Máy móc, phụ tùng vẫn là nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD vào Mỹ. (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp) |
Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan mới công bố, tháng 3, xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đạt 7,75 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 20,76 tỷ USD.
Dù vẫn duy trì vị thế thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng xuất khẩu sang Mỹ không tránh khỏi đà giảm theo sự suy giảm chung của thị trường toàn cầu. Thực tế ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta trong quý I/2023 đều giảm.
Đơn cử, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 13,8%; sang EU giảm 10,8%; sang Hàn Quốc giảm 5,5%
Riêng xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh tới 5,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ đạt 26,26 tỷ USD).
Lạm phát vẫn còn ở mức cao, kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có những tác động nhất định đến xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường tại Mỹ, vốn là "địa chỉ" tiêu thụ dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử lớn của Việt Nam, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm.
Quý I, có có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch từ 1 USD trở lên. Dẫn đầu là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 3,98 tỷ USD; tiếp đến là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,55 tỷ USD; dệt may với 3,04 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 2,34 tỷ USD; giày dép 1,42 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,4 tỷ USD.
Chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ trong quý I đạt hơn 3 tỷ USD, giảm hơn 400 triệu USD, tương đương khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 598,7 triệu USD; tiếp theo là đậu tương với 230,4 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 186,8 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 184,8 triệu USD; hóa chất đạt 163,6 triệu USD…
Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt-Mỹ trong quý I đạt 23,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 17,7 tỷ USD.
Năm ngoái, trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt - Mỹ đạt 123,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 109 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này gần 15 tỷ USD.
Sang quý II/2023, các ngành hàng xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đặc biệt là đồ gỗ vẫn lo ngại thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp.
Theo đó, các hoạt động tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới...trên nền tảng thương mại điện tử đang được các doanh nghiệp khai thác mạnh hơn.
| Xuất khẩu ngày 20-24/3: Đẩy mạnh đàm phán FTA, thúc đẩy đưa hàng Việt vào thị trường Mỹ Latinh; giá gạo xuất khẩu tăng vọt Đẩy mạnh đàm phán FTA, thúc đẩy đưa hàng Việt vào thị trường Mỹ Latinh; gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt về giá trị, ... |
| Xuất khẩu ngày 24-26/3: Khủng hoảng ngân hàng thế giới, xuất khẩu 'khó chồng khó'; VinFast chuẩn bị 'xuất xưởng' 1.800 xe điện sang Mỹ, Canada Khủng hoảng ngân hàng thế giới, xuất khẩu "khó chồng khó"; VinFast chuẩn bị 'xuất xưởng' 1.800 xe điện sang Mỹ, Canada... là những tin ... |
| Xuất khẩu ngày 27-31/3: Tận dụng FTA để thúc đẩy nông sản Việt sang thị trường Australia; Mỹ giữ 'ngôi vương' là thị trường xuất khẩu hàng đầu Mỹ giữ "ngôi vương'' là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam; tận dụng FTA để thúc đẩy nông sản Việt sang thị ... |
| Hàn Quốc: Xuất khẩu mỳ ăn liền quý I vượt mốc 200 triệu USD Sự phổ biến của văn hóa Hàn Quốc cũng như nhu cầu với các thực phẩm ăn liền trong đại dịch Covid-19 giúp Seoul "đại ... |
| Xuất khẩu ngày 7-9/4: Giá gạo xuất khẩu tăng cao kỷ lục; nhóm hàng chủ lực 'đuối sức' Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất 10 năm qua; nhóm hàng chủ lực "đuối sức"; Việt Nam lọt top 4 quốc gia châu Á ... |