“Mọc” thêm những quy định mới để làm gì?

Chia sẻ với Báo TG&VN, TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội) cho rằng, các nhà quản lý giáo dục cần phải làm sao để các nhà giáo có tâm và có tài chứ không phải quản họ như những con robot trong nhà máy...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
moc them nhung quy dinh moi de lam gi Phải xóa độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa
moc them nhung quy dinh moi de lam gi Nhìn về "sản phẩm" giáo dục hôm nay

​Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục & Đào tạo (Bộ GD&ĐT) soạn thảo được lấy ý kiến từ ngày 28/9/2018. Trong đó, hành vi xúc phạm người dạy và người học có thể bị phạt tiền lên đến 20-30 triệu đồng và bị phạt 10 triệu đồng nếu có hành vi ép buộc học thêm… Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người, mức phạt này là chưa hợp lý.

Thưa TS. Vũ Thu Hương, bà nhận định thế nào về nội dung Dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ GD&ĐT công bố? 

Với một người đủ tự trọng và tôn trọng pháp luật luôn biết việc mình không được xâm phạm vào danh dự và thân thể trẻ. Luật pháp không cho phép ai xâm phạm vào danh dự và thân thể người khác nên đưa nội dung này vào luật giáo dục vừa thừa vừa gây ức chế trong giáo viên. Hơn nữa, giáo viên là công việc hết sức đặc biệt vì nó liên quan đến con người. Không có tiền bạc hay luật lệ nào khiến người ta làm việc tốt bằng chính tấm lòng và sự đam mê của họ.

moc them nhung quy dinh moi de lam gi
TS. Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội. (Ảnh: Y.N)

Nếu Bộ GD&ĐT không thể làm cho giáo viên của mình đam mê và tâm huyết mà chỉ điều khiển họ như những robot thì ngành thực sự đã thất bại trong việc quản lý nhân sự của mình.

Theo bà, liệu việc xử phạt thế này có hiệu quả hay không? Có phải Bộ GD&ĐT nên quy định rõ, ai sẽ phạt và ai thu tiền?

Theo tôi nghĩ điều này thực sự rất khó. Khi các trường mầm non lắp camera, trẻ vẫn bị đánh mà còn bị đánh với hình thức tinh vi hơn. Không có biện pháp nào, luật nào có thể tạo tình yêu và sự tâm huyết cho giáo viên được bằng chính những cách quản lý tôn trọng và cởi mở. Thực tế, cách quản lý kiểm soát bằng phạt tiền chỉ làm giảm hứng thú, nhiệt huyết dạy học và khiến giáo viên mệt mỏi, dẫn đến nhiều chiêu thức lách luật mà thôi. 

Việc ngành giáo dục cần làm là quy định học sinh học 1 buổi/ngày, còn lại trẻ học kỹ năng sống tại các trung tâm kỹ năng, câu lạc bộ và nhà văn hóa. Chấm dứt việc đánh giá giáo viên bằng dự giờ, đánh giá bằng chính kết quả kiểm tra học sinh do các hội đồng đến kiểm tra trực tiếp. Đồng thời, đề cao và tôn vinh các giáo viên dạy trẻ kỹ năng và đạo đức, các lớp học sinh ngoan, lễ phép… 

Có lẽ, quy định nên mang tính răn đe hơn là chăm chăm xử phạt phải không, thưa bà? 

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội): “Giáo dục là môi trường đặc thù nên các hành xử trong nhà trường cần phải lưu ý để đừng gây nên những hệ quả phản giáo dục. Một sai phạm xảy ra trước hết phải xem xét trên yếu tố giáo dục trước. Nếu mức độ nghiêm trọng thì phải xử lý hành chính. Nhưng trường hợp phải xử phạt hành chính nên để các cơ quan chức năng chứ không nên để ngành giáo dục xử phạt. Tôi nghĩ trong một nhà trường mà chỉ chăm chăm soi xét để phạt tiền cán bộ, giáo viên cũng rất khó. Nhà trường không phải đồn cảnh sát”.

Một nhà giáo giỏi sẽ gửi đến học sinh thông điệp giáo dục rõ ràng và hợp lý. Thông điệp đó được học sinh tiếp nhận và thực hiện nghiêm túc. Điều này không có quy định răn đe hay xử phạt nào có thể khiến nhà giáo thực hiện được. Vì thế, điều quan trọng số một là các nhà quản lý giáo dục phải làm sao để các nhà giáo có tâm và có tài chứ không phải quản họ như những con robot trong nhà máy.

Như vậy nghĩa là, việc phạt tiền về cư xử giữa thầy và trò cần phải cẩn trọng hơn trong môi trường giáo dục của nước ta hiện nay?

Chắc chắn rồi, việc nhà quản lý giáo viên cần làm là để giáo viên cảm thấy được tôn trọng. Nghề giáo là nghề nhạy cảm, chỉ cần một hành động thiếu cân nhắc có thể gây hậu quả rất lớn cho thế hệ mai sau.

Trong khi đó, giáo dục là làm việc với con người. Đây là nghề nghiệp đòi hỏi tính nhân văn cao nhất trong các ngành nghề. Có rất nhiều giáo viên làm việc không phải vì lợi nhuận, không phải vì sự tôn vinh mà chỉ bằng chính tình yêu với trẻ, với nghề của mình. Chính vì thế, khi Nghị định này ra đời giống như một “cái tát” xúc phạm vào chính người giáo viên, biến tất cả thành tiền và đặt lên bàn cân. Người giáo viên biến thành một dạng doanh nhân kinh doanh chữ chứ không phải là nhà giáo.

Thực tế, không có thước đo nào có thể đo được hiệu quả giáo dục đạo đức mà nhà giáo đem lại cho đứa trẻ. Vậy nếu đem lên bàn cân, yếu tố giáo dục đạo đức có thể được tính là một nhân tố quyết định mức lương nhà giáo hay không? Và khi đó họ tính thế nào?

Nếu đã không thể đong đếm được những gì ta trả cho các nhà giáo, cớ gì chúng ta có quyền tính tiền để xử phạt các nhà giáo khi họ vô tình mắc sai lầm trong nghề? Tại sao các hành vi vi phạm pháp luật lại không được xử phạt đúng theo quy định mà phải “mọc” thêm một quy định mới vừa thừa lại vừa xúc phạm nhà giáo như thế?

Xin cảm ơn Tiến sỹ!

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại Thương Hà Nội): “Theo như tôi thấy, Nghị định chưa rõ ràng, không có căn cứ để phạt hay đưa ra các mức phạt. Đồng thời, trong dự thảo Điều 9 quy định phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên là có vấn đề. Tôi nghĩ, thế này nghĩa là cho hiệu trưởng quyền sinh quyền sát với giáo viên, thích cho ai dạy thì được dạy, nếu trái ý là cắt “cần câu cơm”?

Tôi nghĩ, quan trọng là căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định này? Dự thảo cũng phải có căn cứ. Trong khi đó, những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo như làm bài hộ hoặc trợ giúp thí sinh làm bài, thi thay hoặc thi kèm, thậm chí làm luận văn, luận án tốt nghiệp thuê… cũng chỉ bị phạt tiền trong khi đáng ra phải đuổi khỏi ngành. Như thế khác gì chạy án công khai đâu?”.

moc them nhung quy dinh moi de lam gi Muốn tự chủ đại học, trường phải có trách nhiệm giải trình?

Ngày nay, tự chủ được xem là vấn đề tất yếu của các trường đại học. Để thực thi quyền tự chủ đòi hỏi các ...

moc them nhung quy dinh moi de lam gi Khởi động giai đoạn 10 dự án “Các trường đại học Nga”

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức buổi họp báo và triển lãm các trường đại học ...

moc them nhung quy dinh moi de lam gi Thấy gì từ "làn sóng" bình phẩm Công nghệ giáo dục?

Không phải bây giờ chúng ta mới được chứng kiến sự “đổ bộ” của cư dân mạng vào một nhân vật nào đó. Nhưng qua ...

Yến Nguyệt (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động