Một phán quyết khách quan và công bằng

Phán quyết của Tòa trọng tài mở ra cơ hội cho các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tiếp tục đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ở Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sau khi Tòa trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 - ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, ông Chu Công Phùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, Cố vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược – Bộ Ngoại giao, đã trả lời phỏng vấn TG&VN về sự kiện này.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Ông Chu Công Phùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, Cố vấn Viện Nghiên cứu Chiến lược - Bộ Ngoại giao.

Ông đánh giá thế nào về phán quyết của Tòa trọng tài?

Tôi cho rằng, phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài là một phán quyết khách quan, công bằng, dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của UNCLOS 1982 mà Philippines và Trung Quốc đều tham gia ký kết. Phán quyết này không chỉ là cơ sở pháp lý ràng buộc Trung Quốc mà còn mở ra cơ hội cho các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc noi theo, tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ở Biển Đông.

Để hiểu rõ hơn vấn đề, ta hãy xem Philippines kiện gì lên Tòa trọng tài và Tòa đã phán quyết thế nào.

Philippines đã chọn ba vấn đề để kiện Trung Quốc.

Thứ nhất, Philippines muốn làm rõ yêu sách "đường chín đoạn" ở Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương đòi hỏi chủ quyền có phù hợp với luật pháp quốc tế không?

Về điểm này, Tòa kết luận rằng, không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử đối với các tài nguyên nằm trong các vùng biển thuộc 'đường chín đoạn'. 'Đường chín đoạn' do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Kết luận này của Tòa đã phủ quyết tham vọng của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông, đáp ứng mong mỏi không chỉ của riêng Philippines mà cũng là của các nước có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc và dư luận yêu chuộng công lý trên thế giới.

Thứ hai, Philippines đề nghị Tòa phân loại quy chế pháp lý của 9 cấu trúc ở Biển Đông, trong đó có 8 cấu trúc ở quần đảo Trường Sa (Vành Khăn, Cỏ Mây, Xu Bi, Gaven, Ken Nan, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập) và một cấu trúc độc lập là Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và kết luận về phạm vi vùng biển mà các cấu trúc này được hưởng, hay nói cách khác là quy chế pháp lý cho 9 cấu trúc này. Mục đích lớn nhất của nội dung thứ hai này là thu hẹp vùng biển tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc cũng như giữa các nước liên quan khác với Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Về điểm này, Tòa cũng kết luận rằng, không thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, hiện bị Đài Loan chiếm đóng, cũng không tạo ra EEZ hay thềm lục địa.

Như vậy, những đảo, bãi mà Trung Quốc chiếm đóng hoặc tôn tạo trái phép ở Trường Sa đều không có EEZ rộng 200 hải lý mà nhiều nhất cũng chỉ có vùng biển 12 hải lý theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

Đối với bãi cạn Scarborough, mặc dù Tòa trọng tài không đưa ra phán quyết về chủ quyền đối với bãi cạn này nhưng Tòa cho rằng Trung Quốc đã vi phạm trách nhiệm phải tôn trọng quyền đánh bắt ở ngư trường truyền thống của Philippines khi Trung Quốc luôn tìm cách ngăn tàu cá Philippines tiếp cận khu vực này kể từ sau tháng 5/2012.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Vị trí bãi cạn Scarborough trên bản đồ.

Thứ ba, Philippines đã đề nghị Tòa phán quyết về một số hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Về điểm này, Tòa cũng tuyên bố Trung Quốc đã "gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường các rặng san hô" khi xây dựng các đảo nhân tạo. Đồng thời, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong EEZ với việc quấy rối hoạt động đánh bắt và khai thác dầu khí của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong vùng đặc quyền của Philippines.

Ngoài ra, theo Tòa, "các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã gây ra các rủi ro va chạm khi tìm cách ngăn cản tàu Philippines".

Như vậy, ba nội dung chính mà Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa trọng tài đều đã được Tòa phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, đem lại công lý và lẽ phải cho Philippines. Hình ảnh các tầng lớp dân chúng Philippines hồ hởi đón nhận phán quyết và hàng loạt hãng thông tấn quốc tế đưa tin hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài đã chứng minh thực tế này.

Tôi cho rằng, phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài có ý nghĩa rất lớn, thể hiện ở hai mặt.

Trước hết, đây là vụ kiện tầm cỡ thế kỷ được cả thế giới quan tâm. Bởi lẽ, một quốc gia nhỏ yếu đã kiên trì suốt 3 năm khởi kiện một nước lớn là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) để giải quyết những tranh chấp song phương ở Biển Đông. Kết quả là công lý đã thuộc về nước nhỏ yếu hơn.

Bên cạnh đó, phán quyết của Tòa trọng tài đã mở ra một hướng đi sáng sủa cho đàm phán song phương và đa phương giải quyết vấn đề Biển Đông. Từ nay, các bên liên quan đều bị ràng buộc bởi các phán quyết pháp lý của Tòa trọng tài, phải chấp nhận các quy định của Công ước Luật Biển 1982, từ đó thu hẹp các vùng tranh chấp ở Biển Đông, thúc đẩy các biện pháp đàm phán hòa bình cũng như ngăn chặn việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Tòa Trọng tài thường trực LHQ (PCA) tại The Hague, Hà Lan - cơ quan được chọn làm ban thư ký cho Tòa trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. (Nguồn: EPA)

Phán quyết của Tòa sẽ tác động đến tình hình Biển Đông ra sao, thưa ông?

Hơn 20 năm qua, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa 5 nước 6 bên diễn ra lúc âm ỉ, lúc căng thẳng, trong đó Trung Quốc là nước bất chấp luật pháp quốc tế, không chỉ đòi chủ quyền trong vùng "lưỡi bò" chiếm 2/3 Biển Đông mà còn xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Trước thực tế này, dư luận quốc tế rộng rãi đã lên tiếng phê phán Trung Quốc, nhưng chưa một tổ chức quốc tế nào có uy tín thuộc LHQ ra phán quyết về cuộc tranh chấp này. Nay Tòa trọng tài đã có phán quyết rõ ràng.

Về lý thuyết, Trung Quốc và Philippines đều phải có trách nhiệm tuân thủ các phán quyết của Tòa trọng tài. Trung Quốc sẽ phải từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với "đường chín đoạn" và cùng các nước ASEAN đàm phán để đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tuy nhiên, tôi cho rằng, tình hình Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ vẫn tiếp tục căng thẳng vì phán quyết của Tòa ngày 12/7 chưa phải là phán quyết về chủ quyền ở Biển Đông. Nó mới chỉ phủ quyết yêu sách của Trung Quốc về "đường chín đoạn" ở Biển Đông và làm sáng tỏ thêm một số nội dung tranh chấp. Hơn nữa, bên “bị cáo” là Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa. Họ sẽ tiếp tục tiến hành các hành động đơn phương xác nhận chủ quyền ở Biển Đông, và chắc chắn sẽ vấp phải sự chống trả và lên án mạnh mẽ hơn trước của các nước liên quan xung quanh Biển Đông và dư luận quốc tế.

Theo ông, Philippines và Trung Quốc sẽ có những bước đi tiếp theo như thế nào?

Về phía Philippines, trước ngày 12/7, chính quyền Tổng thống Duterte tin tưởng phán quyết của Tòa sẽ có lợi cho Philippines. Tuy nhiên, phía Philippines vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Trung Quốc sau khi Tòa trọng tài có phán quyết nhằm cùng khai thác nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên dưới biển và khu vực đánh bắt cá trong EEZ của Philippines. Theo tôi nghĩ, đó là sách lược khôn ngoan của chính phủ Philippines, họ không muốn đối đầu với một Trung Quốc đang bẽ mặt và hung hăng. Họ chủ động ngỏ ý cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên trong EEZ của họ chứ không phải trong vùng biển tranh chấp.

Về phía Trung Quốc, nếu Trung Quốc từ chối đề nghị đàm phán của Philippines, họ càng bị cô lập, càng bị dư luận chê trách. Vì vậy, tôi cho rằng hai bên sẽ ngồi lại đàm phán với động cơ và mục đích khác nhau theo kiểu "đồng sàng dị mộng". Đàm phán sẽ kéo dài và chắc chắn sẽ không đạt được kết quả như mong muốn của mỗi bên.

mot phan quyet khach quan va cong bang
Người dân Philippines vui mừng trước phán quyết hôm 12/7 của Tòa trọng tài. (Nguồn: Reuters)

Thưa ông, phán quyết của Tòa trọng tài có những tác động gì đối với Việt Nam? Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ sự kiện này?

Ngay trong ngày 12/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phát biểu hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài. Tôi cho rằng, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong một vài ngày tới về nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ nêu rõ lập trường của Việt Nam về sự kiện lịch sử này.

Theo tôi, phán quyết ngày 12/7 của Tòa có một số tác động tích cực đối với Việt Nam.

Thứ nhất, "đường chín đoạn" không chỉ xâm phạm vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines mà cũng xâm phạm nghiêm trọng vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Philippines đã giành phần thắng trong vụ kiện "đường chín đoạn" và các cấu trúc đảo, bãi ở Trường Sa, hiển nhiên đó cũng là thắng lợi gián tiếp của Việt Nam và các nước Đông Nam Á liên quan trong cuộc đấu tranh pháp lý về chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.

Thứ hai, Tòa trọng tài kết luận những hành vi của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong EEZ với việc quấy rối hoạt động đánh bắt và khai thác dầu khí của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, để ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong EEZ của Philippines. Điều này sẽ giúp chúng ta so sánh với những hành vi mà Trung Quốc đã thực hiện tương tự với Việt Nam để chúng ta có cơ sở vững chắc hơn phản bác và chứng minh với quốc tế những hành động mà Trung Quốc vi phạm trên vùng biển của Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam đã đàm phán với Trung Quốc hàng chục năm qua về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Họ khăng khăng khẳng định chủ quyền đối với "đường chín đoạn", cho rằng yêu sách "chính đáng" và "lợi ích cốt lõi" của họ phù hợp với UNCLOS 1982. Nay Tòa trọng tài đã có phán quyết rõ ràng về "đường chín đoạn", chúng ta sẽ có thêm cơ sở pháp lý để tiếp tục đàm phán đấu tranh với Trung Quốc.

Bài học lớn nhất đối với Việt Nam qua sự kiện này, theo tôi, là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng nhất đối với dân tộc Việt Nam. Trước khi có luật pháp quốc tế, dân tộc ta đã bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ sau nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược. Ngày nay, với sức mạnh dân tộc và có luật pháp quốc tế ủng hộ, chúng ta càng phải công khai và kiên trì đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Quang Chinh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Phán quyết của Tòa trọng tài

Đọc thêm

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 24/4/2024. dự đoán XSMB 24/4/2024

XSMB 24/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 24/4/2024. kết quả xổ số ngày 24 tháng 4. xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt đợt triển khai cao điểm chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt đợt triển khai cao điểm chống khai thác IUU

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm đợt cao điểm chống khai thác IUU. Đại tá Lục Đức Tiên, Phó Tư lệnh Vùng ...
Hàn Quốc mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Hàn Quốc mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Seon Ho tại Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Hàn Quốc lần thứ 11.
Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Tập thể đoàn làm phim Mai tụ họp, mừng doanh thu 520 tỷ đồng

Nhân dịp nghệ sĩ Hồng Đào về nước, đạo diễn Trấn Thành mở tiệc cùng đoàn phim 'Mai', chúc mừng bộ phim thắng lớn doanh thu.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động