Một loại vũ khí Ukraine từng coi là 'vật báu' nay là nỗi ám ảnh vô hình, vì sao?

Hà Minh
Những ngày đầu của cuộc xung đột, Ukraine từng tự tin trong việc lựa chọn vũ khí chiến lược của mình. Tuy vậy, tính toán của Ukraine sớm bị Nga 'bắt bài'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một loại vũ khí Ukraine từng coi là 'vật báu' nay lại là nỗi ám ảnh vô hình, vì sao?
Máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Ukraine. (Nguồn: AP)

Nhiều chiến thắng bất ngờ

Trong những ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine, máy bay không người lái là vũ khí hữu hiệu mang lại nhiều chiến thắng bất ngờ của Ukraine trước các lực lượng Nga.

Những câu chuyện về sự thành công được nhắc tới nhiều trên báo chí, được phát trên nhiều video clip, phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội và cho thấy máy bay không người lái của lực lượng không quân Ukraine đã cản trở đáng kể những bước tiến của quân đội Nga.

Từ những máy bay không người lái nhỏ thường được sử dụng để giám sát, đến máy bay không người lái Bayraktar TB2 nổi tiếng do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế, tất cả đều đã được ca ngợi là kẻ hủy diệt các xe tăng và xe thiết giáp của Nga.

Tuy nhiên, Nga đã rút ra bài học từ thất bại trước những chiếc máy bay không người lái này trong những tháng đầu tiên của chiến dịch quân sự.

Các chuyên gia nhận định trên tờ Business Insider của Mỹ rằng, vũ khí của máy bay không người lái ngày càng trở nên kém hiệu quả vì Nga đã cải tiến hệ thống phòng thủ gây nhiễu.

Samuel Bendett, nhà phân tích và chuyên gia về các hệ thống quân sự tự động, sử dụng robot tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA), cho biết: “Điều đang xảy ra hiện nay là tác chiến điện tử và phòng không của Nga đã được tổ chức và thực chiến tốt hơn so với những tháng trước đó của cuộc chiến”.

Các lực lượng Nga đang sử dụng các radar cảnh báo sớm để xác định các máy bay không người lái và sử dụng hệ thống tác chiến điện tử để gây nhiễu và làm gián đoạn liên lạc máy bay. Họ cũng sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau như súng máy và hệ thống phòng không, chẳng hạn như hệ thống tên lửa Tor, để bắn hạ máy bay không người lái.

Đoạn phim công bố gần đây của Bộ Quốc phòng Nga chiếu cảnh một hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-S4 đang hoạt động, tiêu diệt một máy bay không người lái của Ukraine.

Theo Mark Cancian, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), sở dĩ Ukraine trước đây sử dụng máy bay không người lái hiệu quả như vậy là do Nga chưa tổ chức hệ thống phòng thủ của mình.

Ông nói: "Máy bay không người lái có thể phát huy tác dụng vì người Nga chậm thiết lập hệ thống phòng không. Họ chậm thiết lập hoạt động vũ khí hỗn hợp (thiết giáp, bộ binh, pháo binh, trinh sát, công binh, phòng không) theo học thuyết quân sự của họ”.

Nga đã tổ chức tốt hơn và bố trí hệ thống phòng không trên bộ của mình ở khu vực Donbass-trọng tâm của cuộc xung đột, ông cho biết.

Tình thế bị đảo ngược

Các lực lượng Ukraine đang hạn chế sử dụng máy bay không người lái vì quân đội Nga dễ cản trở chúng hơn và việc để mất loại máy bay này có thể rất tốn kém.

Trong khi máy bay không người lái sử dụng một lần như Switchblade và Phoenix Ghost có giá vài nghìn USD mỗi chiếc, máy bay không người lái TB2 có thể có giá từ 1-2 triệu USD mỗi chiếc.

Ukraine đã nhận được khoảng 50 máy bay không người lái TB2 từ công ty vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ Baykar kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bắt đầu. Mặc dù có hiệu quả liên tục trong những ngày đầu tiên, những chiếc TB2 đã bắt đầu bị Nga bắn hạ, và quân đội Ukraine đang hạn chế sử dụng chúng.

Gần đây có nhiều thông tin về việc Mỹ đang có kế hoạch bán cho Ukraine máy bay không người lái vũ trang General Atomics MQ-1C Grey Eagle do Mỹ sản xuất, có năng lực lớn hơn TB2.

Tuy nhiên, hai phi công giấu tên của Lực lượng Không quân Ukraine nói với Tạp chí The War Zone của Mỹ rằng họ không ủng hộ việc sử dụng máy bay không người lái do mức giá quá đắt của chúng là 10 triệu USD mỗi chiếc, vì chúng có khả năng bị bắn hạ ngay từ lần hoạt động đầu tiên.

Theo chuyên gia phân tích Cancian, hệ thống phòng không của Nga hầu như chỉ ở tầm ngắn, do đó các tên lửa và máy bay không người lái tầm trung đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng bay thấp và chậm.

Ông nói: “Các phi công Ukraine mà tôi từng trao đổi nói rằng vai trò của máy bay không người lái giờ đây bị hạn chế”. Do đó, các lực lượng Ukraine đã ủng hộ việc sử dụng các máy bay chiến đấu hiện đại từ các đồng minh phương Tây.

Chuyên gia Bendett của CNA cho rằng trong khi các máy bay không người lái của Ukraine đang trở nên kém hiệu quả hơn trong giai đoạn mới của cuộc chiến, Nga cũng sử dụng nhiều máy bay không người lái của họ, đặc biệt là cho các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát.

Người Ukraine thiếu vũ khí để bắn hạ chúng. Một binh sĩ nói với tờ The Sunday Times của Anh: "Chúng tôi không thể nhìn thấy máy bay không người lái của Nga, nhưng họ có thể nhìn thấy chúng tôi. Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là ẩn nấp".

Ông Bendett cho biết trong vài tuần tới, quân đội Nga có thể sẽ tìm cách tổ chức tốt hơn và tiếp tục đẩy mạnh cuộc tấn công của mình.

"Họ đang cố gắng dồn người Ukraine vào các địa điểm xung quanh một số thành phố và thị trấn nhất định và tìm cách nghiền nát hệ thống phòng thủ của Ukraine nói chung. Máy bay không người lái đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp khả năng tình báo, giám sát, trinh sát cho người Nga để họ có thể tiến hành các cuộc tấn công từ mặt đất và trên không. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy máy bay không người lái ở phía Nga sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng", chuyên gia Bendett nhận định.

Ukraine là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai của Đức, nhận gói khí tài 584 triệu USD trong 6 tháng đầu năm

Ukraine là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai của Đức, nhận gói khí tài 584 triệu USD trong 6 tháng đầu năm

Bộ Kinh tế liên bang Đức ngày 1/7 cho biết Ukraine đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai của Đức.

EU: Việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bằng đường biển là vô cùng quan trọng

EU: Việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bằng đường biển là vô cùng quan trọng

Ngày 18/6, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell cho biết, ...

(theo Business Insider)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động