Lý do cuộc đua Tổng thống Mỹ vẫn là tâm điểm chú ý

Mặc dù bị coi là một cường quốc đang trên đà suy tàn, song những ngày qua nước Mỹ vẫn đón nhận được sự chú ý của toàn thế giới. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Bầu cử Mỹ 2016: Bà H.Clinton tiếp tục dẫn điểm ông D.Trump
ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y "Gót chân Achilles" của ông Trump và bà Clinton
ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y
Bà Hillary Clinton và ông Donald Trump tại buổi tranh luận ngày 26/9 tại Đại học Hofstra, New York. (Nguồn: AP)

Hàng triệu người dân trên toàn cầu, chưa kể 84 triệu người ở Mỹ, đã dán mắt vào màn hình vô tuyến để theo dõi cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai ứng cử viên tổng thống là bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa hôm 26/9 vừa qua. Vậy đâu là lý do khiến cuộc tranh luận của hai ứng cử viên này thu hút được sự chú ý nhiều như vậy?

Tổng thống “của chúng ta”

Trước hết, bất kể ông Trump có nói gì về một nước Mỹ đã lỗi thời, đất nước cờ hoa vẫn giữ nguyên được vị thế của mình. Đó là cường quốc số một thế giới về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng văn hóa. Nước Mỹ làm gì, hay không làm gì, tất cả đều ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Vì vậy, Tổng thống Mỹ thì cũng là tổng thống “của chúng ta”.

Đơn cử như châu Âu, nếu ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ và hiện thực hóa những lời đe dọa của ông đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hẳn những người dân châu Âu bị ảnh hưởng sẽ phải quay sang làm thân với Nga. Sẽ có sự chấn động lớn ở những nước Đông Âu của NATO, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất và họ sẽ hoài niệm về cuộc sống dưới thời Liên Xô.

Mặt khác, nếu ông Trump hâm nóng quan hệ với “người bạn tốt” Putin và chấp nhận việc Crimea sát nhập vào Nga, các lãnh đạo châu Âu đang kiên trì với các lệnh trừng phạt chống Nga sẽ bị mất mặt. Trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đã đạt đến mối quan hệ đầu tư và thương mại lớn nhất thế giới, nếu Hiệp định Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) chết yểu, sự tăng trưởng yếu ớt của châu Âu sẽ không thể cải thiện.

Giả sử ông Trump, một người ủng hộ chế độ bảo hộ mậu dịch, sẽ đặt chân vào Nhà Trắng, Thủ tướng Anh Theresa May, người lãnh đạo đất nước đang trên con đường tiến hành Brexit, hẳn không lấy gì làm vui vẻ. Bà sẽ phải nói lời tạm biệt với giấc mơ về một hiệp ước tự do thương mại với Bắc Mỹ có thể bù đắp cho những tổn thất của Anh ở thị trường EU.

Lựa chọn của đa “phần còn lại của thế giới”

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn đang ủng hộ cho bà Clinton để mong chờ một câu chuyện cổ tích. Thủ tướng Đức là người đứng đầu đảng trung hữu Dân chủ Cơ đốc. Và cũng giống như một số đối thủ kém may mắn của ông Trump trong đảng Cộng hòa, bà không có cảm tình với người đàn ông đã chiếm đoạt đảng Cộng hòa và ủng hộ cho chủ nghĩa biệt lập về kinh tế và chiến lược. Một năm nữa bà Merkel sẽ phải đối diện với các cuộc bầu cử của chính mình. Chính phủ của bà sẽ phải đối phó với các đảng cánh tả không có cảm tình với nước Mỹ. Và một chiến thắng của ông Trump sẽ là lợi thế cho họ.

Chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở châu Âu cũng sẽ ghi nhận những tác động tương tự. Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Pháp, bà Marine Le Pen của Pháp đã bỏ túi khoản tiền 11 triệu Euro mà Moscow cho vay để phục vụ chiến dịch tranh cử của mình, và bà còn muốn thêm nữa. Thật kỳ lạ là phong trào Cánh hữu mới ở Tây Âu lại khá yêu quý nước Nga. Mệt mỏi với chủ nghĩa tự do Tây Âu, các đảng này ngưỡng mộ chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế của ông Putin. Như vậy, nếu nước Mỹ của ông Trump làm suy yếu những nhóm có chủ trương ôn hòa ở châu Âu, cả hai phe cánh tả và cánh hữu sẽ giành lấy và "xâu xé" nhau TTIP.

Với những thông tin về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng liên tục được phơi bày, châu Âu và cả thế giới đều nhận thức rõ những điểm yếu của bà Clinton như các vụ bê bối thư điện tử, hay giả vờ, lẫn lộn giữa chính trị và đầu cơ trục lợi… Tuy nhiên, so với bà Clinton, ông Donald Trump, người đã đánh mất nghệ thuật lãnh đạo đất nước ngay trong lần tranh luận trực tiếp đầu tiên, còn tồi tệ hơn. Theo quan điểm của châu Âu, nếu Donald Trump dự định làm tất cả những điều ông đã nói thì với cương vị tổng thống, ông sẽ giáng một đòn nặng nề vào cấu trúc toàn cầu mà nước Mỹ đã xây dựng vào bảo vệ trong hơn 70 năm qua.

Nhưng tại sao người Mỹ lại nên để tâm tới những gì mà phần còn lại của thế giới đang nghĩ? Charles Wilson, cựu giám đốc điều hành tập đoàn General Motors, từng có một câu nói nổi tiếng: “Điều gì tốt cho bạn thì cũng tốt cho General Motors và ngược lại”. Và ở đây cũng vậy, “Thế giới mà tốt thì Mỹ cũng sẽ tốt”. Mỹ là nhân tố chủ chốt trong quy luật tự do thế giới. Nếu điều này bị dỡ bỏ, thì Mỹ, với những lợi ích toàn cầu khó duy trì, cũng sẽ sớm suy tàn.

ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Chính sách kinh tế trong chương trình tranh cử của bà Clinton

Theo đánh giá của một số trung tâm nghiên cứu, chính sách kinh tế trong cương lĩnh tranh cử của Hillary Clinton sẽ có lợi ...

ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Tranh luận trực tiếp có thể xoay chuyển bầu cử Mỹ?

Liệu các màn đối đầu giữa bà Clinton và ông Trump có thực sự là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” như những gì dư ...

ly do cuoc dua tong thong my van la tam diem chu y Bầu cử Mỹ: Phong cách quyết định ưu thế tranh luận trực tiếp

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ sáng 27/9 (giờ Việt Nam) là sự kiện phản ánh ...

Nhã Anh (theo SMH)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 5/5 diễn ra Lễ trao học bổng 'Thắp sáng những ước mơ' cho con thương binh liệt sĩ, cháu của các chiến sĩ Điện Biên, học sinh hoàn cảnh ...
Cơ thủ Dương Quốc Hoàng làm nên lịch sử cho billiards Việt Nam, vô địch giải Scottish open 2024

Cơ thủ Dương Quốc Hoàng làm nên lịch sử cho billiards Việt Nam, vô địch giải Scottish open 2024

Cơ thủ Dương Quốc Hoàng xuất sắc đánh bại đối thủ người Mỹ Oscar Dominguez ở chung kết, giành chức vô địch giải pool 9 bóng Scottish open 2024.
Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Vios 2021, Rush 2021, Wigo 2021, Corolla Altis 2021, Innova 2021, Yaris 2021, Alphard 2021, Fortuner 2021, Camry 2022, Granvia 2021, Hilux ...
Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Trong những ngày này trên khắp đường phố tại tỉnh Điện Biên, lực lượng bộ đội đang chuẩn bị những hoạt động để kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện ...
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động