TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Abe nhắc ông Trump "đừng quên đồng minh số 1 tại châu Á" | |
Kinh tế Nhật Bản sụt giảm sau tám quý tăng trưởng liên tiếp |
Động thái này đã được cụ thể hóa bằng chuyến thăm của Thủ tướng Mahathir tới Tokyo ngày 11/6 vừa qua, đánh dấu hành trình công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi trở lại cương vị Thủ tướng hồi tháng Năm.
Phát biểu tại họp báo chung với Thủ tướng Shinzo Abe, ông Mahathir cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì Nhật Bản đã một lần nữa chào đón chính sách ‘Hướng Đông’. Malaysia mong muốn có thể gặt hái lợi ích từ quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước”. Nhà lãnh đạo 92 tuổi cũng mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tích cực đầu tư vào Malaysia trên nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng Malaysia Mohamad Mahathir tiếp nhận chiếc áo kỷ niệm từ người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Tokyo ngày 11/6. (Nguồn: AFP) |
Về phần mình, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy tốc độ phát triển của Malaysia, cải thiện tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại quốc gia Đông Nam Á. Ông cũng đề cập đến mở rộng đầu tư, tạo cơ hội cho người Malaysia du lịch và làm việc tại Nhật Bản. Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng đồng ý cung cấp hỗ trợ tài chính để Kuala Lumpur giải quyết khó khăn kinh tế hiện nay.
Trong khi đó, nhận định về chuyến thăm, chuyên gia phân tích Shahriman Lockman tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (ISIS) cho rằng dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak, Malaysia đã từng mong muốn hợp tác với Nhật Bản, song không tích cực như với Trung Quốc. Dù vậy, năm 2017, Nhật Bản vẫn là quốc gia đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Malaysia, với số vốn lên tới 13 tỷ USD.
Theo Đại sứ Nhật Bản tại Malaysia Makio Miyagawa, sự trở lại của ông Mahathir, một người có quan hệ gần gũi với Nhật Bản, đã khiến các doanh nghiệp xứ sở hoa anh đào khôi phục niềm tin vào thị trường này sau những bê bối chính trị. Quan trọng hơn, họ nhìn thấy sự trở lại của một thời kỳ vàng son trong quan hệ song phương, vốn từng được duy trì trong những năm 1981 – 2003, thời gian cầm quyền của ông Mahathir.
Chuyến thăm cũng được cho là tín hiệu về động thái chuyển mình của Kuala Lumpur khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, quốc gia đã đầu tư nhiều tỷ USD vào chính quyền của cựu Thủ tướng Najib Razak. Đáng chú ý, phần nhiều trong số tiền này được cho là có dính líu tới vụ bê bối tại Công ty Phát triển 1Malaysia (1MDB). Việc quan hệ Kuala Lumpur – Tokyo nồng ấm trở lại sẽ khiến Malaysia trở nên vững chãi hơn trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Khi tranh cử và sau khi lên nắm quyền, ông Mahathir từng nhiều lần nói rằng sẽ xem xét lại, hủy bỏ một số dự án đầu tư lớn được ký kết với Bắc Kinh, bao gồm dự án xây dựng tuyến đường sắt kết nối bờ biển phía Đông Malaysia (ECRL) trị giá 14 tỷ USD.
Do đó, thành công trong chuyến thăm vừa qua sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Malaysia – Nhật Bản, đồng thời duy trì tính độc lập về mặt tài chính của Kuala Lumpur với Bắc Kinh. Dựa trên nội dung và kết quả của hành trình công du Tokyo, Thủ tướng Malaysia đã ít nhiều đạt được những gì mình mong muốn.
Nhật Bản: Chính sách thuế của Mỹ gây rối loạn thị trường toàn cầu Ngày 4/6, Chính phủ Nhật Bản cảnh báo, các mức thuế quan mới mà Mỹ áp đặt đối với các đồng minh thân cận có ... |
Nhật - Mỹ nhất trí duy trì sức ép đối với Triều Tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và người đồng cấp Mỹ James Mattis ngày 29/5 đã nhất trí duy trì sức ép và các ... |
Hạ viện Nhật Bản thông qua dự luật hướng tới thực thi CPTPP Ngày 24/5, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua một dự luật triển khai các biện pháp trong nước liên quan đến Hiệp định Đối ... |