tác lãnh sự và bảo hộ công dân với nhiều thành tựu… Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Cà Mau với các địa phương của các nước láng giềng tiếp tục được củng cố và tăng cường.
15h20: Chia sẻ về kinh nghiệm thu hút nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Thị Tân Tiến cho biết:
"Ngay từ những năm 2000, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Phòng đón tiếp người Việt Nam ở nước ngoài và thiết lập trang thông tin điện tử để quảng bá về đất nước con người Việt Nam nói chung cũng như về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Đây là kênh liên lạc, trao đổi, kết nối với 18.000 kiều bào của tỉnh đang định cư ở 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới".
Bên cạnh đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhanh chóng triển khai hình thức "Hướng về cơ sở" trong công tác vận động kiều bào và thân nhân kiều bào; song hành với việc thực thi giải pháp tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại phục vụ đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân kiều bào.
15h10: Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã chia sẻ về vấn đề văn hóa đối ngoại, thông tin báo chí tại Hội nghị.
Ông cho biết, với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố hiện đại, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư, khách du lịch nước ngoài, Đà Nẵng rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Ngoại giao trong công tác đối ngoại của địa phương nói chung, trong công tác thông tin đối ngoại nói riêng, đặc biệt trong việc quảng bá hình ảnh thành phố thông qua kênh phóng viên nước ngoài.
"Đề nghị Bộ Ngoại giao giới thiệu và tư vấn cho thành phố mời các hãng thông tấn và những phóng viên nước ngoài có uy tín vào Đà Nẵng để đưa tin, bài, phóng sự về thành phố. Thường xuyên duy trì kênh liên lạc và cung cấp có hiệu quả các thông tin chính thức và có định hướng cho phóng viên nước ngoài để công tác thông tin đối ngoại của thành phố đạt hiệu quả cao", ông Minh phát biểu.
Ông Lê Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ với phóng viên báo Thế giới và Việt Nam: “Hội nghị Ngoại giao và Hội nghị Ngoại vụ lần này có nội dung rất thiết thực, đặc biệt là nội dung về hội nhập và phát triển. Đối với các địa phương thì bên cạnh các hoạt động chức năng, nghiệp vụ, còn có mảng công tác hội nhập để phát triển kinh tế. Phát biểu của các địa phương, các trưởng cơ quan đại diện tại Hội nghị đã góp phần giúp các địa phương làm rõ hơn nội dung này, đặc biệt là nội dung về kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan ngoại vụ địa phương được bàn thảo trong chiều 21/8. Với Bình Thuận, thời gian qua, chúng tôi vẫn nỗ lực tranh thủ thu hút nguồn vốn hợp tác ODA, FDI, các tổ chức phi chính phủ… Là một tỉnh phải đối mặt với tình trạng khô hạn thường xuyên, tỉnh cũng mong muốn phát triển hợp tác quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng, hay hợp tác trong các lĩnh vực thủy lợi, giao thông, y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo. Tỉnh cũng đang tiếp xúc với các nhà đầu tư thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Vừa rồi, chúng tôi đã làm việc với Đại sứ quán Anh và Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội …”. |
15h05: Với chủ đề Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương, phục vụ phát triển và hội nhập, Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao cho biết: Trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Thừa Thiên Huế đã luôn chú trọng hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm điều hành, quản lý các dự án quốc tế. Thừa Thiên Huế đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với gần 30 quốc gia, tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên toàn thế giới trong lĩnh vực hợp tác bảo tồn và phát huy di sản, với tổng số tiền tài trợ hơn 8 triệu USD.
Qua đó, đã thúc đẩy công tác đối ngoại văn hóa, thông tin tuyên truyền , quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Việt Nam đến với du khách và bạn bè năm châu, nhằm tăng cường và mở rộng mối quan hệ, hợp tác trên nhiều lĩnh vực và tranh thủ kêu gọi đầu tư, tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.
15h00: Theo Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Phạm Cao Phong, Malaysia đang có khoảng 70.000 công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, việc bảo hộ công dân của Đại sứ quán cũng tồn tại nhiều khó khăn do: công dân lưu trú và làm việc bất hợp pháp tại Malaysia, nạn buôn bán người xuyên biên giới…
Trong bối cảnh đó, bên cạnh vai trò bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, các địa phương trong nước cần tăng cường nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ pháp luật nước bạn, góp phần củng cố quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Phạm Cao Phong. |
14h45: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc phát biểu tại Hội nghị, trong đó nhấn mạnh vấn đề di dân Việt kiều Campuchia.
Ông Ngọc cho biết, với đặc thù nằm trên tuyến đường thuận tiện qua lại giữa các tỉnh Việt Nam – Campuchia, tỉnh Tây Ninh còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng di dân Việt kiều Campuchia tự do trở về. Tính đến tháng 6/2016, có 1.169 hộ với 5.959 nhân khẩu Việt kiều Campuchia trở về sống tại Tỉnh. Trong đó, chỉ có 22/5959 nhân khẩu di dân tự do có đầy đủ giấy tờ.
Những Việt kiều không có giấy tờ tùy thân khiến Tỉnh rất khó thực hiện công tác xác định quốc tịch, đăng ký hộ khẩu tạm trú. Phần lớn các bà con di dân đều có hoàn cảnh khó khăn, do đó tỉnh Tây Ninh rất mong các Bộ, ban, ngành có những hình thức hỗ trợ tài chính, pháp lý cần thiết để bà con yên tâm làm ăn sinh sống.
14h25: Phó Chủ tịch UBND Hà Giang Nguyễn Minh Tiến trao đổi về công tác quản lý biên giới và phát triển kinh tế biên giới. Ông Tiến đề nghị Chính phủ hỗ trợ tỉnh Hà Giang triển khai thực hiện tốt hơn nữa “Thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới giữa UBND tỉnh Hà Giang và châu Văn Sơn (Trung Quốc)”.
Phó Chủ tịch UBND Hà Giang cũng kiến nghị đưa vấn đề quản lý lao động phổ thông khu vực biên giới vào chương trình nghị sự của Hội nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc để từ đó Chính phủ hai bên có chỉ đạo thống nhất cho các địa phương biên giới triển khai nội dung này.
14h15: Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: Về cơ bản, tình hình ổn định biên giới giữa tỉnh Long An với hai tỉnh Svay Riêng và Prey Veng trong thời gian qua luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó, an ninh, trật tự, an toàn tại biên giới được giữ vững và phát triển hợp tác theo phương châm mà lãnh đạo và Nhà nước hai bên đề ra “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hơp tác cùng phát triển.
Tuy nhiên, biên giới Long An và các địa phương Campuchia còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp như công tác phân giới cắm mốc chưa hoàn thành, đường biên giới phần lớn đi theo bờ ruộng. Thực tế đó có thể dẫn đến việc xâm canh, xâm cư của nhân dân hai bên, tạo ra yếu tố phức tạp.
14h10: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng chia sẻ về Công tác quản lý biên giới và phát triển khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới với Trung Quốc. Trong thời gian quan, Lạng Sơn đã xác định công tác đối ngoại, ngoại giao hết sức quan trọng đối với phát triển địa phương cũng như quản lý biên giới trên đất liền. Hiện nay, Tỉnh đã có 3 huyện, thành phố và 5 cụm dân cư đã tổ chức kết nghĩa, góp phần tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, củng cố và phát triển tình đoàn kết truyền thống vốn có giữa nhân dân hai bên biên giới Việt - Trung.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tỉnh Lạng Sơn đã các định quy hoạch xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Đồng Đăng trở thành Khu chức năng thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Tỉnh cũng đẩy mạnh tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cử khẩu, khu kinh tế cửa khẩu cũng như những dự án quan trọng khác. Tỉnh đang tiến hành phối hợp với phía bạn cùng nghiên cứu, xúc tiến triển khai thí điểm mô hình thông quan mới "một cửa khẩu, một điểm dừng" tại cửa khẩu quốc tế Hữu nghị.
Trả lời phỏng vấn báo Thế giới Việt Nam trước thềm phiên thảo luận thứ 2, Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan Đoàn Thị Xuân Hiền cho biết: “Chúng tôi vẫn đang suy nghĩ cách làm để hỗ trợ tốt hơn nữa cho các địa phương của Việt Nam kết nối với các địa phương, doanh nghiệp Kazakhstan. Hiện tại, đã có Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có kết nghĩa với Thủ đô Astana và Anatui. Những năm vừa qua, mối quan hệ này đã có sự thúc đẩy hai chiều nhưng chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng. Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ này.
Ngoài hai thành phố trên, còn rất nhiều tỉnh, thành phố khác của Việt Nam cũng có những mối quan hệ riêng, đặc biệt là quan hệ kinh tế với Kazakhstan. Chúng tôi đang tích cực kết nối các doanh nghiệp hai nước. Ngay trong tuần này, sẽ có một số doanh nghiệp Kazakhstan bay sang Việt Nam để tranh thủ cơ hội Đại sứ về nước nhằm kết nối trực tiếp với doanh nghiệp và địa phương Việt Nam. Tôi rất mong muốn trong nhiệm kỳ của mình sẽ phát triển được quan hệ về nhiều mặt, đặc biệt nhất là quan hệ kinh tế giữa hai nước và triển khai có hiệu quả hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu. |
14h00: Các đại biểu trở lại Hội trường, tiếp tục phiên thảo luận thứ 2.
11h25: Các đại biểu nghỉ trưa.
Phiên làm việc buổi chiều về "Công tác chuyên môn và kiện toàn bộ máy cơ quan ngoại vụ địa phương" và "Khen thưởng các địa phương và CQĐD có thành tích trong công tác đối ngoại địa phương" sẽ bắt đầu vào lúc 13h45.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ, từ năm 1973, Pháp luôn là đối tác quan trọng nhất ở châu Âu của Việt Nam với kim ngạch song phương hơn 4 tỷ USD. Pháp hiện vẫn là quốc gia viện trợ phát triển hàng đầu của Việt Nam.
Với nền kinh tế GDP 2000 tỷ USD, đứng thứ 6 thế giới, cùng với đó là quan hệ Việt Nam – Pháp đang trên đà phát triển tốt. Công tác xúc tiến thương mại, cũng như tiềm năng du lịch giữa hai nước ngày càng được đẩy mạnh. Cùng với đó, Pháp có đặc thù hợp tác phi tập trung phát triển với gần 30 địa phương Pháp có hợp tác cụ thể với Việt Nam. Đây cũng là thời điểm thích hợp để hợp tác chuyển giao khoa học kỹ thuật Việt Nam – Pháp khi quốc gia này sẽ đẩy mạnh chống biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo trong 5 năm tới.
Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi khẳng định, hoạt động giữa các địa phương của Việt Nam với địa phương các nước là một phần rất quan trọng của hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và Trung Quốc nói riêng. Có thể nói từ khi hai nước bình thường quan hệ (năm 1991) đến nay thì hoạt động của các địa phương của Việt Nam, đặc biệt là 7 tỉnh biên giới phía Bắc và một số địa phương của Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương với các địa phương Trung Quốc phát triển hết sức mạnh mẽ. Sự hợp tác này góp phần tăng cường hơn nữa hợp tác qua lại, trao đổi giữa hai bên không chỉ về thương mại mà còn về đầu tư, về giao lưu nhân dân và đào tạo cán bộ.
Hiện giữa Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều cơ chế hợp tác giữa các địa phương. Thứ nhất là cơ chế hợp tác giữa 7 tỉnh biên giới của Việt Nam với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, Trung Quốc. Ngoài ra, hợp tác trong khuôn khổ Hàng lang kinh tế giữa Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng… với các địa phương Trung Quốc đã phát huy rất tốt vai trò của mình. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao còn chủ trì cơ chế hợp tác riêng của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với một số địa phương của Việt Nam. Cơ chế này do một Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách và hoạt động rất hiệu quả. Bên cạnh đó là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương rất chủ động và tích cực trong hợp tác giữa hai bên… |
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Israel Cao Trần Quốc Hải cho biết: "Israel là một quốc gia có diện tích nhỏ, nhưng có nền công nghệ phát triển, đặc biệt về lĩnh vực nông nghiệp. Ông Hải cho biết, Israel có nhiều giải pháp canh tác, chăn nuôi, phát triển công nghệ tưới tiêu, trồng rau củ quả trong nhà lưới, nhà kính".
Đại sứ Việt Nam tại Israel Cao Trần Quốc Hải. |
Trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel xúc tiến cho các địa phương như An Giang, Cần Thơ sang Israel tham quan, tiếp thu công nghệ nông nghiệp. Bên cạnh nông nghiệp, Israel có nhiều tiềm năng phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế, cụ thể là các loại máy móc y tế và dược phẩm.
Trưởng văn phòng đại diện văn hóa - kinh tế Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) Trần Duy Hải cho biết: Đài Loan hiện là một trong những vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp hàng đầu vào Việt Nam – khoảng 32 tỷ USD. Bên cạnh đó, giữa hai nền kinh tế Việt – Đài có nhiều điểm tương đồng, nhất là việc doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh. Đặc biệt, Đài Loan phát triển công nghệ cao như năng lượng Mặt trời, năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới (chỉ sau Nhật Bản, Israel) với giá thành rẻ hơn.
Chính quyền Đài Loan công khai thúc đẩy chính sách đối ngoại với các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Về chính sách kinh tế, quan điểm của Đài Loan (Trung Quốc) là phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, giúp nhiều địa phương giảm bớt lo ngại đối với nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) sau sự kiện Formosa.
Về các lĩnh vực tiềm năng trong hợp tác với các địa phương giữa Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại UAE Phạm Bình Đàm cho biết, quốc gia này có 3 tiềm năng chính là nông nghiệp, đầu tư và du lịch.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực Trung Đông có 400 triệu dân nhưng họ lại không tự sản xuất được lương thực. Hiện tại, đã có 21 chuyến bay chở rau quả tươi của Việt Nam đến UAE mỗi tuần. Chúng tôi cũng đã thuyết phục hãng hàng không Emirates giảm giá vận chuyển rau quả Việt Nam. Hiện tại, rau quả Việt Nam đang được bán rất tốt tại địa bàn này. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn đề nghị lãnh đạo các tỉnh miền Tây tăng cường phối hợp để xuất khẩu rau quả đến địa bàn này nhiều hơn nữa.
Đại sứ Việt Nam tại UAE Phạm Bình Đàm. |
Đề xuất mong muốn với lãnh đạo các tỉnh thành, Đại sứ Phạm Bình Đàm chia sẻ: “Đại sứ quán rất mong muốn nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các tỉnh. Không chỉ đơn thuần đề nghị kết nối doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư, Đại sứ quán cũng sẵn sàng tư vấn, thẩm định đối tác hợp tác với các tỉnh. Bên cạnh đó, tôi cũng rất mong muốn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong việc quảng bá nét đẹp của Việt Nam, nhằm khai thác “mỏ du khách” UAE".
Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Nguyễn Thanh Sơn. |
10h55: Đại sứ Việt Nam tại LB Nga chia sẻ, Ngoại vụ địa phương đóng góp về mặt kinh tế rất lớn. Trong thời gian qua, các địa phương bắt đầu chú ý đến thị trường Nga. Sự vươn lên của Nga trong thời gian qua chứng tỏ chính trị - kinh tế Nga rất ổn định và việc khai thác thị trường này là đúng đắn. Trong năm 2015, đã có nhiều địa phương trực tiếp sang Nga tham gia hội chợ xúc tiến thương mại như Lâm Đồng, Bạc Liêu...
Theo Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn, đội ngũ làm công tác ngoại vụ địa phương cần nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt, cán bộ ngoại vụ cần tăng cường khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo địa phương.
10h45: Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Vũ Đại Thắng bày tỏ sự đồng tình và tâm huyết với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Bình Minh, rằng các địa phương cần đổi mới tư duy, chủ động hơn nữa trong việc hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế. Ông kỳ vọng, sau Hội nghị Ngoại vụ lần này, công tác ngoại vụ sẽ có những tiến bộ mạnh mẽ.
Theo ông Vũ Đại Thắng, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Hà Nam luôn thuộc nhóm các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu đất nước. Trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hà Nam đạt khoảng 700 triệu USD. Hiện tổng số dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh là 180 dự án, với tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD.
Bên cạnh đó, tỉnh Hà Nam cũng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, cụ thể hóa ở 10 cam kết với nhà đầu tư: Cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp; Đảm bảo hệ thống cấp nước sạch và xử lý nước thải cho các doanh nghiệp; Cấp đất làm nhà ở cho công nhân; Thủ tục hải quan thuận lợi; Giảm tối đa thời gian của các nhà đầu tư; Đáp ứng đủ lao động có chất lượng phù hợp cho các nhà đầu tư; Đảm bảo thủ tục và đáp ứng cho việc chuyển đổi phương án sản xuất và nhà đầu tư phụ trợ đi cùng; Không có đình công và bãi công; Đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài doanh nghiệp; Thành lập đường dây nóng của Chủ tịch UBND tỉnh và giải quyết trực tiếp, tức thì các thông tin từ các nhà đầu tư.
Chia sẻ với phóng viên báo Thế giới & Việt Nam về kỳ vọng khi đến dự Hội nghị, bà Lê Thị Tân Tiến, quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ Bà Rịa – Vũng Tàu nói: “Tôi rất mong muốn có một hệ thống các Sở ngoại vụ thống nhất trên cả nước để từ đó các chủ trương, điều hành, cũng như chế tài được xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Tôi cũng mong muốn việc hợp tác quốc tế tại địa phương có hiệu quả hơn."
Những năm qua, việc ký kết các văn bản hợp tác phát triển rất mạnh, nhưng qua nghe qua báo cáo thì hiệu quả hợp tác chưa được thực chất. Hiện hợp tác chỉ dừng ở ký kết và trao đổi đoàn, nhưng mang lại lợi ích thực sự, kết quả hữu hình thì chưa có. Thời điểm này, tôi rất mừng là Bộ Ngoại giao đã thành lập Cục Ngoại vụ địa phương để tăng cường kết nối các địa phương. Ngay từ khi ra đời, Cục Ngoại vụ đã tích cực phối hợp với các cơ quan ngoại vụ địa phương để hoàn thiện văn bản pháp lý ở lĩnh vực đối ngoại, giúp hoàn chỉnh về tổ chức cho các cơ quan ngoại vụ. Tôi cũng mong muốn Cục sẽ tiếp tục là đầu mối chuyển thông tin về đầu tư hoặc đầu mối giúp chúng tôi hoàn thiện bộ máy nhân sự tại địa phương. Hiện phần lớn các nhân sự ngoại vụ ở địa phương không được đào tào chính thống về quan hệ quốc tế nên còn thiếu kiến thức đối ngoại cần thiết”. |
10h35: Tại Hội nghị, Giám đốc sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang Văn Công Đấu đã chia sẻ về Công tác đối ngoại phục vụ mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững tại tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, song song với việc triển khai các nhiệm vụ của kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Kiên Giang cũng đã tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này như: Hợp tác với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) thực hiện các dự án bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu; hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID), Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thực hiện các dự án tăng cường năng lực cho cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu…
Từ đó, đại diện tỉnh Kiên Giang kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức có liên quan: (i) Hỗ trợ nguồn lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu hướng đến phát triển bền vững, (ii) Hỗ trợ nguồn vốn hoàn chỉnh hệ thống đê và cống nhằm kiểm soát mặn và phục vụ sản xuất và sinh hoạt (iii) Nghiên cứu hỗ trợ giải quyết tiêu thụ và xuất khẩu các loại nông sản mới từ các mô hình sản xuất nông nghiệp chuyển đổi để thích ứng với biến đổi khí hậu.
10h25: Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính cho biết, trong 10 năm qua, Quảng Trị đã thu hút được các dự án phi chính phủ viện trợ không hoàn lại với số kinh phí cam kết lên tới 105 triệu USD.
Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị. |
Trong bối cảnh vận động, thu hút ODA và nguồn vốn ưu đãi từ các nhà tài trợ quốc tế ngày càng khó khăn, đặc biệt Quảng Trị là một tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn lực hạn chế thì tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ đã bổ sung một nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp quan trọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Nguồn vốn trên đã hỗ trợ địa phương tập trung hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội về y tế, văn hóa, giáo dục, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển giao kĩ thuật hiện đại, phương pháp tiếp cận và làm việc cho đội ngũ cán bộ địa phương tham gia dự án.
Quá trình hợp tác triển khai các chương trình, dự án phi chính phủ trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp Quảng Trị thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.
10h15: Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến đã trình bày về vấn đề phát triển năng lượng tái tạo của Tỉnh.
Trong thời gian qua, Bạc Liêu đã tích cực mời gọi nhiều nhà đầu tư. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Công ty TNHH Xây dựng - Thương Mại - Du lịch Công Lý đã đầu tư dự án Nhà máy điện gió tại khu vực bãi bồi ven biển của thành phố Bạc Liêu với quy mô công suất 99,2 MW, với tổng mức đầu tư 5.217 tỷ đồng. Nhà máy dự kiến sản xuất 320 triệu kwh/năm và hiện đã phát điện lên lưới điện gần 200 triệu kwh.
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ US-Exim và thiết bị được cung cấp bởi Tập đoàn General Electric của Mỹ. Đây là dự án điện gió có quy mô và công suất phát điện lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S bày tỏ mong muốn xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên ở Việt Nam tại Lâm Đồng. |
10h00: Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ kinh nghiệm về công tác ngoại giao phục vụ "thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao". Theo ông, công tác này tập trung vào ba điểm chính : (1) việc chuẩn bị hệ thống hạ tầng cơ sở (2) các chính sách khuyến khích đầu tư (3) công tác ngoại giao phục vụ kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tich UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị. |
Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút hơn 100 dự án, trong đó có 47 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư cam kết hơn 5,6 tỷ USD. Doanh thu xuất khẩu lũy kế đạt hơn 19,4 tỷ USD, đóng góp trên 90% doanh thu xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Thành phố.
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka Trần Đức Bình phát biểu tại Hội nghị. |
9h50: Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka Trần Đức Bình, công tác hỗ trợ địa phương thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt ở khu vực Osaka - Kansai còn nhiều hạn chế.
Về tổng quan, điều kiện và chất lượng một số cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động của nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu cao của nhà đầu tư Nhật Bản. Các cơ quan đại diện thiếu thông tin tổng thể và cập nhật về các chính sách, ưu tiên, thế mạnh về ngành nghề của địa phương dẫn đến hạn chế trong việc hỗ trợ quảng bá, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp Nhật Bản.
Khi triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, công tác chuẩn bị của các địa phương chưa nhiều, nội dung dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và nội dung trùng nhau, không nêu được thế mạnh, vô hình chung dẫn đến tình trạng cạnh tranh lẫn nhau. Việc triển khai các hoạt động dồn dập trong một thời gian nhất định như tháng 3, 4 hay tháng 10, 11 gây khó khăn cho Cơ quan đại diện trong việc thu xếp các hoạt động và tạo sự cạnh tranh trên thực tế giữa các địa phương trên cùng một địa bàn.
Trả lời phỏng vấn của báo Thế giới và Việt Nam bên lề Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn cho biết: "Trong thời gian qua, Đại sứ quán đã có sự phối hợp chặt chẽ các địa phương, doanh nghiệp nước sở tại nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, phía Đại sứ quán cũng đẩy mạnh việc hỗ trợ nhiều đoàn đại biểu lãnh đạo và doanh nghiệp địa phương Việt Nam – Indonesia tiếp xúc, giao lưu và xúc tiến đầu tư". Theo ông Hoàng Anh Tuấn, để đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến các địa phương hiệu quả; bản thân các địa phương cần chủ động gửi yêu cầu, dự kiến danh mục đầu tư, lĩnh vực đầu tư đến các cơ quan hữu quan, trong đó có Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, để các Bộ, ban, ngành có thể cân nhắc, tìm kiếm cơ hội xem doanh nghiệp nào, thị trường nào khả quan để tiến hành kết nối. Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho biết: "Hiện nay nguồn đầu tư từ Indonesia vào Việt Nam đang đạt khoảng 2 tỷ USD và dự báo triển vọng sẽ tăng thêm sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)". |
Toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18. Xem tại đây.
Sáng 21/8, trước Lễ Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
9h30: Theo ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, hoạt động đối ngoại của Hà Nội đang không ngừng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, khá toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo… Điều đó đã trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thành phố. Trong thời gian qua, công tác đối ngoại phục vụ phát triển của Hà Nội không ngừng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và các tập đoàn đa quốc gia, các chương trình hội nghị, hội thảo quốc tế về xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch tại Hà Nội, cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới…
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. |
Nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt động đối ngoại kinh tế, thành phố Hà Nội xác định cần đẩy mạnh một số giải pháp như: hướng trọng tâm vào việc mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các Thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế liên đô thị, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ; kết hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao phục vụ phát triển, tăng cường mở rộng quan hệ thương mại với các nước, thu hút FDI, tranh thủ viện trợ của các nước…
9h15: Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đôn Tuấn Phong phát biểu: “Đối ngoại nhân dân là bộ phận cấu thành quan trọng của mặt trận ngoại giao nước nhà, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam, phục vụ sự nghiệp các mạnh Việt Nam.
Công tác đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn nhân dân, mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân; hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước.
Trải qua gần 70 năm, Liên hiệp và các tổ chức thành viên đã có những đóng góp to lớn trong việc tập hợp và hình thành mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết, thúc đẩy việc mở rộng, đa dạng hóa quan hệ đối tác trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Liên hiệp có 113 tổ chức thành viên trong đó có 64 tổ chức ở Trung ương và 49 Liên hiệp đại phương. Liên hiệp đã thiết lập được mạng lưới đối tác quốc tế gồm hàng nghìn tổ chức và cá nhân tại các châu lục, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm. Liên hiệp đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân; công tác đền ơn đáp nghĩa với bạn bè quốc tế được đẩy mạnh...”.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đôn Tuấn Phong. |
9h00: Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Chánh văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Bùi Lê Thái cho biết: "Nhằm triển khai thực hiện đường lối đối ngoại do Đại hội XII đề ra, làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng trong thời gian tới, các địa phương trong cả nước cần tiếp tục quán triệt sâu rộng và triển khai quan hệ đối ngoại Đảng theo tinh thần kết luận 73 của Bộ Chính trị, đồng thời thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Các địa phương cần quan tâm, sớm bổ sung chức năng tham mưu về công tác đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân cho bộ phận phụ trách công tác đối ngoại của địa phương. Bên cạnh đó, những địa phương chưa có Sở Ngoại vụ cần sớm xây dựng lộ trình tiến tới thành lập Sở Ngoại vụ của địa phương mình để tạo điều kiện cho công tác đối ngoại được “cất cánh”, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập.
Ông Bùi Lê Thái - Chánh văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương. |
Ban Thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại của địa phương, trong đó có hoạt động đối ngoại Đảng và hướng dẫn, kiểm tra công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận, các đoàn thể, tổ chức nhân dân thuộc phạm vi phụ trách của tỉnh, thành phố.
Nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của việc cử các đoàn đi công tác nước ngoài của tỉnh ủy, thành ủy cũng như đón các đoàn nước ngoài là đối tác của tỉnh ủy, thành ủy vào thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nâng cao hơn nữa chất lượng và tính hiệu quả của các hoạt động hợp tác, kết nghĩa, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các Đảng bộ các địa phương với các đảng mà Việt Nam có quan hệ. Điều này chủ yếu liên quan tới các địa phương giáp biên giới với Lào, Campuchia và kết nghĩa với các địa phương của bạn".
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung điều hành Hội nghị. |
Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Hoàng Long báo cáo về công tác Đối ngoại địa phương. |
8h30: Báo cáo các đại biểu về công tác đối ngoại địa phương trong thời gian qua, Cục trưởng Cục Ngoại Vụ Nguyễn Hoàng Long cho biết: "Bộ Ngoại giao - với đầu mối là Cục Ngoại vụ, cùng hệ thống các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đã chủ động, tích cực đồng hành cùng các địa phương, bám sát và thực hiện tốt 5 định hướng hành động được thông qua tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 17, đó là: (i) Nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức và người dân địa phương về tầm quan trọng của công tác đối ngoại, hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là vai trò của công tác đối ngoại địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội"; (ii) Chủ động thiết lập, phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức quan hệ với các đối tác nước ngoài; xây dựng các chương trình ưu tiên về hợp tác quốc tế và lồng ghép trong tổng thể hội nhập quốc tế của địa phương; (iii) Phối hợp triển khai đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại trên địa bàn; tăng cường phối hợp trong thực hiện quy chế quản lý đthống nhất các hoạt động đối ngoại; (iv) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương; (v) Kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan ngoại vụ địa phương.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. |
8h20: "Hội nghị Ngoại vụ 18 chỉ diễn ra trong một ngày. Vì vậy, tôi đề nghị chúng ta cần thảo luận thực chất, hiệu quả, đánh giá thẳng thắn, khách quan về những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác đối ngoại tại địa phương hiện nay, đề ra các giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cơ chế phối hợp, gắn kết giữa Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương", Phó Thủ tướng khẳng định.
8h20: Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác ngoại vụ địa phương: Tư duy hội nhập quốc tế vẫn chuyển biến chậm. Nhiều tỉnh, thành chưa gắn hội nhập với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương, chưa xây dựng chương trình hành động của triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết này (mới có 41/63 tỉnh, thành có chương trình hành động). Điều này cho thấy độ trễ khá lớn từ chính sách đến hành động.
Chúng ta cũng chưa tranh thủ được cơ hội của hội nhập để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chưa tranh thủ được lợi ích mở rộng thị trường từ hội nhập quốc tế sâu rộng. Năng suất, trình độ công nghệ và quản trị còn thấp, chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo nhiều sức ép lên các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường.
8h10: Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, công tác đối ngoại địa phương đã phát triển toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, thúc đẩy thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, đóng góp thiết thực vào thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc hội nghị. |
Có được kết quả này là nhờ công tác đối ngoại của địa phương đã đóng góp quan trọng vào công tác đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước. Công tác đối ngoại của địa phương đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo địa phương, nhận được sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành trung ương, trong đó có vai trò nòng cốt của Bộ Ngoại giao. Các cơ quan ngoại vụ địa phương đã tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu cho tỉnh ủy, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động đối ngoại.
8h05: Phát biểu khai mạc HNNV 18, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhiệt liệt chào mừng các Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và toàn thể các đại biểu đến dự Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18.
"Đây là lần thứ ba Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc được tổ chức cùng Hội nghị Ngoại giao để các đại biểu địa phương có dịp tham dự hội nghị lớn nhất của ngành Ngoại giao, để chúng ta cùng nắm bắt “hơi thở” của tình hình quốc tế và khu vực, và quan trọng hơn, là cùng đề ra các biện pháp triển khai công tác đối ngoại thống nhất từ Trung ương tới địa phương", Phó Thủ tướng cho biết.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao chào mừng lãnh đạo các Tỉnh, thành phố. |
7h45: Các đại biểu trao đổi trước thềm Hội nghị
Bài viết về công tác Ngoại vụ địa phương trên báo Thế giới và Việt Nam số ra mới nhất. |
Với 48 Sở Ngoại vụ và 15 Phòng Ngoại vụ, các địa phương đã triển khai tốt các cơ chế hợp tác song phương, cũng như cơ chế liên vùng/liên tỉnh với các đối tác nước ngoài. Cùng với việc ký mới 119 Thỏa thuận quan hệ hợp tác cấp địa phương với các đối tác nước ngoài, các tỉnh, thành phố đã ký kết 230 Bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong trả lời báo chí về công tác ngoại vụ thời gian qua, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung khẳng định, công tác ngoại vụ địa phương thực sự đã có bước phát triển nhanh chóng, thay đổi về chất và ngày càng chuyên nghiệp hóa, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo địa phương trong việc triển khai công tác đối ngoại trên địa bàn.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung phát biểu khai mạc sự kiện “Gặp gỡ Israel” ngày 5/11/2015 tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Hòa/TGVN) |
7h30: HNNV toàn quốc lần thứ 18 có sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng nhiều vị lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của các tỉnh thành trên cả nước, lãnh đạo các Bộ, ngành và trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ trưởng Vũ Hồng Nam tiếp Đoàn Cơ quan Biên phòng Thái Lan Ngày 18/8, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ... |
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao gặp mặt cán bộ lão thành Ngày 16/8, tại trụ sở Ban Thư ký APEC, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp ... |
Công tác ngoại vụ được triển khai đồng bộ, rộng khắp Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định, công tác đối ngoại địa phương đã phát triển toàn diện cả ... |