TIN LIÊN QUAN | |
Ứng cử viên Hillary Clinton đề xuất tăng thuế đối với người giàu | |
Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc chạy đua sức khỏe |
Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. (Nguồn: CNN) |
Với những kinh nghiệm về đối ngoại của mình, bà Hillary Clinton có thể khẳng định rằng bà có thể giúp người dân Mỹ được an toàn hơn trước các phần tử khủng bố. Tuy nhiên, cùng lúc đó, bà Clinton cũng đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc thuyết phục các cử tri rằng bà có năng lực đối phó với mối đe dọa an ninh hơn đối thủ của bà là ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump - nhà tỷ phú khoa trương chưa từng làm việc trong bất kỳ cơ quan chính phủ nào.
Gần đây, nước Mỹ đã phải chứng kiến nhiều vụ tấn công bạo lực. Trong đó phải kể đến hai vụ nổ bom ở thành phố New York và bang New Jersey hôm 17/9 làm hàng chục người bị thương, hay vụ tấn công bằng dao tại một trung tâm thương mại ở bang Minnesota. Mới đây nhất ngày 23/9, một vụ xả súng tại trung tâm thương mại ở bang Washington đã khiến 3 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
Cựu Ngoại trưởng giàu kinh nghiệm
Trong con mắt của các cử tri, mỗi ứng cử viên tổng thống đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nếu xét về khả năng bảo vệ an toàn người dân Mỹ trước chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Riêng với bà Clinton, người đã có hàng chục năm kinh nghiệm làm việc trong chính phủ với tư cách Đệ nhất phu nhân, Thượng nghị sĩ và Ngoại trưởng Mỹ, bà sẽ tận dụng điều này để thuyết phục các cử tri rằng bà biết cách điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp với từng hoàn cảnh và biết rõ những biện pháp cần làm để chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Tuy nhiên cùng lúc, ông Trump sẽ lập luận rằng bà Clinton đã bỏ lỡ mọi cơ hội bà có để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Ông sẽ tập trung nhấn mạnh đến những sơ suất và sai lầm của bà dẫn đến sự rối loạn ở Benghazi (Libya), nơi từng diễn ra vụ tấn công khủng bố vào Lãnh sự quán Mỹ khiến 4 người Mỹ thiệt mạng, trong đó có cả Đại sứ Mỹ. Ông Trump cũng sẽ khẳng định rằng bà Clinton đang đối xử quá “mềm mỏng” với những kẻ khủng bố và rằng điều nước Mỹ cần là một nhà lãnh đạo tiến hành mọi biện pháp cần thiết để tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm khủng bố khác.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa Xã, ông Dan Mahaffee, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu về Tổng thống và Quốc hội, cho rằng bà Clinton sẽ phải tiếp tục nêu bật rằng những kinh nghiệm của bà quan trọng như thế nào đối với sự ổn định và an ninh của nước Mỹ, và rằng các chính sách của ông Trump có nguy cơ làm trầm trọng hơn vấn đề khủng bố và bất ổn thay vì giải quyết chúng. Mặc dù vụ tấn công ở Benghazi là lý do đầy thuyết phục của những người ủng hộ ông Trump, song thực tế điều này không có nhiều ảnh hưởng tới toàn bộ cử tri.
Cần thêm cách tiếp cận khác biệt
Giáo sư sử học và các vấn đề xã hội Julian Zelizer, tại Đại học Princeton, cho rằng thách thức đối với bà Clinton là phải làm thế nào để nêu bật những gì bà đã làm cùng những kinh nghiệm đã có, đồng thời không bỏ quên những người theo quan điểm tự do trẻ tuổi hơn, những người muốn có cách tiếp cận khác biệt để chấm dứt mối đe dọa này.
Theo ông Zelizer, bà Clinton cần “thể hiện rõ những thành tích của bà trong việc giải quyết những vấn đề này, bao gồm việc tiêu diệt Osama bin Laden, và để cho các cử tri thấy rằng trên thực tế bà có thể có phản ứng mạnh mẽ hơn trước những mối đe dọa khủng bố”.
Darrell West, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Viện Brookings, cho rằng mỗi ứng cử viên đều có những thành tích tốt để minh chứng cho các lập luận của họ. Theo ông West, bà Clinton có rất nhiều kinh nghiệm về đối ngoại và biết rõ tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới, bởi vậy bà sẽ khẳng định rằng bà có thể hành động rất hiệu quả trong tình hình rối ren hiện nay. Ông Trump cũng sẽ lập luận rằng việc bảo vệ nước Mỹ cần có sự can đảm và ông sẽ là người phù hợp hơn. Theo ông West, hiện nay, bà Clinton đang có lợi thế hơn nếu xét về kinh nghiệm đối ngoại của bà, song các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ sẽ làm thay đổi "cuộc chơi" và có thể là cơ hội để ông Trump “thể hiện rõ những khả năng của mình”.
Trung Quốc trong chính sách của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ Quan hệ Mỹ - Trung được coi là mối quan hệ quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Tổng thống tiếp theo của ... |
Sức khỏe - bất lợi lớn của bà Clinton Càng gần đến ngày bầu cử 8/11, cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ càng trở nên kịch tính với nhiều diễn biến mới. |
Bà Clinton sẽ sớm trở lại "đường đua" Giữa "bão" dư luận về nghi vấn sức khỏe của mình, ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton ngày 12/9 tuyên bố sẽ trở ... |