“Miền Trung nhớ Bác” - Bài 1: 11 ngàn câu thơ và Nhà lưu niệm Bác Hồ

Bất kể ở đâu, ông Nguyễn Đức Thanh (82 tuổi, ngụ tại phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn, Bình Định) cũng luôn suy nghĩ, trau chuốt những câu thơ về Bác Hồ. 5 năm qua, mặc dù phải chống chọi với bệnh tật, ông đã viết trường ca “Hồ Chí Minh - Một vầng dương” có độ dài lên tới 11 ngàn câu thơ. Trong khi đó, tại huyện miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam), hai vợ chồng cựu chiến binh Tử Vi Dân đã dành hơn 100 triệu đồng tiền lương hưu mà họ dành dụm dưỡng già để xây Nhà lưu niệm và dựng tượng Bác Hồ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Nguyễn Đức Thanh và bản thảo trường ca “Hồ Chí Minh - Một vầng dương”.

Còn sống, còn làm thơ về Bác

Năm nay đã 82 tuổi, chân đã yếu, tay đã run nhưng ông Nguyễn Đức Thanh vẫn rất phấn khởi, hào hứng mỗi khi nói về Bác Hồ. Ngay khi mở đầu câu chuyện với chúng tôi, ông khẳng định: “Tôi đã làm thơ về Bác từ khi còn trai trẻ. Nhưng 5 năm gần đây, tôi quyết định dành toàn bộ tâm sức và trí tuệ để hoàn thành một trường ca về Bác mà tôi đã ấp ủ suốt mấy chục năm qua. Với tôi, Bác là vĩ nhân của các vĩ nhân!”.

Ông Nguyễn Đức Thanh sinh năm 1927 tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định). Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và làm việc tại Bộ Giáo dục với nhiệm vụ quản lý các học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Chính trong thời gian này ông đã may mắn được gặp Bác Hồ nhiều lần.

Ông Nguyễn Đức Thanh hồi tưởng lại lần đầu tiên được gặp Bác: “Khoảng tháng 8-1957, Bác đến thăm Trường học sinh miền Nam số 28 đóng tại huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Khi đó tôi được cử làm trưởng ban bảo vệ. Chưa đến 7 giờ sáng, Bác đã bất ngờ xuất hiện và đi thẳng xuống thăm khu nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà trẻ rồi mới đến nói chuyện tại hội trường”.

Lần thứ 2, ông Nguyễn Đức Thanh được gặp Bác Hồ tại Trường học sinh miền Nam đóng tại Hải Phòng. “Lần ấy, Bác dặn chúng tôi ngoài chuyện học hành phải chuyên tâm rèn luyện thể thao và lao động hợp lý để cơ thể phát triển cân đối” - ông Thanh nhớ lại. Lần thứ 3 ông Thanh được gặp Bác cũng tại Hải Phòng.

Năm 1963, ông Nguyễn Đức Thanh xung phong vào chiến trường Bình Trị Thiên, đảm nhận nhiệm vụ trưởng tiểu ban giáo dục. Năm 1969, trên đường ra Hà Nội họp thì nhận được tin Bác mất và ông đã khóc rất nhiều. Giao thừa Tết Nguyên đán năm 1970, ông Thanh viết bài thơ Đón giao thừa nhớ Bác: “Xuân này Bác nghỉ làm thơ/ Để sông, để núi ngẩn ngơ đợi chờ/ Bác ơi, biết đến bao giờ/ Con nghe thơ Bác trong giờ đón xuân/ Nam tào sáu ngọn rưng rưng/ Thương thân Bắc đẩu khô dần lệ đau”. Sau giải phóng, ông về công tác tại Ty Giáo dục Nghĩa Bình và nghỉ hưu năm 1988.

Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết: “Sau nhiều ngày ấp ủ, tôi quyết định viết trường ca về Bác Hồ bằng thể thơ song thất lục bát”. Ông Thanh chia bản trường ca của mình thành ba phần: Tuổi trẻ Nguyễn Tất Thành (phần 1), Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước (phần 2), Hồ Chí Minh - người cha đẻ nước Việt Nam mới (phần 3).

Phần 1 có 3.540 câu thơ nói về thời niên thiếu cho đến khi anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước được hoàn thành trong vòng 18 tháng. Phần thứ 2 ông hoàn thành trong vòng 2 năm với 4.230 câu thơ, kể về những năm tháng nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc bôn ba tìm đường cứu nước. Phần thứ 3 viết về những hoạt động của Bác sau khi về nước cho đến khi mất. Hiện ông đã viết được 3.000 câu thơ và đang dự định sẽ viết thêm khoảng 1.500 - 2.000 câu nữa là hoàn thành phần 3.

Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết đã có người đến thuyết phục ông chỉnh bản trường ca này còn 1.000 câu thơ để đăng báo nhưng ông từ chối. Mơ ước lớn nhất của ông là một ngày nào đó bản trường ca này sẽ được in thành sách. “Tôi muốn qua đó góp phần giáo dục con cháu, thế hệ trẻ ghi nhớ công ơn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập tấm gương đạo đức của Người. Còn sống ngày nào, tôi sẽ còn viết thơ về Bác Hồ, viết cho đến khi không còn thở được thì thôi!” - cụ ông 82 tuổi Nguyễn Đức Thanh khẳng định.

“Gia tài” không phải là... của cải

Việc vợ chồng cựu chiến binh Tử Vi Dân (75 tuổi, thiếu tá, nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Cục Hậu cần Quân khu V) và Huỳnh Thị Thuyền (chiến sĩ quân y) sử dụng hơn 100 triệu đồng dành dụm dưỡng già để thực hiện việc dựng tượng và xây Nhà lưu niệm Bác Hồ tại thị trấn miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam) gây sự xúc động lớn lao cho những người biết chuyện. Ở chốn núi rừng ấy, 100 triệu đồng là cả một tài sản lớn. Trong cái nắng nóng bỏng rát của vùng núi Bắc Trà My chúng tôi đã gặp hai vợ chồng bác Dân.

Người lính già Tử Vi Dân bên tượng đài Bác do chính gia đình ông dựng trong vườn nhà. Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Bác Dân sinh ra và lớn lên tại xã Điện Nam (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) anh hùng, với cái tên đầu tiên là Võ Như Thông. Đến năm 1955, ông tập kết ra Bắc, đổi tên thành Vũ Như Tống. Năm 1964, ông nhận lệnh vào Nam chiến đấu giải phóng quê hương. Để đảm bảo bí mật, một lần nữa ông tự đặt tên mình là Tử Vi Dân với ý nghĩa là “chết vì nhân dân” để thể hiện tinh thần sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

Hòa bình lập lại, vợ chồng cựu chiến binh Tử Vi Dân chọn mảnh đất Bắc Trà My, vốn là căn cứ Khu V, nơi ông có một thời gian dài chiến đấu để định cư. Ngày ấy, mảnh đất này còn hoang sơ, nhà dân thưa thớt, bốn bên là núi rừng, vợ chồng ông đã biến những mảnh đất đầy lau sậy thành cánh đồng xanh mướt. Vợ chồng ông đã đặt ảnh Bác lên bàn thờ gia tiên và cứ đến ngày 2-9 hàng năm, vợ chồng ông cùng con cháu làm giỗ Bác như giỗ ông bà, cha mẹ.

Cuối năm 2008, ông bàn với vợ dựng tượng đài Bác Hồ ngay trong vườn nhà. Ông mang 50 triệu đồng dành dụm suốt bao năm qua của hai vợ chồng ra tận làng đá Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) tìm hiểu và đặt nghệ nhân tạc một bức tượng Bác có chiều cao 1,6m. Ông dùng đá xanh – một loại đá đặc trưng của vùng đất Bắc Trà My – xây dựng đài cao 1,7m để an vị tượng.

Ông tiếp tục dùng hơn 50 triệu đồng còn lại xây dựng nhà lưu niệm 3 gian, trưng bày những hình ảnh, sách báo về Bác Hồ. Có dịp đi đến bất cứ nơi đâu, ông cũng sưu tầm hình ảnh, sách báo, những câu chuyện và cả những bức thư pháp viết những bài thơ của Bác mang về trưng bày ở nhà lưu niệm này.

Nói về việc xây dựng Nhà lưu niệm Bác Hồ và dựng tượng đài tại nhà, cựu chiến binh Tử Vi Dân tâm sự: “Trong kháng chiến, làm theo lời Bác chiến đấu ngoan cường, thà chết chứ không làm nô lệ; trong thời bình, làm theo lời Bác xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Mình là lính Cụ Hồ, tại sao mình không dựng tượng Bác để tỏ lòng tôn kính cũng như để giáo dục cháu con học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? Nghĩ vậy nên tui quyết tâm dựng tượng đài, xây nhà thờ Bác để giáo dục con cháu, giáo dục thế hệ trẻ của quê hương học tập và theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Một mai vợ chồng tui chết đi, gia tài để lại cho con cháu là những hình ảnh, sách báo viết về Người chứ không phải là tiền bạc, của cải”. 

Bài 2: Nửa thế kỷ sưu tập tem Bác Hồ

Theo SGGP

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 26/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương; tổng sản lượng thịt heo cuối năm dự báo đạt trên 5 triệu tấn

Giá heo hơi hôm nay 26/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương; tổng sản lượng thịt heo cuối năm dự báo đạt trên 5 triệu tấn

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 ...
Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Các hoạt động ở Brasov của đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và các địa phương của ...
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ...
Kinh ngạc với 3 pha cản phá liên tiếp của thủ môn David de Gea

Kinh ngạc với 3 pha cản phá liên tiếp của thủ môn David de Gea

Thủ môn David de Gea hồi sinh sự nghiệp sau khi gia nhập Fiorentina theo dạng miễn phí vào mùa Hè 2024.
Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ 'rất đau đớn'

Ngày 25/11, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết, nước này đang áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với 'hạm đội ngầm' của Nga.
Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Choáng với thành tích ghi bàn ở tuổi băm của Cristiano Ronaldo

Tỏa sáng ở trận Al-Nassr thắng Al-Gharafa tại AFC Champions League, Cristiano Ronaldo gia tăng thành tích ghi bàn đáng nể từ khi sang tuổi 30.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động