TIN LIÊN QUAN | |
Sự thật ít biết về trí thông minh | |
Thức khuya ảnh hưởng đến trí nhớ |
Khái niệm “jet lag” được các nhà thần kinh học đề cập đến lần đầu tiên tại Đại học Munich vào năm 2006. Nó mô tả hiện tượng lệch múi giờ hoặc lệch đồng hồ sinh học của một người có thời gian sinh hoạt không tuân theo theo tự nhiên hoặc những người di chuyển từ nước này sang nước khác.
Có thể nói dễ hiểu hơn rằng, khi mọi người đi ngủ thì "cú đêm" lại không hề cảm thấy buồn ngủ. Trong khi đó vào thời gian mọi người làm việc, họ lại đắm chìm trong giấc ngủ. Nhiều nhà khoa học tin rằng, hiện tượng này có thật và xảy ra khá phổ biến. Và, nếu tình trạng trên không kiểm soát được, nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Liệu pháp ánh sáng để điều trị tình trạng "cú đêm". (Nguồn: AFP) |
Phân loại "chiền chiện", "cú đêm"
Judith Owens là một giảng viên nhà thần kinh học Đại học Harvard và là Giám đốc của Trung tâm Rối loạn giấc ngủ trẻ em tại Bệnh viện nhi đồng Boston. Dựa vào hiện tượng jet lag, Owens chia thành hai tuýp người, một là những người “buổi sáng” (morning people) và những người không thuộc buổi sáng (non- morning people). Owens tin rằng, những tuýp người "buổi sáng" cần ghi nhận và tôn trọng cách sinh hoạt của nhóm còn lại. Vì đơn giản là họ không tạo cho mình giờ giấc sinh hoạt như những người khác.
Trong công bố đăng trên tạp chí y khoa Pediatrics, Owens và các đồng nghiệp cho biết, mặc dù các đối tượng nghiên cứu ngủ với một thời lượng như nhau, nhưng giữa họ vẫn có sự khác biệt về nhận thức hành vi, cảm xúc.
Gần đây, Owens và một số chuyên gia giấc ngủ bắt đầu quan tâm đến khái niệm thời gian sinh học ( chronotype - tức là thời điểm cơ thể đạt đỉnh cao về thể chất và tinh thần, giúp chủ thể hoạt động tốt nhất). Họ nhận ra rằng, nhiều người được "lập trình" hoặc “lên dây cót” để có thể đi ngủ bất kì thời điểm nào trong ngày. Nhưng thực tế mọi người đã quen với việc đi ngủ sớm và cho rằng ngủ đủ 7 tiếng thì sẽ tốt cho sức khỏe.
Owens cho rằng, nếu khung giờ ngủ của bạn lệch với nhịp điệu sinh học bên trong cơ thể của bạn, thì nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ chế tự điều chỉnh giúp cơ thể thích ứng (self-regulation) hơn là số giờ giấc bạn thực sự ngủ được vào ban đêm.
Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm của cô đã tiến hành trên học sinh trung học cơ sở và học sinh phổ thông ở bang Virginia. Tại đây, giờ học bắt đầu lúc 7h20 phút sáng. Các nhà nghiên cứu so sánh hàng ngàn học sinh và phân loại một số người đã thuộc nhóm “chiền chiện” và một số khác thuộc nhóm “cú đêm”. Kết quả cho thấy, ngay cả khi tất cả mọi người có cùng một lượng giấc ngủ, cơ chế tự điều chỉnh của những người thức khuya hoạt động không tốt bằng nhóm "chiền chiện”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: eHow) |
Cơ chế tự điều chỉnh (self- regulating) là một trạng thái tâm lí đã được nhiều chuyên gia y tế nghiên cứu trong nhiều năm. Theo Owens, có ba loại cơ chế tự điều chỉnh: tình cảm, nhận thức và hành vi. Trong mỗi phạm trù đó, một người có thể tự kiểm soát được chúng (hoặc ít nhất là một cảm giác kiểm soát). Cả ba loại đó có thể bị mất đi hoặc được cải thiện trong suốt cuộc đời, nhưng chúng chủ yếu được hình thành do ảnh hưởng của môi trường và hành vi của con người trong suốt những năm tuổi trẻ. Owens rút ra kết luận rằng, vấn đề ở chỗ không chỉ ở việc thời gian bạn ngủ bao lâu, mà đó còn là thời điểm bạn đi ngủ.
Nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa chronotype và cơ chế tự điều chỉnh. Khó có thể khẳng định rằng chúng có mối tương quan với nhau, nên càng khó xác định yếu tố nào sẽ là ảnh hưởng đến yếu tố còn lại. Song song với kết quả nghiên cứu trên cả hai nhóm, các nhà khoa học thấy rằng, chronotype dường như gây ra tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe và cảm xúc của con người.
Sự không tương thích giữa con người với môi trường xung quanh chúng ta có thể ảnh hưởng đến trình độ học vấn, sự ổn định tài chính và xã hội. Vậy nên, trong một thế giới có xu hướng tuyên dương và đề cao những người thuộc nhóm “buổi sáng”, Owens quan tâm đến việc hạn chế sự đánh giá phiến diện đối với nhóm “cú đêm”.
Lí giải dựa theo cơ sở khoa học
Zachary Lane (17 tuổi) thường đặt đến 4 chiếc đồng hồ báo thức nhưng lại thường xuyên đi học muộn. Ngay cả khi đến trường đúng giờ, bộ dạng của Lane lúc nào cũng chếnh choáng vì thiếu ngủ. Cậu cảm thấy mơ hồ, thiếu tỉnh táo và không hoàn toàn để tâm vào bài học.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Odyssey) |
Trường hợp của Lane được mô tả khá giống như chứng rối loạn giấc ngủ ở mức độ nghiêm trọng. Owens nói rằng, những đứa trẻ như Lane vô cùng khổ sở vào mỗi buổi sáng bởi chúng không thể tự kiểm soát được đồng hồ sinh học của mình. Từ nguyên nhân đó, những người bị rối loạn giấc ngủ gặp nhiều khó khăn trong học tập và có thể dẫn đến một chuỗi các hệ quả khác trong cuộc sống.
Owens giải thích thêm rằng, cũng tùy theo cơ địa mà nhiều trẻ em được “lập trình sẵn” thời gian thức giấc khoảng 8 giờ - 9 giờ sáng hôm sau. Thực tế vào thời điểm đó, chúng đã học ở trường được hai giờ. Từ đây nảy sinh những vấn đề tranh cãi về thời gian bắt đầu giờ học vào mỗi buổi sáng mà các nhà quản lí giáo dục cần giải quyết.
Trong năm 2014, Owens đã đề nghị các trường trung học ở Mỹ nên bắt đầu giờ học từ 8 giờ 30. Một phần của lý do chính là để đảm bảo rằng tất cả các em học sinh được ngủ đủ giấc, đồng thời cũng là cách để sắp xếp lịch học của các em phù hợp nhịp sinh học của chúng. Kể từ đó, nhiều trường học quyết định lùi giờ học trễ hơn và đây là sự động viên quan trọng để Owens đi khắp nước Mỹ thuyết phục các trường thay đổi giờ học.
Smartphone và máy tính bảng dù tắt nguồn vẫn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ Nếu đặt smartphone hay máy tính bảng trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ em, kể cả máy đã được tắt ... |
Tác dụng mới từ giấc ngủ Trung bình mỗi người sử dụng ¾ cuộc đời vào việc ngủ. Những nghiên cứu trước đây cho rằng trong lúc ngủ bộ não sẽ ... |
Giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, giấc ngủ thông thường ít hơn hoặc nhiều hơn 7 tiếng mỗi ngày ... |