"Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc" mới của Mỹ

Khái niệm an ninh mới được Mỹ đưa ra tại Đối thoại Shangri-La 2016 cho thấy điều Washington đã, đang và sẽ thực hiện ở châu Á - Thái Bình Dương,
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my Đối thoại Shangri-La 2016: "Nóng" vấn đề Biển Đông
mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trực tiếp ra Biển Đông

The Diplomat (Nhật Bản) mới đây đăng bài phân tích về khái niệm “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc” mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra ngày 4/6 tại Đối thoại Shangri-La 2016 vừa qua.

Theo bài viết, tại hội nghị quốc phòng quan trọng nhất châu Á này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có bài diễn văn quan trọng, vạch ra những nội dung cơ bản về cái mà ông gọi là “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc” của châu Á - một tập hợp những cơ chế song phương, ba bên, đa phương trong khu vực, tập trung vào gìn giữ những giá trị cốt lõi và thúc đẩy chia sẻ gánh nặng giữa các quốc gia. 

mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Đối thoại Shangri-La 2016. (Nguồn: Reuters)

Khái niệm bao quát nhất

Những điều ông Carter nói về hệ thống an ninh có nguyên tắc không phải mới được tuyên bố công khai lần đầu tiên mà thực tế cho thấy ông đã từng nhấn mạnh đến các khía cạnh của nó dưới nhiều hình thức khác nhau ở các bài phát biểu trước đây, kể cả bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2015. Tuy nhiên, tuyên bố của Washington về một khái niệm và tầm nhìn rõ ràng mang tính tích cực, định hướng cho tương lai cũng như có tính tổng hợp và toàn diện như lần này là rất đáng chú ý.

Cũng như các quan chức khác của Mỹ, ông Carter đã từng đề cập đến các khía cạnh của khái niệm này trước đây trong bối cảnh Mỹ triển khai chiến lược tái cân bằng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm từ việc duy trì "trật tự dựa trên luật pháp" đến các cơ chế mới trong quan hệ đối tác của Mỹ.

Khái niệm về “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc” là sự kết hợp giữa các nguyên tắc cốt lõi mà Mỹ tin rằng sẽ đoàn kết khu vực như: quyền tự quyết, giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp, tự do hàng hải và hàng không... cùng với triển vọng về việc khái niệm này sẽ giúp dẫn đến việc các quốc gia phối hợp cùng nhau nhiều hơn.

Với “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc”, các quan chức quốc phòng Mỹ dường như cuối cùng cũng đã tìm ra một khái niệm bao quát về các khía cạnh của tầm nhìn mà bấy lâu nay họ tìm cách diễn tả. Khái niệm này cũng mang đến một cảm nhận rõ ràng về việc Mỹ ủng hộ ai cũng như cách Mỹ nhìn nhận về sự phát triển của châu Á-Thái Bình Dương.

Như ông Carter nói, tầm nhìn này cho thấy khi các quốc gia tiếp tục phát triển thịnh vượng thì họ sẽ càng tìm cách thể hiện vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực, đồng thời xây dựng các mối quan hệ để giải quyết những thách thức và gìn giữ các nguyên tắc lâu đời. 

mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn tồn tại nhiều vấn đề an ninh phức tạp. (Nguồn: Trans-Pacific Project) 

Thúc đẩy chia sẻ gánh nặng an ninh

Bên cạnh tầm quan trọng của khái niệm này, ông Carter cũng tuyên bố rõ ràng đây là một cách thức tổng hợp và toàn diện. Theo ông, từ các sáng kiến do Mỹ dẫn đầu như liên kết ba bên Mỹ-Nhật-Ấn và Mỹ-Nhật-Australia cho đến phối hợp ba bên Mỹ-Thái-Lào vẫn chỉ là một khía cạnh trong “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc”.

Mạng lưới này cũng bao gồm các biện pháp được tiến hành bởi các quốc gia trong khu vực như quan hệ ba bên Australia-Ấn-Nhật hay gồm cả các sáng kiến đa phương trong nội bộ khu vực, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Carter cũng nhấn mạnh những sáng kiến không phải do Mỹ dẫn đầu trước đây đều thuộc một phần của “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc” mà Washington đang theo đuổi. Sẽ thật không công bằng khi cho rằng Washington chỉ duy trì trật tự khu vực với Mỹ đóng vai trò trung tâm hoặc chỉ nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc gìn giữ môi trường ổn định châu Á - Thái Bình Dương thông qua hợp tác với các đồng minh, đối tác trong khu vực của mình.

Bằng khái niệm an ninh bao quát mới, nước Mỹ cho thấy mình đang đa dạng hóa cách thức duy trì an ninh khu vực cũng như nhấn mạnh hình ảnh, mà phía Mỹ mô tả, về một Trung Quốc đang dựng lên "Vạn lý trường thành tự cô lập" mình trước các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế.

mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my
Tổng thống thứ 37 của Mỹ - Richard Nixon và Vạn lý trường thành của Trung Quốc. (Nguồn: Nixon Legancy)

Chắc chắn sẽ có những ý kiến phản đối “Mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc”. Đồng thời với việc nêu ra những nội dung chính của mạng lưới này và sự loại trừ Trung Quốc khỏi mạng lưới, ông Carter cũng đưa ra các quan điểm đã tồn tại trong khu vực về mức độ mà các quốc gia sẵn sàng đứng lên ủng hộ các nguyên tắc mà ông đề ra.

Có thể thấy ông Carter đã tuyên bố công khai về quan điểm rõ ràng nhất của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh có nhiều tranh luận về tương lai của khu vực này. Tuy nhiên, trước hàng loạt thách thức do Trung Quốc đặt ra, việc "mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc" này của Mỹ có thể đem lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực hay không vẫn còn là một ẩn số.

mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc thiết lập ADIZ sẽ gây bất ổn an ninh khu vực

“Chúng tôi hối thúc Trung Quốc không hoạt động đơn phương mang tích chất khiêu khích”.

mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my Thách thức lớn nhất là sự suy giảm lòng tin chiến lược

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia khi nói về Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 (SLD 15) diễn ra tại Singapore từ ngày ...

mang luoi an ninh dua tren nguyen tac mo i cu a my Hồi chuông cảnh báo an ninh châu Á

Các vụ thử tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng đang phát đi tín hiệu đe dọa sự ổn định của bán đảo Triều Tiên ...

TNB (theo The Diplomat)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ...
Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

David Moyes đã lên tiếng cảnh báo Ruben Amorim về sức ép khủng khiếp khi ngồi ghế nóng tại MU.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ.
'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các ...
Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Tiền vệ Marc Casado thiết lập dấu mốc kiến tạo ấn tượng ở trận Barcelona thắng Espanyol 3-1 tại vòng 12 La Liga.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động